Thứ ba,
06/11/2012,
04:00 PM
GMT+7
Trước yêu cầu tái cơ cấu hệ thống và doanh thu sụt giảm, các
ngân hàng sẽ phải sàng lọc nhiều nhân sự. Thông tin này đang gây tâm
lý lo lắng với sinh viên ngành tài chính - ngân hàng...
Hình minh hoạ |
Chỉ chưa đầy 6 tháng nữa, những sinh
viên năm cuối, khoa Tín dụng, trường Đại học Ngân hàng TP.HCM sẽ ra
trường với tấm bằng Cử nhân ngân hàng, một ngành nghề từng được coi là
hấp dẫn nhất. Tuy nhiên, hiện nay các sinh viên này đang phải đối mặt
với một thách thức không hề dễ chịu, đó là nguy cơ bị thất nghiệp khi ra
trường.
Kết quả khảo sát của Viện Nhân lực ngành
ngân hàng tài chính cũng cho thấy, năm 2013 sẽ có khoảng 32.000 sinh
viên chuyên ngành tài chính, ngân hàng ra trường, nhưng sẽ chỉ có
khoảng 20.000 người được các tổ chức tài chính, ngân hàng tuyển dụng. Số
còn lại, đương nhiên sẽ phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp hoặc
làm trái ngành nghề.
Trong tỉnh cảnh hiện tại, chính đội ngũ
nhân viên đang làm việc tại các ngân hàng cũng không tránh khỏi tâm lý
lo lắng bị mất việc khi hàng loạt ngân hàng bắt đầu lộ trình tái cơ
cấu, cắt giảm nhân sự.
Mặc dù việc tái cơ cấu mới chỉ trong
giai đoạn khởi động, nhưng đã có không ít xáo trộn trong suy nghĩ của
nhiều nhân viên ngân hàng, đặc biệt là nhân viên tại những bộ phận
bị xem là công việc ít hiệu quả. Sức ép về doanh thu đã buộc lãnh đạo
các ngân hàng phải có kế hoạch điều chỉnh cắt giảm chi phí, nguồn nhân
lực cũng là điều không tránh khỏi.
Việc tái cấu trúc cũng được các ngân
hàng xem là cơ hội để những người có thực lực chứng minh đươc khả năng
của mình, bởi bất kỳ thời điểm nào ngân hàng cũng cần có những người
giỏi thực sự. Trong khi đó, đối với những người chỉ với tấm bằng cử
nhân ngân hàng bình thường, cơ hội tìm được việc làm trong thời buổi
hiện tại đang thực sự khó.
Tác giả : Trọng Ninh
No comments:
Post a Comment