Pages

Tuesday, July 30, 2013

Khóc thét với những ông chồng tiến sĩ, giáo sư

Cứ tưởng lấy chồng tiến sĩ, giáo sư thì chồng sẽ hiểu biết, đạo đức và sống chuẩn mực lắm. Nhưng ai ngờ, tiếng là học vấn cao mà nhiều người lười biếng, vô trách nhiệm, khinh thường vợ, thậm chí còn ngoại tình hết lần nọ đến lần kia.

Tiến sĩ sính Tây và khinh vợ không ai bằng

Lan (Hoàng Mai, Hà Nội) khi được người quen giới thiệu cho một anh là tiến sĩ học ở nước ngoài về thì thấy thắc mắc lắm. Bản thân cô chỉ là một giáo viên phổ thông, tuy cũng là được ăn học đàng hoàng nhưng so với chàng ấy thì cứ thấy cao xa khó với quá.

Chàng trai ấy là Khương - một anh chàng kín cận, ăn mặc chỉn chu đúng chất tiến sĩ. Nói chuyện thì thôi rồi, hiểu biết sâu rộng, uyên thâm cũng đúng chất tiến sĩ luôn. Lan cứ như bước đi trên mây, chẳng hiểu sao anh chàng "ngon lành cành đào" như thế mà lại rơi vào tay mình.

Lan cứ nghĩ sinh sống ở nước ngoài lâu, Khương sẽ có những tư tưởng tiến bộ, sẽ cư xử với phụ nữ ga lăng, bình đẳng chứ không hẹp hòi, ích kỉ như nhiều người có tư tưởng phong kiến ở trong nước. Anh ấy hiểu rộng học sâu thế, lại còn học tiến sĩ ở nước ngoài về hẳn hoi, chắc chắn tâm lí và biết cách cư xử.

Nhưng về ở với chồng tiến sĩ được một thời gian, Lan mới ngã ngửa ra trước những điều có khi nằm trong mơ cô cũng không thể tưởng tượng nổi: Khương lười biếng, gia trưởng và coi thường phụ nữ ít ai bằng.

Mọi việc trong nhà từ lớn tới nhỏ đều là phần việc của Lan hết. Khương chỉ việc đi làm về, nằm khểnh đọc báo và chỉ tay năm ngón vợ. Lan trở thành một ôsin chính hiệu không hơn không kém.

Lan làm gì chậm một chút liền bị ông chồng tiến sĩ mắng: “Có biết thời gian của người ta là vàng bạc không hả?”. Lan bày tỏ ý kiến về chuyện gì, chưa cần suy xét đúng sai, Khương đã phán luôn: “Đồ nhà quê, cả đời chưa đi ra khỏi cái đất Việt Nam này thì biết gì mà nói!”.

Khương còn có bệnh sính Tây, cuồng Tây, cái gì không phải là Tây thì đều chê ỉ chê ôi. Khương bắt Lan học nấu các món Tây để phục vụ chồng khiến cô sống dở chết dở mới học được. Tuy vậy, cô vẫn còn bị anh chê là “ngu lâu khó đào tạo”. Cá biệt có tuần, Khương bắt cả nhà ăn bánh mì suốt 7 ngày liên tục khiến Lan chỉ còn nước... khóc thét.

Lan thất vọng về chồng lắm, nhưng ngẫm đi ngẫm lại, Khương ngoài tính tự cao quá về bản thân mình thì không cờ bạc, rượu chè, gái gú nên Lan tự động viên mình, cố gắng thích nghi để giữ gìn hạnh phúc gia đình.

Nhưng khi Lan phát hiện ra Khương có bồ - là một cô nàng cũng mới đi du học về thì cô tuyệt vọng hoàn toàn về cuộc hôn nhân của mình. Khương giải thích cho hành động của mình: “Cô không hợp với tôi nhưng cô hợp làm vợ. Cô ấy không thể làm vợ nhưng lại cho tôi niềm vui…”.

Lan choáng váng không thể ngờ được ông chồng tiến sĩ của mình lại có thể nói ra những câu ấy với thái độ thản nhiên đến vậy. Còn gì có thể níu kéo cô ở lại với người chồng như Khương nữa đây?


Khóc thét với những ông chồng tiến sĩ, giáo sư 1
Về ở với chồng tiến sĩ được một thời gian, Lan mới ngã ngửa ra trước những điều có khi nằm trong mơ cô cũng không thể tưởng tượng nổi (Ảnh minh họa).

Chồng giáo sư cặp bồ như cơm bữa


Nhìn vào gia đình cô H. (Ba Đình, Hà Nội) có ai là không ghen tị: hai vợ chồng đều là những nhà giáo mẫu mực, trong đó, chồng cô là Phó giáo sư, trưởng khoa của một trường đại học danh tiếng. Các con đều đã lớn cả, con trai lớn đã yên bề gia thất, có cháu cho bà bế rồi. Con gái nhỏ thì vừa tốt nghiệp đại học ra trường, cũng đang xây dựng sự nghiệp riêng.

Bước sang tuổi ngũ tuần, đáng lẽ giờ phút này cô và chồng phải được cùng nhau mỉm cười hưởng những thành quả mình đã cố gắng, phấn đấu cả đời và vui vầy con cháu. Nhưng đó chỉ là vẻ về ngoài mà cô đang phải cố gắng duy trì. Còn bên trong, cô phải gồng mình lên gánh chịu nỗi đau nhiều năm nay chỉ một mình cô biết: chú thường xuyên cặp bồ.

Câu nói “trẻ không chơi, già đổ đốn” quả thực rất đúng với vị Phó giáo sư sắp về hưu ấy. Cô phát hiện ra vụ cặp kè của chú cách đây đúng 5 năm. Đó là với cô giáo trẻ người tỉnh lẻ lên Hà Nội học cao học và được chú hướng dẫn luận văn.

Sau khi cô gái trẻ hoàn thành khóa học, lấy bằng thạc sĩ xong về quê thì chuyện tình vụng trộm ấy mới chấm dứt. Cô H. đắng lòng, nuốt nước mắt để tha thứ, để quên đi bởi hai người đã từng này tuổi, con cái lớn cả rồi, nếu làm ầm lên thì chỉ toàn hại mà chẳng thấy lợi gì.

Những tưởng cũng chỉ có một lần ấy vì chú đã hứa hẹn, thề thốt và bắt cô hứa không được nói với ai. Nhưng hết cô giáo viên đó thì lại đến cô nhân viên hợp đồng muốn chạy một cái chân biên chế. Rồi em sinh viên muốn nhờ thầy giúp đỡ, cá biệt còn có một bà sồn sồn bỏ chồng cũng đến nhờ chú giúp cho khỏi trống vắng cõi lòng. 

"Đấy, người ta cứ lao vào chú ấy chứ nào phải chú mồi chài, dụ dỗ họ đâu" - Chú nói với cô như vậy, nhưng chú cũng hưởng ứng người ta nhiệt tình lắm. Có khi còn bắn tín hiệu tới tấp với những người chú ưng mắt là đằng khác.

Mỗi lần bị cô phát hiện, chú đều hứa này hứa kia nhưng rồi lời nói gió bay. Hứa cũng chỉ hứa hươu hứa vượn, đâu vẫn đóng đấy, lần sau có em trẻ xinh nào ngon mắt, chú vẫn tiếp tục cặp bồ như thường.

Có lẽ chú nhờn, biết cô chẳng dám làm gì vì cô còn phải nghĩ cho chồng, cho con cái và cho họ hàng hai bên. Cô nói nhiều, giảng đạo đức với chú lắm thì chú thản nhiên buông một câu: “Bà làm được gì thì làm đi! Còn không thì nên học cách chấp nhận bà ạ!” khiến cô choáng váng.

Lúc lên giảng đường, lúc đi hội thảo nọ hội thảo kia, lúc trước mặt con gái anh em họ hàng, chú vẫn là một PGS.TS đạo mạo và uyên bác. Nhưng sự thật đằng sau bộ mặt ấy như thế nào chỉ có mình cô biết.

Dần dà cô H. chán nản, mặc kệ chồng muốn làm gì thì làm. Bản thân dành thời gian cho công việc và chăm con chăm cháu. Nhưng trong lòng cô không thể tránh khỏi nhói đau khi nghĩ đến giờ này chồng còn đang mải hú hí với bồ trẻ ở đâu đó…
http://afamily.vn/tinh-yeu-hon-nhan/khoc-thet-voi-nhung-ong-chong-tien-si-giao-su-20130713090437218.chn

12 điều ngạc nhiên về giáo dục mầm non Nhật Bản

Một bà mẹ Trung Quốc sống ở thành phố Kyoto, Nhật Bản đã rất ngạc nhiên về hệ thống giáo dục mầm non cũng như thói quen của những đứa trẻ ở đất nước này. Cô đã chia sẻ kinh nghiệm của mình và những gì mình quan sát được.

Cô viết: “Trước khi tới Nhật, Tiantian (con gái cô) đã từng học ở một trường mẫu giáo của Bắc Kinh 1 năm. Vì vậy, các bạn có thể hiểu rằng, chúng tôi cũng không xa lạ gì với môi trường này. Song, có những điều ở các trường mẫu giáo Nhật Bản đã khiến tôi phải ngạc nhiên".
à
.


1. Cần rất nhiều túi để tới trường

.
.
Vào một ngày, họ nói chúng tôi cần phải chuẩn bị một số lượng túi nhất định với các kích cỡ khác nhau:

Túi sách vở, túi bao ngoài, túi dụng cụ ăn uống, hộp dụng cụ ăn uống, túi quần áo, túi đựng quần áo sẽ thay, túi đựng quần áo sau khi thay ra và túi giày. Sau đó thì túi A phải có chiều dài nhất định, túi B phải có chiều rộng nhất định, túi C phải đựng vừa trong túi D, túi E vừa trong túi F. Tôi đã không thể tin được điều đó.

Thậm chí, một vài trường mẫu giáo còn yêu cầu các bà mẹ phải có những chiếc túi riêng của mình.

Sau 2 năm, chúng tôi đã quen với điều đó và những đứa trẻ trở nên rất thành thục trong việc đặt đồ đạc vào đúng chiếc túi của nó. Và tôi cho rằng, lý do người Kyoto không ngại ngần khi phải phân loại rác thải là vì họ đã được dạy điều này từ khi còn ở trường mẫu giáo.

2. Bọn trẻ xách túi mà không cần sự giúp đỡ của bố mẹ
Mô tả ảnh.
Đó là điều thực sự làm tôi ngạc nhiên. Tôi nhận thấy những người lớn Nhật Bản, dù là bố mẹ hay ông bà bọn trẻ đều không phải xách bất kì chiếc túi nào cả, trong khi bọn trẻ phải xách tất cả những chiếc túi đủ kích cỡ này (ít nhất là 2 đến 3 chiếc). Và đáng ngạc nhiên hơn nữa là bọn trẻ còn có thể chạy rất nhanh!

Còn với chúng tôi thì sao? Có thể, đó không phải là thói quen của chúng tôi hoặc có lẽ nó là một yếu tố văn hóa, song tôi mang tất cả những chiếc túi, còn Tiantian thì không phải mang gì cả.

Hai ngày sau, giáo viên của Tiantian tới và nói chuyện với tôi: “Mẹ Tiantian à, con gái chị có thể tự làm được mọi việc ở trường…”. Người Nhật có thói quen là chỉ nói nửa câu, sau đó để người nghe tự hiểu.

Ngay lập tức, tôi nhận ra rằng, cô giáo đang nói về chuyện gì. Song thấy tôi trầm ngâm nên cô ấy nói tiếp: “...việc xách những chiếc túi chẳng hạn…” Sau sự nhắc nhở tế nhị này, tôi đã để cho Tiantian xách tất cả những chiếc túi của cháu.

Trong một cuộc họp phụ huynh, tôi đã nói với mọi người rằng thói quen của người Trung Quốc là bố mẹ nên xách mọi thứ thay cho trẻ con. Lúc đó, đến lượt các bà mẹ Nhật ngạc nhiên đến mức không nói được lời nào. Và sau đó họ hỏi: ‘Tại sao?’

Tại sao ư? Có phải là vì người Trung Quốc chúng tôi yêu những đứa con của mình nhiều hơn không?

3. Thay quần áo liên tục
Mô tả ảnh.


Trường mẫu giáo của Tiantian có một bộ đồng phục riêng, khi tới trường, cháu phải cởi bỏ nó ra và thay một bồ quần áo khác dành để vui chơi. Nó phải tháo giày và đi một đôi giày bale màu trắng. Khi tới sân tập thể dục, lại phải thay giày một lần nữa. Sau giấc ngủ vào buổi chiều, bọn trẻ lại phải thay quần áo. Thực sự là rất phiền phức.

Khi ở lớp học Hoa Cúc, Tiantian thường bị chậm trễ trong việc thay quần áo. Tôi thì không thể làm việc này cho cháu được ngoài việc phụ giúp nó một tay. Song tôi nhanh chóng nhận ra rằng tất cả các bà mẹ Nhật đều đứng sang một bên và không giúp đỡ bọn trẻ chút nào hết. Tôi dần hiểu ra rằng, việc thay quần áo này đã dạy bọn trẻ cách sống tự lập. Thông qua những gì mà chúng phải làm ở trường như thay quần áo, loay hoay với những rắc rối hàng ngày hay treo những chiếc khăn tay, những đứa trẻ Nhật đã bắt đầu học được thói quen giữ mọi thứ ngăn nắp từ khi chúng mới chỉ 2, 3 tuổi.

4. Mặc quần soóc vào mùa đông

“Trẻ con Nhật luôn phải mặc quần soóc vào mùa đông. Lạnh không hề hấn gì với chúng. Ông bà của Tiantian ở Bắc Kinh đã rất lo lắng về việc này và cho rằng, tôi phải nói chuyện với cô giáo về vấn đề này, bởi lẽ, trẻ con Trung Quốc không thể chịu được lạnh.

Chắc các bạn không thể tưởng tượng được khi Tiantian mới bắt đầu vào trường mẫu giáo, ngày nào, cháu cũng bị ốm. Nhưng khi tôi nói chuyện với các bà mẹ Nhật thì câu trả lời của họ đã làm tôi kinh ngạc: “Tất nhiên rồi! Lý do chúng tôi đưa bọn trẻ tới trường mầm non là để chúng ốm mà!”

Nhìn những đứa trẻ khỏe mạnh đang chạy nhảy, tôi nhận ra rằng chúng ta không nên quá nuông chiều con cái.

5. Chưa đầy 1 tuổi nhưng có thể thi đấu trong những hoạt động thể thao
Mô tả ảnh.

“Tất cả những lớp học ở trường mầm non Nhật Bản đều được đặt tên theo các loài hoa. Ban đầu, Tiantian ở lớp học Hoa Cúc, sau đó là Hoa Loa Kèn và bây giờ là một trong số những ‘chị cả’ – lớp học Hoa Violet. Những đứa trẻ chưa đầy 1 tuổi thì ở lớp học Hoa Đào.

Những ‘bông hoa đào’ chưa đầy 1 tuổi này không chỉ được đưa tới trường mầm non mà còn tham gia vào tất cả các hoạt động lớn như những buổi thi đấu thể thao hay những chương trình biểu diễn. Nhìn những đứa trẻ vừa khóc vừa bò về phía trước, tôi luôn cảm thấy rất thương chúng.

6. Những đội bóng đá nữ
Mô tả ảnh.

“Khi bọn trẻ học tới lớp mẫu giáo nhỡ ở trường mầm non, chúng bắt đầu với những bài học nhảy hàng tuần, giống như những bài tập thể dục thể chất ở nhà. Khi chúng học tới lớp lớn, sẽ có một trận đấu bóng đá. Khi mà bọn trẻ không tập nhảy cả ngày nữa nghĩa là chúng đang luyện tập bóng đá. Chúng cũng chơi như những vận động viên thực thụ, thậm chí là còn thi đấu với các trường mầm non khác. Tiantian đã bị thâm tím đầy người khi chơi trò chơi này song bù lại con bé khỏe khoắn và dũng cảm hơn.

Thực sự là khi chúng tôi mới tới Nhật Bản, sức khỏe của Tiantian thật là tệ. Bọn trẻ ở Nhật thường bắt đầu chơi bóng từ khi mới 3, 4 tuổi. Ở độ tuổi ấy, chúng bé hơn bọn trẻ Trung Quốc rất nhiều. Trong lớp của Tiantian, con bé lớn hơn hẳn những đứa trẻ khác nhưng lại rất yếu.

Bọn trẻ Nhật thì sẽ chạy quanh sân, còn Tiantian thì sao? Con bé sẽ bị cát nhét đầy giày và sẽ phải nhón chân để đi bộ. Một lần, bọn trẻ có một chuyến tham quan buộc chúng phải trèo lên một ngọn núi. Và Tiantian đã phải đi xuống núi và có 2 đứa trẻ Nhật khác nhỏ hơn đi cùng để dìu con bé. Con bé chưa từng leo bộ lên một ngọn núi trong một tiếng đồng hồ. Bây giờ thì nó đã khá hơn. Năm ngoái, ở Shangrila, Tiantian đã đi bộ trong vòng 4 tiếng mà không hề hấn gì.
(Còn tiếp)

Monday, July 29, 2013

Cuốn từ điển tiếng Việt trong túi của một du khách Mỹ

Tiếng Việt của chúng ta rất tinh tế và khó học. Muốn giỏi tiếng Việt không phải là chuyện dễ dàng, nếu không sống và giao tiếp với người Việt.
(Trích từ quyển sổ tay một du khách Mỹ đánh rơi trên bãi biển ở VN)
 
Cali Today News – Một thầy giáo đã gửi đến chúng tôi bài viết nhỏ này, và sau khi đọc xong, chúng tôi muốn chia xẻ đến với các bạn. Tiếng Việt của chúng ta rất tinh tế và khó học. Muốn giỏi tiếng Việt không phải là chuyện dễ dàng, nếu không sống và giao tiếp với người Việt. Bài “học” dưới đây của một người Mỹ là một ví dụ.
Photo courtesy: vietbao.vn 
 
- Ăn đi: Không có nghĩa là vừa ăn vừa đi mà chỉ nhắc nhở ai đó ăn mạnh vào.
- Ăn mặc: Không có ăn chi cả mà chỉ có mặc không thôi.
- Ăn nói: Cũng không ăn chi cả mà chỉ nói không thôi.
- Buồn cười: Không có buồn gì cả mà chỉ có cười không mà thôi.
- Cà lăm, Cà nhắc, Cà chớn, Cà khịa, Cà rịch, Cà tang: Không phải những loại Cà để ăn, mà những tật không hay của người ta.
- Đánh giày: Không phải là phang, đánh, đập, đá vào giày mà là "o bế ", làm đẹp cho giày.
- Đánh răng: Không phải là Đánh, Đập. . cho răng đau, mà dùng bàn chải và kem làm cho sạch răng mà thôi. 
- Đi cầu: Là đi vô toilet chứ không phải lái xe hay chạy qua cầu đâu. 
  
- Hai vợ chồng: Không có nghĩa là 2 vợ 1 chồng mà chỉ có 1 vợ 1 chồng thôi.
- Hai ông bà: Không có nghĩa là 2 ông 1 bà, mà chỉ có 1 ông 1 bà thôi.
- Làm thinh: Không có làm việc gì cả mà chỉ yên lặng, không nói năng chi hết.
- Làm biếng: Cũng không có làm chi hết mà chỉ chơi không mà thôi.
- La cà: không la rầy ai cả mà rề rà (?) ghé chỗ này chỗ kia.
- Làm răng (mần răng): Làm thế nào chứ không phải đi chữa răng đau đâu.
- Ngâm thơ: Không phải là đem lá thơ ngâm vô nước, mà là đọc... kéo từng chữ cho dài ra, cho người ta nghe hay hay.
- Nhà tôi: Không phải là cái nhà để ở mà NGƯỜI BẠN ĐỜI hay MỘT NỬA KIA... của mình.
- Nhà thơ, nhà văn, nhà báo: Không có nghĩa là nhà để chứa những bài thơ, bài văn hay báo chí, mà là chỉ người làm thơ, viết văn, viết báo...
- Ông Sui: Là ba mình gọi ba của vợ mình, chứ không có nghĩa là"Mr... Unlucky" đâu.
- Tục ngữ: Không phải là những lời thô tục, mà là những lời dạy dổ quý báu trong dân gian.
 

Sunday, July 28, 2013

Đũa tẩm hoá chất: dùng một lần, hại cả đời

Ngày 27.07.2013, 07:30 (GMT+7)

SGTT.VN - Thêm một nỗi lo cho người dân đang ngập chìm giữa bao thực phẩm độc hại: kết quả kiểm tra trong tháng 7 này của chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP.HCM với mẫu đũa tre loại dùng một lần đã phát hiện hoá chất sodium sunfite có hàm lượng 87,4 – 183,2ppm, và sulfure dioxide với hàm lượng 44,4 – 93ppm.
Đũa dùng một lần phổ biến ở các hàng quán. Ảnh: Thu Hoài
Kết quả trên đã làm nỗi lo về thông tin cách nay vài tháng quay lại: đũa dùng một lần sản xuất từ Trung Quốc sử dụng các chất gây ung thư.
Vô tư mua bán
Ngày 24.7, trong vai một dân buôn ở miền Tây Nam bộ lên TP.HCM mua sỉ đũa dùng một lần về bán lẻ cho các quán ăn bình dân, chúng tôi tìm đến chợ Bà Chiểu và chợ Tân Định. Một tiểu thương trong chợ Bà Chiểu cho biết đũa dùng một lần hiện bán chạy là hàng nhập vì rẻ, kiểu dáng đa dạng, kích thước đều, mẫu mã bắt mắt, để lâu không bị mốc meo như hàng trong nước… Vừa nói, tiểu thương này vừa lấy trên kệ hàng xuống một số đũa đã đóng gói sẵn, trên bao bì in tiếng Trung Quốc. “Loại này em nhìn đẹp không? Chỉ có 18.000 đồng một gói 50 đôi, mấy tiệm ăn họ chuộng dữ lắm”, chị tiểu thương đon đả. Khi chúng tôi nói đũa của Trung Quốc vừa bị phát hiện tẩm hoá chất độc hại thì chị gạt ngang: “Hàng Trung Quốc cũng có năm bảy loại. Hàng chị lấy toàn của chỗ uy tín. Chị bán ở đây cả chục năm trời, có chết ai đâu”.
Tại chợ Tân Định, đũa dùng một lần đóng sẵn từ 5 – 10 kg/gói, bán với giá 30.000 – 60.000 đồng/gói. Trên bao bì không có thông tin địa chỉ nơi sản xuất, hạn sử dụng… Theo lời nhân viên bán hàng, đũa dùng một lần hiện được các quán ăn, nhà hàng, đám cưới… chọn mua cho thực khách dùng vì vừa rẻ, vừa tiện, khỏi tốn công rửa. Mỗi ngày tiệm bán được từ vài trăm tới hàng ngàn đôi. Gần đây, một số chị em còn mua về xài trong nhà.
Bà Trần Thị Thu Giang, chủ một quán cơm bình dân trên đường Nguyễn Đình Chiểu cho hay trước đây bà sử dụng loại đũa gỗ, song nhiều thực khách đề nghị sử dụng đũa dùng một lần để đảm bảo vệ sinh. Mỗi ngày tiệm bà tiêu thụ hơn 200 đôi đũa dùng một lần, do một cơ sở sản xuất ở Bình Dương cung cấp. “Từ ngày bán cơm tôi toàn sử dụng loại đũa này, tiện lợi vì không phải rửa, khách dùng xong là bỏ. Còn về mặt an toàn thì tôi chịu, có được biết gì đâu”, bà Giang nói.
Ngửi rồi hãy gắp
PGS.TS Trần Đáng, nguyên cục trưởng cục Vệ sinh an toàn thực phẩm (bộ Y tế) cho biết, các chất như: sodium sunfite, sulfure dioxide… về nguyên tắc không được sử dụng trong chế biến thực phẩm và những sản phẩm tiếp xúc với con người qua đường miệng, bởi “tuy hoá chất tồn dư trên đũa dùng một lần có thể không nhiều để xảy ra ngộ độc cấp tính, nhưng nó sẽ dẫn đến tổn thương mạn tính”. Cũng theo PGS Đáng, hoá chất có gốc lưu huỳnh như sulfure dioxide có thể gây rối loạn tại chỗ đường tiêu hoá, rối loạn vi khuẩn đường ruột, gây loét niêm mạc đường tiêu hoá... Nếu sử dụng thường xuyên, độc chất có thể ngấm vào máu và tích luỹ, dẫn tới rối loạn chức năng gan, thận, cơ quan tạo máu... là một trong những nguyên nhân gây bệnh mạn tính và ung thư.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, viện Công nghệ sinh học – công nghệ thực phẩm, đũa dùng một lần thường được làm từ loại tre có chất lượng không tốt (tre non, tre tồn dư…), khả năng chịu ẩm mốc rất kém. Để chống nấm mốc và làm đũa trắng, cơ sở sản xuất sử dụng nhiều cách như sấy khô, dùng hoá chất. Sấy khô ít được sử dụng vì giá thành cao lại mất nhiều thời gian nên dùng hoá chất là cách phổ biến hơn. Trong đó, lưu huỳnh là chất dễ sử dụng bởi giá rẻ, dễ mua, cách làm đơn giản... Đũa dùng một lần khi khử bằng lưu huỳnh sẽ giải phóng sulfure dioxide. Để đũa có mùi thơm át mùi hoá chất, người ta bỏ thêm vào đũa ngũ vị hương tạo mùi. Ông Thịnh lưu ý: “Sản phẩm càng trắng thì càng độc bởi liều lượng hoá chất tẩy lớn. Nếu có cơ sở sản xuất nào đó sử dụng cả chất tẩy trắng, tẩy nấm mốc của bên công nghiệp để dùng trong lĩnh vực thực phẩm như sodium sunfite thì sẽ nguy hiểm vô cùng vì đây là chất khử rất mạnh”. Vì đũa dùng một lần sử dụng trực tiếp, không qua bất kỳ khâu rửa, hấp, tẩy nào nên nguy cơ hấp thụ hoá chất tồn dư trên đũa là rất cao.
“Nhận diện đũa dùng một lần sấy lưu huỳnh rất dễ: bóc lớp nylông bên ngoài đũa đi sẽ ngửi thấy mùi hăng hắc rất khó chịu. Nếu có nhu cầu đũa dùng một lần, nên chọn loại đũa màu trắng ngà, không đốm đen, bao bì bảo quản không rách thủng và nên mua một tuần trước khi dùng, ở những địa chỉ đã được giám sát về chất lượng”,PGS Thịnh khuyên.
Linh An – Hoàng Tuấn
 

Cổ Gia Thọ, người thầy về quản trị


Cổ Gia Thọ, người thầy về quản trị
T/S Alan Phan
23 July 2013
Nếu bạn không có thì giờ để làm cho đúng, bao giờ bạn mới có thì giờ để làm lại?( If you don’t have time to do it right, when will you have time to do it over?)
John Wooden 
Trong những lần đầu đến Việt Nam, khoảng 1993 gì đó, tôi gặp anh Cổ Gia Thọ. Trẻ, hiền lành bề ngoài…nhưng ai cũng thấy bên trong là một doanh nhân sắc sảo, cần cù và quyết tâm. Vị trí của chúng tôi trên thương trường có rất nhiều cách biệt: tôi là Chủ Tịch Công Ty Hartcourt Pen, vừa hoàn tất một nhà máy sản xuất đủ loại bút viết và văn phòng phẩm ở Quảng Đông với kinh phí 12 triệu USD, trang thiết bị từ Mỹ, Thụy Sĩ và Đức. Anh có một xưởng làm viết ở Chợ Lớn, phần lớn là dây chuyền thủ công nội hóa, doanh thu chắc cũng khiêm tốn như mẫu mã của sản phẩm anh đưa chúng tôi coi. Tôi đoán trong lòng anh lúc đó, anh chỉ ao ước công ty gia đình Thiên Long một ngày nào đó, lớn bằng nửa Hartcourt Pen.

Đến 2003, 10 năm sau, thì vị trí trên thương trường của 2 công ty cũng rất khác biệt. Hartcourt Pen gặp khó khăn về nợ xấu và thị trường xuất khẩu, bị ngân hàng tịch thâu và phát mãi. Thiên Long phát triển ngoạn mục và sửa soạn niêm yết trên sàn. Khi tôi đọc về Thiên Long trên các báo cáo của quỹ, tôi tiếc thầm là sao mình không có một Cổ Gia Thọ để lãnh đạo Hartcourt Pen?
Tôi không quen thân với anh Thọ để biết nhiều hơn về anh, ngoài những gì đọc và nghe qua mạng công chúng. Tôi không biết là anh có bằng MBA hay kinh tế gì không, nhưng Thiên Long là một trường hợp kinh điển của một doanh nghiệp hoạt động bài bản, theo đúng mọi quy luật để thành công trên thương trường. Anh Thọ là một lãnh đạo đúng nghĩa để chúng ta ghi nhận và bắt chước. Với các doanh nhân trẻ, tôi hy vọng là bài học của Cổ Gia Thọ sẽ ấn tượng sâu đậm vào tư duy và hành động trong mọi lựa chọn hàng ngày.
Góc nhìn của tôi về cá tính kinh doanh của anh Thọ (có thể là phiến diện vì chỉ mới gặp lại anh sau gần 20 năm) là như thế này:
  1. Chuyên sâu và tập trung:
Như ngọn laser, anh dồn tất cả nguồn lực vào việc phát triển Thiên Long suốt 30 năm qua. Không bầy đàn, không chạy theo những sở đoản thời thượng như BDS, chứng khoán, khoáng sản hay phá rừng làm thủy điện…Tôi chắc là anh đã không thiếu cơ hội; nhưng anh vẫn tha thiết với sản phẩm cốt lõi của công ty. Anh liên tục xây dựng kiến thức về ngành nghề qua học hỏi, tìm tòi cũng như kinh nghiệm, thắng và thua.
  1. 2.      Tầm nhìn đa quốc:
Ngay trong lần gặp đầu, anh đã rất thú vị khi hỏi tôi về thị trường viết bút ở Mỹ và Trung Quốc. Anh có nói về ao ước đem sản phẩm Thiên Long xuất khẩu, qua các thị trường nhỏ khác. Anh biết là biên giới quốc gia không nghĩa lý gì trên một thương trường toàn diện.
  1. 3.      Kỹ năng vượt khó:
Tôi tin chắc là trong 30 năm qua, Thiên Long đã phải vượt qua nhiều trận bão ở nhiều cấp độ khác nhau. Cái khôn ngoan cùng may mắn, thấu hiểu cái cơ trong nguy, cái kiên nhẫn đợi thời…phải là một đặc tính, nếu không bẩm sinh, thì chắc đã được tôi luyện rất vững vàng trong con người anh Thọ.
  1. 4.      Sáng tạo:
Để phát triển một công ty như Thiên Long, kiên nhẫn và chịu đựng chưa đủ. Sự phát triển bền vững để xây thương hiệu và thị phần, cũng như mạng lưới đại lý, đòi hỏi một nỗ lực sáng tạo của toàn thể nhân viên. Muốn vậy, người lãnh đạo phải luôn làm một tấm gương sáng và truyền đạt sự đam mê của mình, ít nhất là cho nhóm quản trị.
  1. 5.      Biết mình biết người:
Tôi nghĩ là anh phải thuộc nằm lòng chiến thuật của Tôn Tử. Đối diện với bao đối thủ cạnh tranh trong nước, cũng như hàng nhập khẩu, sản phẩm Thiên Long vẫn chiếm lĩnh được 60% thị trường bút viết tại Việt Nam. Anh còn đủ bản lãnh để đem chuông đi đánh xứ người, đặc biệt là Trung Quốc, với thế trận khá phức tạp cho mọi tay chơi.
  1. 6.       Quản lý rủi ro:
Trong suy thoái hiện tại của thị trường chính ở nội địa, Thiên Long vẫn có một lợi nhuận ấn tượng là 111 tỷ VN đồng với 300 tỷ doanh thu. Mọi nhà đầu tư chuyên nghiệp đều nhìn vào báo cáo tài chánh hàng quý hàng năm để đánh giá kỹ năng quản lý rủi ro của ban quản trị. Đánh giá của các phụ tá của tôi về Thiên Long là khá ổn định.
  1. 7.      Lui lại khi cần:
Khi giao lại chức Tổng Giám Đốc cho người mới, anh Thọ đã biết sửa soạn một kế nghiệp lâu dài và bền vững cho Thiên Long. Đó là sự khiêm tốn cần thiết của người lãnh đạo, biết lùi để một dòng máu mới thay đổi và tiến bộ. Không nghĩ mình là đỉnh cao phải ôm quyền hành và quyền lợi đến khi tắt thở, anh Thọ đã kéo dài tuổi thọ của Thiên Long thêm nhiều thế hệ.

Một doanh nhân trẻ hỏi tôi tại một hội thảo là tôi có tiếc nuối điều gì trong sự nghiệp kinh doanh. Tôi nhắc anh một câu nói của Michael LaBoeuf,” Waste your money and you’re only out of money, but waste your time and you’ve lost a part of your life” (Phung phí tiền bạc thì chỉ mất tiền; nhưng phung phí thời gian thì bạn đã mất một phần đời). Vì muốn kiếm tiền nhanh, chúng ta sẵn sàng đốt giai đoạn bằng cách tìm những con đường tắt.
Nhưng qua trải nghiệm của Cổ Gia Thọ, chúng ta cần một thời gian rất dài, có khi cả một đời người, để hoàn tất một sự nghiệp, một thương hiệu, một tác phẩm, một di sản…Thời gian mà chúng ta tưởng đã “đốt” được lại là những phung phí trên bình diện khác. Tôi đã mất rất nhiều cơ hội (thực sự, là thời gian) vì những con đường tắt lười biếng này. ..
Alan Phan
Bài để tham khảo thêm:
http://nhipcaudautu.vn/article.aspx?id=17405-thien-long-lai-lon-tu-cay-but-nho
http://www.doko.vn/luan-van/hoat-dong-marketing-cua-cong-ty-co-phan-but-bi-thien-long-60001
T/S Alan Phan là tác giả của 9 cuốn sách về thị trường mới nổi, giảng viên thỉnh giảng tại các đại học Mỹ và Trung Quốc, và doanh nhân có 44 năm làm ăn tại Mỹ và Trung Quốc. Web site cá nhân của ông là www.gocnhinalan.com.
http://www.gocnhinalan.com/bai-tieng-viet/6436.html

Ông chủ hãng bút bi đầu tiên của Việt Nam


Nói đến bút bi Thiên Long thì hẳn không ai không biết. Tuy nhiên, ít ai biết câu chuyện về ông chủ đóng góp công đầu đưa Thiên Long đến danh hiệu “bút vở số một Việt Nam”. Doanh nhân Cổ Gia Thọ - chủ tịch HĐQT Tập đoàn văn phòng phẩm Thiên Long và câu chuyện cổ tích về cuộc đời.
Khởi nghiệp khi chưa học hết trung học
"Hoàn cảnh khó khăn lúc bấy giờ không cho phép tôi tiếp tục theo đuổi ước mơ được đến trường. Gia đình tôi có tới 10 anh chị em, mà tôi lại là con cả. Ba mẹ tôi làm quần quật từ sáng tới khuya cũng chỉ đủ ăn là may lắm rồi. Vì vậy, tôi bắt đầu việc phụ giúp gia đình bằng cách bán vé số, thuốc lá... rồi sau này lớn hơn thì làm công nhân điện cơ ở Quận 6. Cuộc sống thiếu thốn đủ bề, nói chung mọi cố gắng lúc bấy giờ chỉ là để duy trì sự tồn tại trước đã, còn tương lai thì mờ mịt lắm" - Anh Thọ bộc bạch.

Năm 1981, từng đi bán bút bi dạo, Cổ Gia Thọ bắt đầu bén duyên với bút bi và anh quyết định đầu tư làm thử. Lúc ấy, thị trường Việt Nam và Campuchia chỉ có hàng của Thái Lan. Bút bi hiếm đến mức, người ta còn phải bơm mực vào để tái sử dụng.

2 chỉ vàng dành dụm trong suốt những năm tháng lao động cực nhọc chỉ giúp anh mua được một chiếc máy ép nhựa bằng tay, và thế là lại phải chậm chạp gom góp từng đồng xu nhỏ nhất để có nguyên liệu đầu vào. Ngay cả khi đã ép được những chiếc bút đầu tiên, anh cũng phải tự mang đi rao bán chứ không thể đổ với số lượng lớn vì cạn vốn.

Ban đầu, Cổ Gia Thọ đặt tên cho sản phẩm của mình là Vũ Trụ và sau đó lại đổi thành Thăng Long. Hết tháng này qua tháng khác, Cổ Gia Thọ kiên nhẫn tự đảm nhiệm hết các khâu từ sản xuất đến bán hàng và tiền thu về cũng dần tăng lên.

Chủ tịch Tập đoàn Thiên Long chia sẻ: "Tới năm 1985, tôi quyết định đổi tên sản phẩm từ Thăng Long sang Thiên Long, với ý nghĩa Việt Nam là con rồng cháu tiên và mong muốn con đường kinh doanh của mình thuận buồm xuôi gió.

"Trước kia, tôi không có điều kiện học nhiều, điều đó thực sự rất đáng tiếc. Nhưng bước vào cuộc sống, tôi luôn nỗ lực học hỏi từ đối tác, đồng nghiệp, bất cứ khi nào và ở đâu cũng vậy. Ngoài ra, tôi phải dành rất nhiều thời gian đọc sách, tham gia một số khóa đào tạo quản lý ở Mỹ và Đài Loan. Nếu không có quá trình tự trau dồi kiến thức, tôi nghĩ mình chẳng thể có được ngày hôm nay".
... nhưng đã đưa bút bi Việt Nam đến trời Âu
Ở Việt Nam, sản phẩm của Tập đoàn văn phòng phẩm Thiên Long (sản phẩm chủ đạo trong thời gian đầu là chiếc bút bi Thiên Long) đã để lại ấn tượng rất mạnh với người tiêu dùng. Nhưng ít ai biết rằng, để gìn giữ sự tin tưởng của người tiêu dùng trong nhiều năm qua, chủ nhân của thương hiệu này đã lập nên một kế hoạch đầy mạo hiểm: đưa Thiên Long tới châu Âu.
Chủ tịch HĐQT Tập đoàn văn phòng phẩm Thiên Long - Cổ Gia Thọ
Vào năm 2000, quyết định này của Cổ Gia Thọ khiến nhiều người tỏ ra hoài nghi. Quốc gia đầu tiên Thiên Long chọn làm bến đỗ là nước Đức - thị trường khó tính bậc nhất thế giới.

Ai có thể tin nổi anh dám bỏ ra hàng trăm triệu đồng kinh phí để đưa các sản phẩm của Thiên Long đến trời Âu, mà ở đó chất lượng hàng hóa được người tiêu dùng "soi" rất kỹ?  Lại có sự cạnh tranh mạnh mẽ của những dòng sản phẩm mà các nước sở tại vẫn ưa dùng?

Thế nhưng, không chỉ ở Đức, sản phẩm của Thiên Long sau đó còn xuất hiện ở rất nhiều thị trường khác như: Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Đan Mạch, Thụy Điển, Tây Ban Nha, Đức, Mexico, Thụy Sĩ...

Đây chính là điểm khác biệt hay nói cách khác thì có thể coi đó như một bước đột phá trong nghiệp kinh doanh của vị chủ tịch Tập đoàn Thiên Long.
Anh Thọ bật mí: "Tôi thực sự xúc động và tự hào khi đi công tác ở đâu đó trên thế giới lại được sử dụng chiếc bút bi Thiên Long do chính người bản địa đưa cho mình. Thông qua những thị trường ấy, Thiên Long sẽ có sự điều chỉnh hợp lý hơn về chất lượng sản phẩm với thị trường các nước khác và đặc biệt luôn gìn giữ được lòng tin của người tiêu dùng Việt Nam".

Cho tới gần đây, người ta mới thấy toan tính này của anh là chính xác và nhanh chân hơn các nhà sản xuất khác một bước với ý định tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm trên thị trường nội địa và tạo nên giá trị sản phẩm đúng với tiêu chuẩn quốc tế, lo tới một cuộc cạnh tranh khốc liệt với những đối thủ khác khi Việt Nam gia nhập WTO.

Cho tới nay, ở thị trường Việt Nam, Lào và Campuchia, sản phẩm của Thiên Long đang chiếm khoảng 70% thị phần. Đặc biết, có hai quốc gia được liệt vào hạng sang ở châu Á là Singapore, Nhật Bản... cũng đã ghi dấu sự xuất hiện của Thiên Long.

Hiện nay, Thiên Long đã có hơn 2000 nghìn nhân viên, hơn 100 nhà phân phối và hơn 22 nghìn điểm bán hàng trải đều khắp 63 tỉnh thành trên cả nước. Tuy vậy, người sáng lập nên Thiên Long mới coi những thành công ấy như sự khởi đầu và đang gấp rút triển khai một chiến dịch lớn trong 5 năm tới nhằm phát triển tập đoàn tiếp tục có những bước đột phá ở thị trường nước ngoài.

Cuộc đời của Cổ Gia Thọ cuốn theo rất nhiều ẩn số, khiến không ít người bảo rằng đó là chuyện cổ tích. Đôi khi ngoảnh lại con đường đã đi qua, Cổ Gia Thọ cũng nói, thật khó tin là mình lại có được ngày hôm nay. Anh chỉ biết duy nhất một điều là phải dành tất cả thời gian của mình để làm việc, để xua đuổi cái nghèo đeo bám gia đình, đeo bám bản thân, và nhất là gặp phải vô vàn khó khăn khi khởi nghiệp mà chưa được học hành bài bản như nhiều doanh nhân khác.

Với anh, những thành quả của ngày hôm nay luôn phải vượt hôm qua nhưng chưa thể bằng ngày mai. Có điều giờ đây mọi thứ anh đang cố gắng không còn bởi cuộc sống của chính mình như cách đây ba mươi năm, mà vì muốn đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng.

"Tôi nghĩ rằng giá trị đích thực trong cuộc sống của mỗi con người chính là được lao động và chia sẻ thành quả có được với cộng đồng. Những gì tôi làm luôn gắn liền với sứ mệnh của Thiên Long: Tiên phong trong công nghệ và sáng tạo để tạo ra những sản phẩm đột phá phục vụ người tiêu dùng, cùng nhau xây dựng cộng đồng phát triển vững mạnh, mang tính nhân đạo, nhân văn" - anh Thọ chia sẻ.
 

Saturday, July 27, 2013

101 Things to Do With Bananas in the Philippines

3 years ago Lifestyle
monkey and his bananas 
Photo: kmpraa
Have you ever wondered why monkeys love eating bananas? Some say it's because bananas are abundant to the monkeys' living habitat and others say, it's simply because bananas taste good. But whichever you prefer, bananas served in the Philippines are beautiful in many ways.
banana que 
Photo: kmpraa
First on the list is the most commonly seen preparation of bananas in the country, the Banana Que. These are bananas cooked in oil and coated with sugar under heated fire. Once they are ready, they are placed on a stick just like hotdogs.
ginang gang 
Photo: kmpraa
Second are grilled bananas, which are placed on a stick too. They are cooked under burning charcoal and afterward, coated with butter and showered with sugar. They are best eaten while still warm to taste the sumptuous melting of the butter.
Turon 
Photo: kmpraa
Popularly know in the Philippines as Turon, this traditional Filipino delicacy is a must-try. Bananas, sometimes along with jackfruits, are wrapped just like spring rolls. They are then deep-fried with additional sugar shredded on it while cooking, just to give a little sweetness on its wrapper.
banana chips 
Photo: kmpraa
Chips, chips, chips. Banana chips are on the list. These chips come in handy just like any other chips. They are thinly sliced bananas that are fried to perfection. And, just like chips, they are a perfect snack treat.
maruya 
Photo: kmpraa
Banana fritters, banana fanna or whatever you want to call it, in the Philippines, its name is Maruya. The bananas in making Maruya are sliced in the form of a fan. They are then rolled in flour and cooked in oil. After they are well done, they are sprinkled with sugar for added sweetness and presentation.
banana in butter cream 
Photo: KMPRAA
The most mouth-watering delicacy in the world of bananas in the country is the Banana Cream. It's neither a pie nor a cake, it's simply bananas cooked in butter and milk. Sweet, sumptuous and no doubt, delicious.





boiled bananas 
Photo: kmpraa
 

boiled bananas 

Photo: kmpraa
And finally, the most simple way of appreciating the beauty of bananas in the Philippines is through boiling when they reveal their natural beauty and unique taste. Absolutely effortless to prepare and delightful to eat.
Now give yourself a treat, take a food trip and enjoy the beauty of bananas.

Thursday, July 25, 2013

Dân Philippines biểu tình chống Trung Quốc


(TNO) Hàng trăm người Philippines đã biểu tình bên ngoài lãnh sự quán Trung Quốc ở thành phố Makati vào trưa nay, 24.7, để phản đối những yêu sách chủ quyền phi lý của Bắc Kinh ở biển Đông.

Hãng AP cho biết khoảng 500 người đã tụ tập trước lãnh sự quán Trung Quốc để biểu tình trước sự theo dõi của cảnh sát chống bạo loạn.
Dân Philippines biểu tình chống Trung Quốc
 Người Philippines biểu tình trước lãnh sự quán Trung Quốc
Những người biểu tình đã vẫy cờ Philippines và thổi kèn trước lãnh sự quán Trung Quốc, theo AP. Phòng cấp visa của lãnh sự quán Trung Quốc ở thành phố Makati đã đóng cửa vì cuộc biểu tình.
Trong khi đó, tờ Philippine Star ước lượng số người biểu tình là 2.000 người, thuộc 30 nhóm hoạt động khác nhau.
Những người biểu tình đã tụ tập vào khoảng 11 giờ 30, giờ địa phương, để chuẩn bị bắt đầu cuộc biểu tình lúc 12 giờ.
Theo người phát ngôn của Liên minh biển Tây Philippines (cách người Philippines gọi biển Đông) Emman Hizon, cuộc biểu tình ở thành phố Makati diễn ra đồng loạt với các cuộc biểu tình chống Trung Quốc của người Philippines ở Mỹ.
“Đây là ngày hành động toàn cầu chống việc Trung Quốc xâm lược sự toàn vẹn lãnh thổ của Philippines và nhằm bảo vệ lãnh thổ và chủ quyền quốc gia”, ông Hizon nói với tờ Philippine Star.
Vào tháng 11.5 năm ngoái, người dân Philippines cũng đã tổ chức cuộc biểu tình yêu cầu Trung Quốc ngưng “xâm lược” bãi cạn Scarborough tranh chấp giữa hai nước.
Dân Philippines biểu tình chống Trung Quốc
 Lực lượng an ninh Philippines quan sát những người biểu tình
Dân Philippines biểu tình chống Trung Quốc
 Người Philippines biểu tình chống Trung Quốc 
Sơn Duân
 
Ảnh: Reuters

Đã mất trộm xe còn bị chém


25/07/2013 08:04 (GMT + 7)
TT - Bị trộm xe ba gác máy và được ra giá chuộc xe, ngày giao tiền gia đình ông Trần Châu Tuấn đã báo công an bắt quả tang nhưng công an lại thả đối tượng, để rồi sau đó đối tượng dẫn người tới chém trọng thương hai cha con ông.
Ông Tuấn với vết thương ở vùng mặt do bị chém ngày 26-4 - Ảnh: Minh Mẫn

Theo trình bày của bà Đào Thị Lụa (56 tuổi, vợ ông Tuấn), ngày 26-1-2013 gia đình bà bị mất trộm chiếc xe ba gác máy cùng toàn bộ cây kiểng để trên thùng xe. Ngày 3-2, một người đàn ông tên Trí (còn gọi là Xì Trum, quê Đồng Nai, tạm trú Q.Gò Vấp, TP.HCM) tới tận nhà hỏi bà Lụa có muốn chuộc chiếc xe hay không.
Liên lạc qua lại, gặp nhau nhiều lần, vợ chồng bà Lụa đồng ý giao 32 triệu đồng cho Trí để chuộc xe. Ngày gia đình bà Lụa giao tiền cho Trí tại quán cà phê gần nơi ở của Trí, Công an P.14 đã bắt giữ Trí đưa về trụ sở làm việc. Tuy nhiên, sau khi bắt giữ Trí, Công an P.14 lại hướng dẫn gia đình bà Lụa làm giấy bãi nại để hai bên tự giải quyết với nhau.
Sau khi viết giấy bãi nại, bà Lụa được trả lại tiền, tối cùng ngày Trí mang xe tới tận nhà giao trả. Khi giao xe Trí đã bóng gió nói sẽ “xử” cả nhà bà Lụa để trả thù. Những ngày sau đó bà Lụa và các con thường xuyên bị Trí đe dọa. Vụ việc đã được trình báo Công an P.14, Q.Gò Vấp.
Khoảng 6g30 ngày 26-4, ông Tuấn chuẩn bị xe chở hàng thì Trí tìm đến, chửi ông bằng những lời lẽ thô tục, đe dọa và thách thức ông gọi công an tới. Ông Tuấn tát Trí một cái. Trí kêu thêm hai thanh niên khác cầm mã tấu và gậy gỗ lao vào chém, đánh ông Tuấn. Bà Lụa tới can, bị đánh. Con trai ông Tuấn là Trần Quốc Trường (cán bộ công an, công tác tại một phòng nghiệp vụ của Công an TP) chạy tới giải cứu cha cũng bị chém bị thương.
Đầu tháng 7, gần ba tháng kể từ ngày cả nhà ông bị chém, ông Tuấn tiếp chúng tôi trong sự bức xúc. ông nói: “Nhóm của Trí chém cả gia đình tôi trọng thương, mấy đứa con tôi tới nay còn bị khủng hoảng tinh thần, bị thương chưa thể đi làm trở lại. Vậy mà Trí vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, tôi lo có thể tiếp tục bị Trí “xử” cả gia đình tôi bất cứ lúc nào”. Theo ông Tuấn, cuối tháng 5 ông và các con đã được trưng cầu giám định thương tật, kết quả có từ đầu tháng 6 nhưng tới nay mọi việc vẫn im lặng tới khó hiểu.
Ngày 4-7, thượng tá Trà Văn Lào, phó trưởng Công an Q.Gò Vấp, cho biết diễn biến vụ việc trộm xe và cố ý gây thương tích đúng như gia đình bà Lụa trình bày. Kết quả điều tra ban đầu Ngô Trọng Trí (35 tuổi) khai hai thanh niên tham gia cùng Trí là người quen, chỉ gặp và biết sơ sơ, không rõ nhân thân, nơi cư trú nên tới nay Công an Q.Gò Vấp chưa làm rõ được những người này. “Kết quả giám định xác định ông Tuấn bị thương tật vĩnh viễn 19%, anh Trường 15%. “Chúng tôi đang củng cố hồ sơ để khởi tố vụ án, khởi tố bị can” - thượng tá Lào nói.
Trao đổi với chúng tôi về lý do của việc công an phường hướng dẫn bà Lụa viết giấy bãi nại cho Trí, thượng tá Lào cho biết không có cơ sở để kết luận Trí trộm xe hay có liên quan. Xe đã được trả cho chủ, công an phường đã giải quyết hòa giải nên vụ trộm không được khởi tố. Tuy nhiên, dự kiến sau khi khởi tố vụ án cố ý gây thương tích, công an sẽ khởi tố vụ án trộm để điều tra làm rõ. Thượng tá Trà Văn Lào giải thích: “đối với tội danh cố ý gây thương tích, buộc phải có kết quả trưng cầu giám định mới có thể khởi tố vụ án, bị can. Nếu cơ quan điều tra vội vàng bắt khẩn cấp, chắc chắn viện kiểm sát sẽ không phê chuẩn, do đó chúng tôi phải chờ kết luận giám định chứ không có việc bao che, dung túng tội phạm”.
GIA MINH - MINH MẪN

Lương tháng 6,5 triệu đồng và tôi luôn thấy mệt mỏi


23 tuổi, tôi đang có một công việc ổn định ở Sài Gòn lương 6,5 triệu đồng. Nếu xuất ngoại theo anh chị thì có thể kiếm 40.000 đôla/năm nhưng tôi không muốn. Tôi không thể nào chấp nhận cuộc sống cứ mãi chầm chậm thế này.
> Tôi 19 tuổi, nợ vài chục triệu đồng vẫn muốn làm giàu

Tôi, một chàng trai miền Tây 23 tuổi, sống ở đất Sài Gòn 5 năm trời với bao ước mơ cuộc đời từ thuở bé và hy vọng thực hiện được.
Sinh ra và lớn lên trong gia đình nông dân, bao khó khăn và bất ổn đã luôn thôi thúc tôi muốn tạo nên cuộc sống sung túc và hạnh phúc hơn. Lên lớp 6 tôi đã bắt đầu học cách đi kiếm tiền cùng với mẹ. Những đồng tiền nhỏ bé nhưng đủ lo cho bữa ăn để 7 anh em chúng tôi cùng nhau yên tâm đến trường với ước mơ thay đổi cuộc sống.
 Và những khát vọng ước mơ đã hình thành từ đó.
Tôi bắt đầu cuộc đời bôn ba bằng việc đi học nơi xa, nào là Đồng Tháp, Cần Thơ, Sài Gòn, Đồng Nai. Sau 5 năm trời tôi đã đi từ miền Tây tới miền Đông mang theo những mơ mộng và hoài bão của chàng trai mới lớn, những con đường và ý chí đã được đình hình từ khi còn rất trẻ.
Tôi chỉ mới tốt nghiệp cao đẳng nhưng có chút vốn tiếng Anh tự mày mò, cùng với kinh nghiệm thực tế tôi đã vào làm được ở một công ty nước ngoài với mức lương 6,5triệu đồng/ tháng.

Một công việc rất ổn định, rất thoải mái mà ở vị trí của mình tôi hiểu như thế là thật may mắn rồi. Nhưng dường như con người tôi sinh ra không phải chỉ có thế, tôi luôn cảm thấy mệt mỏi dù công việc rất tốt, luôn cảm thấy không hài lòng khi những bản kế hoạch của mình còn nằm trên giấy.
Tôi muốn chọn con đường lập nghiệp từ hai bàn tay trắng. Không có vốn, tôi biết kế hoạch của mình sẽ còn rất dài và xa, nhưng tôi còn trẻ và không thể nào chấp nhận cuộc sống sẽ mãi chầm chậm thế này.
Tôi dằn vặt với những kế hoạch đã vạch sẵn của mình: có nên tiếp tục đi theo ước mơ cuộc đời, mà các cụ còn gọi là sự mơ mộng , hay là chấp nhận vừa làm vừa học sau 2-3 năm nữa sẽ nhận mức lương trên 10triệu đồng/tháng (Công ty có chính sách rất tốt nên theo tỉ lệ tăng lương hàng năm và khi học xong ĐH chắc chắn tôi sẽ được ổn định).
Gia đình thì không còn khó khăn như ngày xưa. Anh chị thì muốn tôi xuất ngoại. Xuất ngoại một năm có thể kiếm 40.000 USD và cũng chấp nhận cuộc sống bình thường, sáng vô hãng làm, chiều lại về ngủ. Cũng có thể nhiều bạn trẻ đang mơ ước có một công việc như thế.
Những khó khăn nhất tôi đã từng biết, những sự bình yên và cuộc sống ổn định tôi cũng đã có, tôi chỉ thiếu điều là mục tiêu cuộc đời chưa đạt được.
Tôi không giàu có, không có nhiều tiền, bỏ công việc hiện tại và tương lai ổn định để theo đuổi điều gì đó không chắc chắn hay còn gọi là mơ hồ thì có nên hay không?
Tôi đã cảm nhận được cuộc sống không dài như ta tưởng, rất ngắn ngủi. Nếu cái gì mình nghĩ mà không làm thì dần sẽ phai nhạt theo thời gian, và sẽ làm chúng ta trở nên yếu đuối.
Nếu đợi đến khi có gia đình rồi thì phải nghĩ cho vợ cho con, sẽ không thể nào tự do và từ bỏ cuộc sống ổn định được. Nên tôi nghĩ mình phải sống để cuộc đời mình sẽ không vô nghĩa và hối hận khi trở về với cát bụi.
Đúng hay là sai?
Vincent

Xuất ngoại, tìm việc với 1.000 USD và tiếng Anh 'bồi'

Sau 3 tuần liên tục nộp hồ sơ thì có 4 công ty gửi mail từ chối. Một công ty gọi điện nhưng tôi không nghe rõ tiếng Anh nên họ cũng lắc đầu luôn...
>> Tôi 19 tuổi, nợ vài chục triệu đồng vẫn muốn làm giàu

Nửa năm trước, tôi đã chia sẻ tâm sự trong bài  Lương tháng 6,5 triệu đồng và tôi luôn thấy mệt mỏi. Bây giờ, tôi quay lại, kể tiếp câu chuyện của mình.

Tôi biết giấc mơ trời Tây không hề dễ dàng như anh giám đốc uống một thùng bia mỗi ngày, mà nó sẽ khó khăn như thằng ăn xin muốn ăn con gà quay trong quán vậy.
Với cái bằng cao đẳng, khả năng Anh văn 'bồi', tôi không là gì cả, nhưng tôi chỉ có một thứ duy nhất là sự quyết tâm để đi con đường mà tôi đã chọn.
Cuộc sống khó khăn lúc nhỏ đã luôn thôi thúc tôi lúc nào cũng tìm cách để tiến lên phía trước. Tôi đã tìm hiểu rất nhiều con đường một cách chi li, cặn kẽ, và bây giờ tôi đã xuất ngoại được 4 tháng.
Khi mới đến đây, tôi bơ vơ, không bà con, không người thân. Chỉ có 1.000 USD bỏ túi với chút vốn Anh ngữ lận lưng. Tôi chọn ở nhà một người Việt Nam. Thời gian này tôi đi làm ở nông trại, đồng thời gửi hồ sơ xin việc trên mạng.
Lúc tôi sang, là gần Noel. Trời hay mưa nên công việc ở nông trại không được nhiều tiền, chỉ đủ trả tiền trọ 100USD/tuần. Tôi nhận nấu ăn cho mấy người trong nhà nên tiền ăn tôi được miễn.
Sau 3 tuần liên tục nộp hồ sơ thì có 4 công ty gửi mail từ chối. Đến tuần thứ 4, may mắn có công ty gọi.
Nhưng lúc đó tôi nghe tiếng Anh qua điện thoại chưa quen, nên chỉ nghe được rất ít vậy là người ta lắc đầu luôn, kêu tôi gắng luyện thêm Anh văn.
Thất vọng, nhưng tôi vẫn tiếp tục nộp hồ sơ. Trong thời gian này tôi cũng mò mẫm tìm hiểu. Đi mở tài khoản ngân hàng, làm mã số thuế... Vì vậy mà mỗi ngày ra ngoài nói chuyện, tôi thấy tự tin hơn.
3 tuần sau, chính công ty đó lại gọi lại (vì tôi tiếp tục ứng tuyển sau cuộc điện thoại đó). Lần này tôi cố gắng kêu ông ta nói chậm và thật cố gắng lắng nghe để dành được một lời mời phỏng vấn.
Vậy là thành công phân nửa. Tôi vui mừng, tìm đường đến công ty (cách nơi tôi ở 200km). Không nhờ được ai chở, không có tuyến xe lửa, tôi phải đi xe buýt đường dài. Tốn 120 USD cho 2 ngày đi về và ngủ lại ở nhà trọ buổi tối.
Khi phỏng vấn trực tiếp, tôi nghe rõ ràng hơn, và người phụ trách tuyển dụng biết và có cảm tình với đất nước Việt Nam, nên cuộc phỏng vấn chỉ là cuộc trò chuyện vui vẻ. Tôi được nhận vào làm.
Tôi chuyển đến ở gần nơi làm việc. Mùa nghỉ lễ nên không thuê được nhà trọ nào quanh chợ, tôi phải ở tạm trên núi. Tôi mua xe đạp đi làm.
Đến hết kỳ nghỉ, được đồng nghiệp giới thiệu, tôi chuyển đến một khu trọ giá rẻ hơn, ở gần chợ và ổn định tại đó.
Trải qua nhiều khó khăn, bây giờ cuộc sống tôi đã tạm ổn. Thu nhập 40.000 USD/năm không phải là điều mơ mộng mà đã có thể thành sự thật. Ngoài ra còn thu được rất nhiều cảm xúc và kinh nghiệm quý giá.
Tôi hiểu ra, nhiều ước mơ không dễ thành hiện thực. Nhưng đã mơ, hãy mơ bằng tất cả niềm tin và nỗ lực của mình. ( Xem thêm: Từ công nhân tôi đã có '1 chồng, 2 con, 3 tầng, 4 bánh' )
Phương Tây không phải là thiên đường để cứ đến sẽ có các thiên thần che chở. Hãy nuôi dưỡng giấc mới bằng kiến thức, sự tìm hiểu cặn kẽ và lòng quyết tâm.
Tôi, đã ở đây, đã sống tốt và đang tìm cách để ở lại lâu dài. Xa hơn là tìm cách đưa người thân ở quê sang đây tìm đường đi mới.
Cuộc sống nơi đây tẻ nhạt. Sáng đi làm, chiều về nấu cơm, ăn cơm, nghỉ ngơi và ngủ, chỉ vậy thôi. Nhưng khi đã thích nghi, tôi có được cảm giác thoải mái và ổn định.
Lời kết, tôi muốn gửi đến tất cả các bạn trẻ như tôi rằng mọi con đường đều khó khăn cả. Nhưng mọi khó khăn thế nào rồi cũng sẽ qua nếu như bạn cố gắng bò, lê hay lết như thế nào đó. Miễn sao cứ hết sức và đừng bỏ cuộc.
Vincent

Monday, July 22, 2013

Bùng nổ dịch vụ môi giới cô dâu Việt ở Trung Quốc

  • 22/07/2013 10:55
(VTC News) - Nhu cầu tìm kiếm cô dâu Việt vì "giá rẻ" của đàn ông Trung Quốc gia tăng làm xuất hiện nhiều dịch vụ môi giới.
Môi giới cô dâu Việt Nam đang bùng nổ do nhu cầu tăng mạnh từ những người đàn ông Trung Quốc. Họ từ bỏ giấc mơ tìm một người vợ đồng hương và bị thu hút bởi số tiền phải bỏ ra cho cô dâu Việt Nam. Với mức giá từ 30.000 đến 40.000 nhân dân tệ, họ có thể "mua" một cô dâu Việt đầy hấp dẫn trong độ tuổi từ 18 đến 25 tại một trung tâm làm mối ở tỉnh Vân Nam.

Dịch vụ trọn gói

Trung tâm này (địa chỉ ynxn...com) được đăng ký là một trung tâm hẹn hò của Trung Quốc ở Côn Minh, Vân Nam. 

Trung tâm tổ chức các tour du lịch nhóm tới Việt Nam dành cho đàn ông độc thân ở Trung Quốc. Họ được sắp xếp ngày gặp gỡ với những phụ nữ Việt nằm trong danh sách "cô dâu tiềm năng".

Chi phí tour du lịch này gồm phương tiện đi lại, dịch vụ dịch thuật, quà ra mắt nhà gái và tiền tổ chức đám cưới. Nếu họ không vừa ý với người phụ nữ hoặc gia đình nhà gái, hãng này chỉ thu 2.000 nhân dân tệ cho đi lại. Theo một báo cáo trên tờ Spring City Eveninh News, trung tâm môi giới này cũng chịu trách nhiệm tìm cô dâu mới nếu cô dâu cũ bỏ trốn sau đám cưới.

Một câu hỏi về tính hợp pháp với các đám cưới kiểu này đã được đặt ra ở Trung Quốc cách đây vài năm. Theo thông báo của Chính phủ Trung Quốc về hôn nhân quốc tế, không được tổ chức hôn nhân giữa người Trung Quốc với quốc gia khác nếu hai người thành hôn thông qua dịch vụ môi giới hôn nhân. 

Cơ quan, tổ chức nào vi phạm có thể bị dừng hoạt động ngay lập tức.

Bùng nổ dịch vụ môi giới cô dâu Việt ở Trung Quốc
Hình ảnh trang web Ynxn...com, một trung tâm hẹn hò trực tuyến ở Trung Quốc. 

"Chúng tôi sắp xếp các khách hàng đến Việt Nam chỉ để hẹn hò, không phải để cưới nhóm", một nhân viên họ Hồ của trung tâm trả lời tờ Global Times, không quên nhấn mạnh "80% khách hàng chỉ muốn xem mặt người con gái Việt Nam".

Đa số những cô dâu tương lai này được nói là đều sẵn sàng để kết hôn với người Trung Quốc. Họ sẽ vào lãnh thổ Trung Quốc với đầy đủ giấy tờ cần thiết và hợp pháp trong đó có hộ chiếu, thị thực du lịch hợp lệ và chứng nhận sức khỏe. 

Giống như những người nước ngoài khác, sau nhiều năm sinh sống họ có thể nhận được hộ khẩu thường trú ở Trung Quốc.

Góc khuất

Những trung tâm tương tự đang gia tăng chóng mặt ở Trung Quốc để đáp ứng nhu cầu lớn từ đàn ông độc thân ở quốc gia này. 

Tất cả đều lợi dụng lỗ hổng trong luật pháp hiện hành do không bị kết tội nếu môi giới kêt hôn trái phép, Yang Xiaolin, một luật sư chuyên về lĩnh vực hôn nhân thuộc công ty luật Yuecheng, Bắc Kinh nói.

"Thông báo về hôn nhân quốc tế của chính phủ đã tạo điều kiện cho những tổ chức này kinh doanh và thu lợi bất chính dưới vỏ bọc công ty tư vấn đăng ký kết hôn hợp pháp", ông Yang nói với tờ Global Times.

Một trung tâm khác ở Nam Ninh thuộc khu tự trị Choang, Quảng Tây còn biên dịch hồ sơ của khách hàng Trung Quốc để cho cô dâu Việt Nam có thể lựa chọn xem ai là người có sức khỏe, tình hình tài chính phù hợp với mong muốn.

Bùng nổ dịch vụ môi giới cô dâu Việt ở Trung Quốc
Cuộc thi tuyển lấy chồng Trung Quốc tại một quán cafe ở thành phố Hồ Chí Minh bị lực lượng chức năng xử lý hồi năm 2011

"Tôi biết hoạt động của chúng tôi không được chính phủ Trung Quốc cho phép nhưng họ lại không có sự trừng phạt", nhân viên nữ tên Youyou cho biết, "Ngay cả khi chúng tôi phải ngừng hoạt động, cuộc hôn nhân của khách hàng vẫn hợp pháp".

Qi Huan, một nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á tại Học viện Khoa học xã hội Vân Nam, cho biết hoạt động "đặt hàng" cô dâu đã tồn tại trong nhiều thập kỷ. 

Qi nói nhiều cô dâu Việt Nam cũng "đặt hàng" để kết hôn với người chồng từ Quảng Tây, Vân Nam, Chiết Giang và Phúc Kiến.

Hoạt động ngầm

Không phải tất cả các cuộc hôn nhân này đều có hậu. Một số cô dâu Việt Nam đã phải bỏ trốn ngay sau khi đặt chân tới nơi đất khách quê người.

Một quan chức của Đại sứ quán Việt Nam giấu tên ở Bắc Kinh cho biết, chính phủ hai nước đã hợp tác để xử lý nhiều vụ hôn nhân bất hợp pháp và buôn bán người qua biên giới. "Tuy nhiên, những trung tâm môi giới bất hợp pháp này lại ở Trung Quốc, không có mối liên hệ nào với chính phủ Việt Nam", quan chức này cho biết.

Nhu cầu gia tăng, số lượng cuộc hôn nhân bất hợp pháp quá nhiều khiến chính phủ Trung Quốc không thể kiểm soát hết. "Những trung tâm này xảo quyệt đến mức khiến cán bộ kiểm tra tin rằng cả hai phía đều tự nguyện, ngay cả khi thực tế không như vậy", Hao Pengfei, giám đốc Ủy ban Công tác xã hội về Hôn nhân và gia đình Trung Quốc cho biết.

"Sẽ tốt hơn nếu các tổ chức hỗ trợ hôn nhân quốc tế được chính phủ các nước chấp thuận và quy định cụ thể ở pháp luật. Nhu cầu quá cao khiến nhiều tổ chức hoạt động ngầm, gây khó khăn nhiều hơn cho chính phủ thay vì đưa chúng vào khuôn khổ", ông Liu Goufu, chuyên gia về Luật nhập cư từ Viện Công nghệ Bắc Kinh cho biết.

(Còn nữa)

Friday, July 19, 2013

DẬY HỌC LÀM THƠ


 
TẠI SAO TA CẦN ĐỌC THƠ VÀ LÀM THƠ ?
 
 

Lá Phong chuyển màu vào thu
 
THƠ là một loại hình nghệ thuật của ngôn từ, âm thanh của thơ có vần có điệu nhịp nhàng. Lời lẽ của thơ ngắn gọn, hàm chứa, xúc tích. Một bài thơ hay có thể làm người đọc rung cảm bởi tiết tấu, bởi nội dung, bởi hình thức thể hiện.
 
 Giá trị nghệ thuật của Thơ làm người đọc vui thích vì cái hay, cái đẹp của ngôn từ. Đọc thơ hay, người đọc có xúc cảm nghệ thuật, cảm nhận được Cái Đẹp Tinh Thần, tạo thói quen nhận thức những giá trị tinh thần trong cuộc sống, dần loại bỏ khuynh hướng thực dụng, tôn vinh những giá trị vật chất đơn thuần, khiến con người sa đoạ trong vật chất. Có thể làm thơ hay, người sáng tác thơ dần làm phong phú tâm hồn mình bởi những quan sát, thấu hiểu để có thể phô diễn một cách biểu cảm, sâu sắc và tinh tế những tình huống, cảm xúc trước cuộc đời, từ đó dần nâng tâm hồn mình thăng hoa lên, trên nấc thang tiến hoá của sự sống.
 
Về hình thức, Thơ có nhiều thể loại, chúng ta có thể kể đến những loại thơ đã được biết đến như : Đường Luật (Thất Ngôn Bát Cú), Lục Bát, Song Thất Lục Bát, Thất Ngôn, Ngũ Ngôn, Tứ Tuyệt v.v..... Sau này chúng ta có thêm  Thơ Tự Do.
 
 
 
 
 
PHƯƠNG PHÁP LÀM CÁC LOẠI THƠ
 
Trước tiên chúng ta đề cập đến một loại hình khá phổ biến
 
 
 VĂN VẦN
 
Cần phân biệt Thơ với Văn Vần, vì văn vần chỉ đơn giản là những câu văn ngăn ngắn, được liên kết với nhau có vần, có điệu nhằm thể hiện một nội dung nào đó, mà không mang tính nghệ thuật như THƠ.
 
Ví dụ : Các bài văn vần dành cho trẻ em, ngắn gọn, vui vẻ, dễ nhớ
Hôm nay trời nắng chang chang
Mèo con  đi học chẳng mang thứ gì
Chỉ mang một cái bút chì
Và mang một mẩu bánh mì con con
 
Hoặc các bài Ca Dao như :
Bồng bồng cõng chồng đi chơi
Đi qua chỗ lội đánh rơi mất chồng
Chị em ơi cho tôi mượn cái gàu sồng
Để tôi tát nước vớt chồng tôi lên
 
Chúng ta thường gặp các loại bài văn vần như thế và không nên nhầm lẫn với Thơ
 
ĐƯỜNG LUẬT (THẤT NGÔN BÁT CÚ)
 
 
Đường Luật là một loại thơ cổ. Các thi sĩ Việt Nam ngày xưa thường hay sáng tác theo thể loại này.
Thơ Đường Luật  (Có tám câu, mỗi câu có bảy chữ ) tuân theo các quy định về luật Bằng Trắc , luật Đối Ngẫu và Vần, Nói chung là Niêm Luật.
 
·                  Luật Bằng Trắc
 
Bằng là những từ có dấu huyền và không dấu. Trắc là những từ có dấu sắc, hỏi, ngã, nặng.  Ký hiệu TrắcT, bằng là B.
Từ thứ hai của câu thứ nhất nếu là T, từ thứ bảy của câu thứ nhất là B, thì bài thơ là luật Trắc vần Bằng . Ngược lại, từ thứ hai của câu thứ nhất  là B, từ thứ bảy của câu thứ nhất là T, thì bài thơ là luật Bằng vần Trắc
Từ câu thứ hai đến câu thứ tám, tuân theo quy luật :
Nhất, tam , ngũ bất luận
Nhị, tứ, lục phân minh
Nghĩa là từ ở vị trí một, ba, năm không nhất thiết phải theo luật bằng trắc. Nhưng từ ở vị trí hai, bốn, sáu buộc phải theo luật cân đối bằng trắc ( Nếu từ ở giữa (số bốn) là Trắc thì hai từ ở vị trí số hai và sáu phải là Bằng (và ngược lại).
·            
 Luật Đối Ngẫu
Trong tám câu của bài thơ thì câu thứ ba và câu thứ tư, câu thứ năm và câu thứ sáu  đối nhau cả về hình thức lẫn nội dung.
 
·                     Vần
Vần gieo ở cuối các câu một, hai, bốn, sáu, tám  thì buộc phải cùng âm với nhau, hoặc na ná giống nhau. Cuối các câu ba, năm, bảy thì có thanh ngược lại. 
Thơ Đường có thể làm theo các loại : 
 
Luật Trắc vần Bằng 
 
  Đơn cử một bài thơ luật Trắc vần Bằng của Bà Huyên Thanh Quan
 
QUA ĐÈO NGANG 
Bước tới Đèo Ngang bóng xế
                                    T       T   B      B        T     T  B  
Cỏ cây chen đá lá chen hoa
B            T              B    B
Lom khom dưới núi, tiều vài chú
B                T                 B    T
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà
T              B               T     B
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
T             B              T      T
Thương nhà mỏi miệng cái da da
B           T                          B  B
Ngừng đây ngắm cảnh trời non nước
B              T                    B        T
Một mảnh tình riêng, ta với ta
T               B            T        B
 
Đối nhau về hình thức
 
Câu thứ ba và câu thứ tư
B B T T B B T
T T B B T T B
Câu thứ năm và câu thứ sáu
T T B B B T T
B B T T  T B B
 
Đối nhau về nội dung
 
Câu thứ ba và câu thứ tư
Lom khom đối với Lác đác, dưới núi đối với bên sông
Tiều vài chú đối với Chợ mấy nhà
Câu thứ năm và câu thứ sáu
Nhớ nước đối với Thương nhà, đau lòng đối với mỏi miệng
Con Quốc Quốc đối với Cái Gia Gia 
 
ĐÈO NGANG
 
Luật Bằng vần Bằng 
 
Ví dụ : Một bài thơ nổi tiếng của Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến  
THU ĐIẾU  
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
B   B    T      T    T      B      B 
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
       T                   B         T     B
Sóng biếc đưa làn hơi gợn
            T          B         T        T 
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo
    B                T          B      B 
Tầng mây lơ lửng trời trong vắt
         B          T             B       T 
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo
      T                B              T     B 
Tựa gối ôm cần lâu chẳng được
     T           B           T       T
Cá đâu đớp động dưới chân bèo
     B            T               B      B
 
Đối nhau về hình thức
Câu thứ ba và câu thứ tư
T T B B B T T
T B T T T B B
Câu thứ năm và câu thứ sáu
B B B T B B T
T T B B T T B
Đối nhau về nội dung
Câu thứ  ba và câu thứ tư
Sóng biếc đối với Lá vàng; đưa làn đối với trước gió
Hơi gợn tí  đối với  khẽ đưa vèo
Câu thứ năm và câu thứ sáu
Từng mây đối với Ngõ trúc; lơ lửng đối với quanh co
Trời trong vắt đối với Khách vắng teo
 
 
                                    NGUYỄN KHUYẾN CÂU CÁ 
 
Trong bố cục thơ Đường, hai câu đầu : Giới thiệu đề tài, bốn câu kế tiếp : triển khai nội dung, hai câu cuối : kết luận.
 
Thơ Đường Luật là một thể loại thơ khó làm và khó hay, bởi quy luật chặt chẽ về âm vận, ứng đối và bố cục một bài phải gói gọn trong tám câu. Thi sĩ nào dám chọn thể thơ này để làm là chấp nhận thử thách tài năng của mình, nếu thành công (sáng tác được một bài thơ hay) thì điều đó chứng tỏ được sự tài giỏi và tinh tế trong văn chương của họ.
 
 
THƠ LỤC BÁT
 
Thơ Lục Bát là thể thơ quy định hai câu liên tiếp một câu sáu chữ, một câu tám chữ và số câu thì không giới hạn. Thơ Lục Bát nổi tiếng bởi tác phẩm nổi tiếng thế giới “Đoạn Trường Tân Thanh” của Đại Thi Hào NGUYỄN DU. Thơ Lục Bát là một thể thơ rất dễ làm bởi luật thơ rất đơn giản và tự do. Do không quy định bắt buộc về số câu trong bài thơ, nên bố cục được “mở” cho người làm thơ. Ngoài ra, các âm bắt vần cho hai câu không bắt buộc phải khớp với nhau một cách chặt chẽ, bởi một âm na ná tương tự cũng có thể chấp nhận được.

     Nguyên tắc thơ lục bát      
 
Âm của chữ thứ 6 của câu số 6 vần với âm của chữ thứ 6 của câu số 8. Chữ thứ 8 của câu số 8 vần với chữ thứ 6 của câu thứ 6 tiếp theo. Chữ thứ 6 của câu thứ 8 tiếp theo vần với chữ thứ 6 của câu thứ 6 kế trên. Chữ thứ 8 của câu thứ 8 này vần với chữ thứ 6 của câu thứ 6 tiếp theo . v.v….
 
 Mô hình thơ lục bát như sau
 
          1   2   3   4   5   6
          1   2   3   4   5   6   7   8
          1   2   3   4   5   6
          1   2   3   4   5   6   7   8
          1   2   3   4   5   6
             1   2   3   4   5    6    7    8
 
Trích đoạn thơ Kim Vân Kiều (Đoạn Trường Tân Thanh) của Nguyễn Du để minh hoạ thơ lục bát
 
    ….Đầu lòng hai ả Tố Nga
     Thuý Kiều là chị, em Thuý Vân     
     Mai cốt cách tuyết tinh thần
     Mỗi người một vẻ  mười phân vẹn mười
     Vân xem trang trọng khác vời
     Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.
     ………
 
 
 
 
Qua đoạn thơ trên, chúng ta thấy âm vận trong thơ lục bát không quá khắt khe. Nếu khi thuận lợi cho ý thơ, có thể sử dụng âm vần nhau một cách chặt chẽ như : Nga, là – Vân, thần, phân. Nhưng cũng có thể sử dụng những âm tương tợ để hợp với ý câu, như : mười, vời, nở…
Thơ lục bát là thể loại thơ dễ làm, nhưng không vì thế mà nó kém giá trị sử dụng. Với tài văn chương của những thi sĩ hàng đầu, các tác giả vẫn có thể tạo nên những tác phẩm thơ tuyệt bút.
 
THƠ THẤT NGÔN
 
Thất Ngôn là thể loại Thơ  mỗi câu có bẩy chữ, số lượng câu không giới hạn. cách gieo vần trong thơ Thất Ngôn cũng rất đơn giản và “thoáng” có nghĩa là vần na ná tương tự cũng có thể chấp nhận được, miễn là đọc lên nghe xuôi tai, không chỏi  là được.
 
QUY LUẬT
 
 Hai câu đầu tiên  bắt buộc : Chữ cuối của câu thứ nhất vần với chữ cuối của câu thứ hai (thường là âm Bằng)
          Câu thứ ba, âm cuối  là vần Trắc .
Câu thứ tư, âm cuối là vần Bằng.
Sau đó cứ một câu vần Trắc lại một câu vần Bằng.
 
MÔ HÌNH THƠ THẤT NGÔN
 
1      2  3  4  5  6  7
1      2  3  4  5  6  7
1      2  3  4  5  6  7
1      2  3  4  5  6  7
1      2  3  4  5  6  7
1      2  3  4  5  6  7
1      2  3  4  5  6  7
 
Một bài thơ minh hoạ :
 
…Giải lụa nào hay áo em bay
Cho lòng ta bỗng ngất ngây say
Tình ơi, em đã bao nhiêu tuổi
Để nhớ để thương suốt tháng ngày
 
      Ai gõ vào tim từng tiếng đập
Cho hồn ta vỡ giấc mơ hoang
Em là Thiên Sứ đem ánh sáng
Từ thuở hồng hoang cõi địa đàng.
 
 
THƠ THẤT NGÔN TỨ TUYỆT
 
Giống như thể loại thơ Thất Ngôn, nhưng  Thất Ngôn Tứ Tuyệt là thơ  chỉ có bốn  câu. Sự khác biệt của thể loại thơ này là bố cục bài thơ được gói gọn trong bốn câu, còn quy luật thì cũng giống như thơ Thất Ngôn.
Ví dụ một bài thơ thuộc thể loại này :
 
Vạn pháp phù du khéo huyễn bày
Vô thường cho đến cả cỏ cây
Trăng non đương độ rồi trăng khuyết
Trong mắt em
                             Ngàn năm mây bay
 
 
THƠ THẤT NGÔN& THẤT NGÔN TỨ TUYỆT
 
Đây là cách làm thơ phối hợp hai thể loại Thất Ngôn lại với nhau.
Ví dụ một bài thơ minh hoạ :


 
 
 
TR LI
 
Cho tôi trở lại mái chùa xưa
Với ngói rêu phong đã mấy mùa
Với cả hồ sen hương bát ngát
Với chiều tịch mịch tiếng chuông đưa
 
Cho tôi trở lại mái chùa xưa
Trở lại giòng sông mát bóng dừa
Trở lại đồi thông vang tiếng gió
Có rặng hoa vàng ngủ giữa trưa
 
Cho tôi trở lại mái chùa xưa
Dầu đã phong trần trải nắng mưa
Dẫu lớp sóng đời ô tuổi ngọc
Dẫu bao cay đắng nếm chưa vừa
 
Cho tôi trở lại ngày thơ ấu
Nhặt lá bên hiên quét cổng chùa
Tôi học bài kinh quên từ độ
Xuôi dòng thế tục nếm cay chua
 
Cho tôi trả lại Người – nhân thế  -  
Trả những oan khiên, những nợ nần
Trả những lợi danh và phú quý
Trả tình yêu lại kẻ Tình Chân
 
Cho tôi góp lại muôn lầm lỗi
Làm gói hành trang trở lại chùa
Cho tôi kính cẩn dâng Chư Phật
Lễ vật tâm thành đắt giá mua
 
Cho tôi xin được yên nghỉ mãi
Dưới rặng thông ngàn vướng vít mây
Cho hồn tôi quyện hồn cỏ dại
Thênh thang cánh gió hướng trời Tây.
  
Hai khổ thơ đầu của bài thơ làm theo thể Thất Ngôn Tứ Tuyệt các khổ thơ còn lại làm theo thể Thất Ngôn
 
 
THƠ SONG THẤT LỤC BÁT
 
Song Thất Lục Bát là loại thơ gồm hai câu bẩy chữ, một câu sáu và một câu tám chữ.  Mỗi khổ thơ có bốn câu như vậy và không hạn chế số khổ thơ .Quy luật và âm vận được phối hợp như sau :
 
1      2  3  4  5  6  7
1      2  3  4  5  6  7
1      2  3  4  5  6
1      2  3  4  5  6  7  8
 
Ví dụ hai khổ thơ minh hoạ :
 
Thuở trời đất nổi cơn gió bụi
Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên
Xanh kia thăm thẳm từng trên
Nào ai gây dựng cho nên nỗi này
Trống trường thành lung lay bóng nguyệt
Khói cam tuyền mờ mịt thức mây
Bốn lần tên bắn trao tay
Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinh….
 
 
THƠ NGŨ NGÔN
 
Ngũ ngôn là thể loại thơ năm chữ,  không hạn chế số câu. Quy luật thơ như sau :
1   2   3   4   5
1   2   3   4   5
1   2   3   4   5
1   2   3   4   5
…………..
Chữ cuối của câu đầu là vần trắc, chữ cuối của câu tiếp theo là vần Bằng. Sau đó cứ một câu vần Trắc, một câu vần Bằng…
Ví dụ minh hoạ :
 
Mùa Vu Lan năm ngoái
Anh tặng đoá hoa tươi
Em cài lên áo mới
Như mang một nụ cười
 
Mùa Vu lan năm ấy
Hoa nở ngập đường vui
Em đi trên mộng ước
Như đi giữa giòng đời
 
Mùa Vu Lan năm ấy
Mắt mẹ vẫn sáng ngời
Như mặt trời rực rỡ
Cho mùa xuân em tươi ....
 
 
 
THƠ TỨ NGÔN
 
Thơ Tứ Ngôn là loại thơ bốn chữ. Giống như các loại thơ khác, mỗi khổ thơ gồm 4 câu , nhưng tuỳ theo bố cục bài thơ, ý thơ mà số câu nhiều ít khác nhau.
Chữ cuối các câu 2, 3, 6, 7,… là âm Bằng và vần với nhau. Chữ cuối các câu 1, 4, 5, 8, 9, …là vần Trắc.  Nói chung, từ câu thứ hai trở đi, cứ 2 câu âm Bằng lại kèm 2 câu âm Trắc…
 
Quy luật thơ bốn chữ :
1    2    3    4
1    2    3    4
1    2    3    4
1    2    3    4
1    2    3    4
1    2    3    4
1    2    3    4
1    2    3    4
 
Ví dụ minh hoạ
 
Trong phòng hương toả
Khói thuốc nhạt nhoà
Hương khói quyện hoà
Như ta quấn quýt
Anh là khói thuốc
Em thỏi hương trầm
Đôi ta phù vân
Cùng nhau chấp cánh.
 
 
 
THƠ LỤC NGÔN
 
Thơ lục ngôn là thơ sáu chữ. Quy luật thơ không khó lắm, nhưng làm theo thể loại này, thơ khó hay, trừ khi nhà thơ phải thật tài năng.
Luật thơ : Chữ cuối các câu 1 và các câu chẵn 2, 4, 6, 8…thuộc âm Bằng . câu lẻ 3, 5, 7,…thuộc âm Trắc. Chữ thứ tư của câu dưới thường vần với chữ thứ 6 của câu trên.
 
1      2  3  4  5  6
1      2  3  4  5  6
1      2  3  4  5  6
1      2  3  4  5  6
1      2  3  4  5  6
1      2  3  4  5  6
1      2  3  4  5  6  
1      2  3  4  5  6
 
 
Ví dụ minh hoạ :
 
  Tôi yêu, tôi yêu rất nhiều
Tôi yêu, yêu biết bao nhiêu
Tôi yêu tuổi thơ trong trắng
Tôi yêu ánh nắng mùa xuân
Tôi yêu chùm hoa hoang
Tôi yêu câu nói …ngại ngần
     
Tôi yêu trời xanh màu áo
Tôi yêu tiếng sáokhông
Tôi yêu giòng sông mây trắng
Tôi yêu một cánh diều say
Tôi yêu bàn tay thân ái
Tôi yêu một chiều mưa bay
 
 
THƠ BÁT NGÔN
 
Thơ bát ngôn là thơ tám chữ. Cách gieo vần cho thơ giống thơ Tứ ngôn như sau :
 
Chữ cuối các câu 2, 3, 6, 7,….âm Bằng, chữ cuối các câu 1, 4, 5, 8, 9…âm trắc .Nói chung, sau câu 2, 3, cứ cách 2 câu âm trắc lại là 2 câu âm bằng.
 
1   2   3   4   5   6   7   8
1   2   3   4   5   6   7   8
1   2   3   4   5   6   7   8
1   2   3   4   5   6   7   8
1   2   3   4   5   6   7   8
1   2   3   4   5   6   7   8
1   2   3   4   5   6   7   8
1   2   3   4   5   6   7   8
 
Ví dụ minh hoạ
 
…..Tình như gió bắt đầu cơn bão nổi
Tình như mây báo hiệu trận phong ba
Tình như men thiêu đốt suốt xương da
Tình nồng thắm mặn mà hoa đương độ
 
Gió đưa thuyền về bến sông kỳ ngộ
Đời đưa ta vào mê lộ tình yêu
Linh hồn ta nhắm mắt để bước liều
Không biết nữa Thiên Đường
                                                         Hay Địa Ngục
 
 
 
THƠ TỰ DO
 
Thơ tự do là thể loại thơ không quy định bắt buộc số chữ trong câu, số câu trong một bài, cũng không quy định âm luật cho bài thơ. Vì vậy, thơ tự do tuỳ thuộc vào sự gieo vần ngẫu hứng của tác giả.
Ngày nay , nhiều người tưởng mình làm “thơ tự do” nhưng thực ra chỉ là sự ghép nối những câu văn xuôi ngăn ngắn, bởi vì Thơ chỉ được gọi là Thơ khi đọc lên có vần có điệu, cho dù đó là thơ tự do đi nữa.
Ví dụ minh hoạ :
 
NẰM BÊN TRÁI
 
Anh có cái đầu
                     và một trái tim
Cái đầu ở giữa  nhưng trái tim không chịu nằm ở giữa
Cái đầu dùng công lý xét soi
                         nhưng trái tim có lý lẽ riêng của nó
Nó không cần sự biết điều hợp lý
Nó tự do như gió như mây,
                                   như cánh chim Hải Âu thênh thang trên những giải núi non       hùng vĩ
Có những khi cái đầu reo vui
                                    thì trái tim rên rỉ
Cái đầu nói đúng thì nó bảo sai, cái đầu muốn thôi
                thì nó bảo rằng cứ nữa
Ôi trái tim
nó che dấu bao nhiêu điều kỳ bí
Mà cái đầu không bao giờ hiểu được đến nơi
Chàng hoa tiêu ở trên phải nghe lệnh ông chủ điên cuồng ở dưới
Bởi vì khi cái đầu bóp nát trái tim
thì có nghĩa là nó theo nhau về nơi chín suối
Khi anh nói yêu em
đó là điều nghịch lý
Nhưng biết làm sao được
                                                 vì tim anh nằm bên trái
                     Em ơi !
 
 
 
Muốn làm thơ hay, các bạn phải có ý tưởng mới lạ, hoặc cái nhìn mới lạ về những sự vật, sự việc quen thuộc . Ngoài ra bạn phải có bố cục hay, tìm từ đắt giá.
 
Một bài thơ lý tưởng, là bài thơ làm cho người đọc có cảm xúc sâu sắc và ấn tượng khó phai với bài thơ đó.
Chúc các bạn thành công, sáng tác được những vần thơ tuyệt diệu .