Pages

Thursday, October 01, 2015

KHI NGƯỜI TA BÁN TUỔI TRẺ VỚI CÁI GIÁ QUÁ RẺ


Tác Giả: Khải Đơn – Blog- 28 Sep 2015
Ta cứ ngỡ tuổi thanh xuân là mãi mãi, ta từ tốn làm những việc cần làm và vội vã tiêu xài nhiệt huyết vào những điều không đáng.
youth
Tháng 4.2014, tôi đi Tây Ninh. Buổi chiều hôm ấy ngồi trong quán cà phê, nói chuyện với một em trai 17 tuổi. Nhà em ở huyện Bến Cầu. Nghỉ học giữa chừng, em đi làm giữ xe ở quán cà phê, một tháng kiếm 2 triệu, chủ quán bao cơm.
Em ngồi như vậy từ 7 giờ sáng đến 11 giờ tối, cùng với một người nữa, có thay phiên để nghỉ ngơi chút đỉnh trong giờ vắng khách. Mỗi ngày em kiếm được chừng 70.000 đồng. Em không phải người trẻ đầu tiên tôi gặp phải bán thời gian trẻ nhất của mình để kiếm đủ số tiền lo hai bữa ăn và giúp đỡ một người thân nào đó trong cuộc sống thường nhật.
Ở Sài Gòn cũng không khác. Hàng chục ngàn em trai, em gái, 13 -15 tuổi, trẻ trung, xinh đẹp, lơ ngơ vào thành phố, làm một công việc gì đó như giữ xe, ngồi ghi vé xe, ngồi xếp trái cây, đứng xếp sữa lên kệ, ngồi đánh dấu người ra vào cơ quan… Những công việc ấy có ưu điểm: đem lại miếng ăn – vốn cực kỳ ngặt nghèo và khó khăn với những đứa trẻ ở nông thôn, sinh ra trong gia đình nghèo khó và không có việc làm. Em nói với tôi: “Em may mắn có việc, chứ bạn em ngồi quán cà phê cả ngày, không việc làm, lại nợ tiền… cà phê”.
Chuyện nói ra như đùa. Thật là một tin mừng vì cuối cùng những người trẻ ở nông thôn cũng tìm được việc gì đó làm, kiếm được chút tiền cho bữa ăn hàng ngày, và họ không phạm tội ác gì ghê gớm vì… quá rảnh. Nghĩ như vậy cho lạc quan, bởi còn biết bao người trẻ ngoài kia la cà ngoài quán game, thất nghiệp thành trộm cướp, ăn bám gia đình.
Nhưng tương lai của họ là gì, nếu năm tháng đáng giá nhất này, họ chỉ ngồi để kiếm tiền. Họ ngồi hết 8 tiếng, 12 tiếng rồi trở về nhà, ngã lăn trên những tấm chiếu tạm bợ của phòng trọ, ngủ say ngất đi, để rồi sáng mai lại tỉnh dậy, ngồi tiếp những ngày tháng khác hòng có tiền lương mỗi tháng. Họ không tiến triển chút nào trong nghề nghiệp, hoặc có thêm rất ít chuyên môn, vì chuyên môn chính chỉ là ngồi, nhìn, đứng, đi lại, hỏi han, dắt xe.
Đó là các nghề lương thiện. Nhưng đó là các nghề bán đổi tuổi trẻ và thời gian để lấy tiền mưu sinh, nơi các ông bà chủ nhìn vào bạn, thấy bạn 18 -20 tuổi, trẻ khỏe, xinh đẹp, có thể dắt xe không mỏi tay, đứng lâu không mỏi chân, hay xinh đẹp cho khách đến nhìn cho đẹp mắt (giống một cái bình hoa). Người ta trả tiền để mua tuổi trẻ và tháng ngày của bạn, với giá 100.000 đồng 24 giờ. Giá siêu rẻ!
Tôi quen một thầy giáo, ông rất giỏi tiếng Anh. Khi ông theo một chương trình nghiên cứu đi Mỹ, chúng tôi ngồi nói chuyện. Ông kể rằng năm ông 14 tuổi, vì gia đình gặp nạn, cha ông đi tù, mẹ ông từ người làm công chức phải ra hàng chạy chợ kiếm tiền nuôi 4 đứa con. Ông “đã lớn” nên phải theo mẹ ra chợ giữ xe, nghỉ học sớm. Hàng ngày ông xé một trang trong quyển từ điển tiếng Anh loại rẻ tiền mà ông mua ở một hàng sách cũ, dắt theo trong người, rồi ra bãi giữ xe.
Hết ngày hôm đó, dù có phải dắt xe hay không dắt xe, đông khách hay không đông khách, ông cũng quyết phải học thuộc các từ trong ấy, dùng bút chép lung tung vào quyển vở mang theo. Quyển từ điển vơi dần, ông cũng thuộc thêm nhiều từ, nhiều câu, cộng với mấy quyển sách học viết, ông tự học tiếng Anh và vẫn đi giữ xe, kiếm tiền phụ mẹ nuôi em. Khi tiễn ông ra sân bay, tôi không thể tin người đàn ông chững chạc và thành đạt trước mắt mình lại từng 14 tuổi, đi giữ xe, chạy chợ và học thành thạo một ngôn ngữ.
Khi nhìn thấy những ánh mắt trẻ làm các nghề ngồi, nghề giết thời gian đổi tiền, tôi nghĩ tới ông, nghĩ tới cả những người Nhật tôi từng gặp, đi một chuyến tàu 20 phút về nhà cũng giở sách ra đọc, coi như đọc được vài trang. Mỗi ngày người công chức Nhật đi làm đọc 3 trang sách, 30 ngày là được 30 trang từ điển và 90 trang sách. Cái thời gian ngắn ngủi, ngán ngẩm và tiêu tốn mà các bạn đang phải đem ra để đánh đổi lấy tiền ăn, tiền sống, thực ra cũng có thể tận dụng theo một cách khác.
Bạn có thể đọc hết một quyển sách trong 3 tháng, có thể chậm hơn một em sinh viên ngồi cả ngày trong thư viện. Bạn có thể học hết một quyển chuyên đề trong 4 tháng, càng chậm hơn so với một người có chuyên ngành và được cha mẹ trả tiền cho đi học. Nhưng dù chậm trễ đến vậy, bạn cũng đang tiêu xài những khoảnh khắc ngắn một cách có ích, thay vì ngán ngẩm ngồi nhìn khách vào tòa nhà, ngán ngẩm ngồi canh kệ thuốc lá, ngán ngẩm ngồi chờ khách ra xe, ngán ngẩm mở những clip hài trên mạng cho nhau xem, cười hề hề, xem truyện (nên đọc khi về nhà ngủ), check Facebook, tán dóc điện thoại, tốn tiền xem hàng online giá rẻ mà không có lúc nào đi mua được.
Lâu rồi, trên đài phát thanh tôi từng nghe, có kể chuyện một anh chế máy nông cụ. Người ta hỏi anh vì sao làm công chức giấy tờ lại biết chế máy cho nông dân, mà chế có vẻ thực tế vậy. Anh kể, hàng ngày tôi đi làm, đều phải ngồi xe công ty một tiếng để tới thành phố vào làm. Một tiếng đó tôi ngồi đọc sách, vẽ mẫu, xong đâu đấy thì chế thử, cuối cùng cũng ra.
Vậy là khi vài chục người khác cùng công ty trên chuyến xe của anh đang ngủ, đang tán dóc, đang nghe nhạc, đang nói xấu đồng nghiệp, thì anh ta đọc sách. Với một năm đi làm, anh ta vừa có lương, vừa “thặng dư” được 200 – 300 giờ đọc sách, tức là tương đương 8 – 12 ngày đọc sách 24 giờ liên tiếp. Mớ kiến thức tưởng chừng đùa giỡn của anh công chức, trang từ điển tưởng chừng xé ra chơi của ông thầy, gom lại đã thành một tương lai rất khác của người ta – khi ta trẻ và thừa thãi thời gian để tiêu phí.
Bây giờ còn dễ hơn xưa cả trăm lần. Ông thầy tôi phải tốn công xé giấy, anh công chức phải vác sách theo. Chớ bây giờ, ai cũng có cái điện thoại để nghe nhạc, chơi Facebook, xem phim, xem clip hài. Mấy cái điện thoại đó có thể xem được vô số loại sách vở trên đời, cứ mở ra nhìn vô là thấy thứ để đọc.
Hãy tưởng tượng mà xem, khi bạn 18 -20 tuổi, người ta sẵn sàng thuê bạn để ngồi, để làm bảo vệ, làm tiếp viên, làm nhân viên đón khách… vì bạn trẻ, đẹp, có nụ cười tươi, có sức khỏe, có vóc dáng. Đến khi bạn 40 tuổi, nhan sắc tàn, sức khỏe xấu, vóc dáng béo phệ, và bạn vẫn chẳng biết làm gì hơn là bán thời gian của mình để… ngồi, liệu có còn ai thuê bạn không?
Vào một lúc nào đó…  ta phải chi xài tuổi trẻ của mình một cách hợp lí, dù đang bị trăm thứ cơm áo gạo tiền ghì lấy.
Mình phải biết một thứ gì đó thật tốt, phải có một “chuyên môn” gì đó, dù nhỏ tí xíu và đơn giản, phải có tri thức cho chính mình, dù ít hay nhiều. Trong một bài nói chuyện tôi từng nghe, bà diễn giả bảo bà cực kỳ ngạc nhiên về sự thay đổi của công nhân Trung Quốc, ở khu công nghiệp bà khảo sát, có những lớp dạy tiếng Anh cả 2-3 giờ sáng, dạy theo bất cứ ca nào có công nhân cần học. Và giờ thì giá tiền lương công nhân Trung Quốc hết rẻ nhất rồi vì họ chăm quá mà.
Thôi mình đừng ngồi ngơ ngác nhấn chìm thời gian nữa…. chỉ để đổi lấy vài triệu ít ỏi cho cơm áo hàng ngày.
http://www.gocnhinalan.com/nhung-cuon-sach-hay/gia-cua-tuoi-tre.html

Wednesday, July 22, 2015

Cuộc vượt ngục chấn động nước Mỹ qua lời kể của kẻ đào tẩu

Thứ tư, 22/7/2015 | 01:00 GMT+7

David Sweat và Richard Matt có thể ra vào buồng giam và chui xuống đường hầm bên dưới nhà tù an ninh bậc nhất Mỹ một cách dễ dàng trong suốt 6 tháng nhờ nghiên cứu kỹ thời gian cũng như quy luật hoạt động của các nhân viên quản giáo.
150606145342-escaped-ny-convic-3728-3266
Richard Matt (trái) và David Sweat. Ảnh NYTimes
David Sweat, phạm nhân lĩnh án tù chung thân tại Trại cải tạo Clinton, New York, đêm nào cũng lén chui qua lỗ nhỏ tự tạo trên bức tường buồng giam xuống một hệ thống đường hầm chằng chịt bên dưới nhà tù để nghiên cứu rồi trở về như chưa có chuyện gì xảy ra.
Sweat thực hiện trót lọt việc này trong nhiều tháng bởi hắn nắm rõ lịch thay ca và nghỉ ngơi của các nhân viên cai ngục. Quá trình thăm dò của Sweat bắt đầu từ mùa đông năm ngoái và kéo dài đến tận đầu tháng 6 năm nay. Sau khi tính toán hàng trăm phương án, kế hoạch đào tẩu của tên sát nhân cuối cùng cũng hình thành.
Các thông tin trên được Sweat tiết lộ sau khi vượt ngục thành công cùng bạn tù Richard Matt nhưng bị bắt lại vào cuối tháng trước. Theo những gì Sweat khai với cơ quan điều tra, hắn ấp ủ âm mưu vượt ngục từ rất lâu nhưng chỉ thực sự nghiêm túc bắt tay thực hiện kế hoạch khi được chuyển đến cạnh phòng giam của Matt hồi cuối tháng một. Sweat gần như ngay lập tức bắt đầu dùng một lưỡi cưa sắt âm thầm cắt thủng bức tường buồng giam của cả hắn và đồng phạm Matt.
Khi một bạn tù thắc mắc về những tiếng ồn phát ra trong đêm từ buồng giam của Sweat, hắn chỉ trả lời rằng đang kéo dãn vải để vẽ hoặc làm khung. Sweat rất có năng khiếu hội họa. Hắn được cho là từng tặng tranh cho cán bộ trại giam để đổi lấy một số đặc quyền.
Đến tháng hai thì Sweat tiếp cận đến không gian phía sau buồng giam. Hàng đêm, hắn phải chờ đến 23h30 rồi mới chui qua lỗ trên tường, lợi dụng các đường ống nước để trèo xuống hệ thống đường hầm. Sweat dành phần lớn thời gian mày mò tại đây và chỉ trở về khi đồng hồ chỉ 5h30. Sweat lặp lại đều đặn chuỗi hành động trên cho đến khi tìm được một ống cống mà hắn quả quyết rằng đó chính là đường thoát thân. Tuy nhiên, con đường này dẫn tới một ngõ cụt.
Nhưng không vì thế mà Sweat từ bỏ ý định. Tên sát nhân lại phát hiện ra một khu vực khác với nhiều đường ống thông xuyên qua đường hầm chạy phía dưới bức tường bao quanh nhà tù. Sweat cho hay hắn có thể thấy những đường ống này nối tới một đường hầm khác, cách đó chừng 6 mét, phía ngoài trại giam.
Với búa tạ và vài dụng cụ cầm tay ăn trộm được, Sweat bắt đầu bào mòn lớp bê tông trên tường của đường hầm. Để tránh bụi bẩn bám vào người, Sweat mang theo một bộ quần áo khác để thay mỗi khi làm "nhiệm vụ". Việc đào xới diễn ra vô cùng chậm chạp bởi bức tường quá cứng.
pipe-1433817717-660x0-5911-1437486643.jp
Lỗ thủng mà Sweat và Matt cắt trên ống cống bên dưới Trại cải tạo Clinton. Trước khi biến mất chúng còn để lại mảnh giấy ghi dòng chữ "Chúc một ngày tốt lành". Ảnh: NYTimes
Ngày 4/5, trại Clinton tắt hệ thống sưởi. Các đường ống dẫn hơi nước vì thế nguội dần. Sweat quyết định thay vì tiếp tục đục phá hắn sẽ cắt thẳng vào đường ống lớn đi xuyên qua bức tường bê tông trong hầm. Sử dụng lưỡi cưa có tay cầm bó bằng giẻ rách, Sweat dành hơn 4 tuần để khoét hai lỗ vào và ra ở hai đầu đường ống, đủ lớn cho một người chui qua. Sweat và Matt chỉ dám thực hiện kế hoạch vào đêm 6/6 sau khi đã thử nghiệm hàng chục lần trước đó.
Dù khá tỉ mỉ trong việc lên phương án trốn khỏi nhà tù nhưng hai kẻ sát nhân lại không tính kỹ đường đi nước bước khi đã ra bên ngoài. Joyce E. Mitchell, quản giáo tại trại Clinton, người bị cáo buộc thông đồng với hai tên tù nhân, đáng nhẽ phải lái xe tới đón Sweat và Matt nhưng lại không xuất hiện. Trong lúc chưa biết đối phó như thế nào, hai tên chỉ còn cách lao vào rừng tìm đường tẩu thoát.
Hai tên sát cánh cùng nhau khá lâu nhưng sau đó phải tách riêng vì theo Sweat, đồng bọn già luôn trong tình trạng say xỉn và di chuyển quá chậm chạp. Ngày 26/6, Matt bị một nhân viên an ninh liên bang bắn hạ vì không chịu buông súng khi nhận được tín hiệu cảnh cáo. Hai ngày sau, một trung sĩ cảnh sát phát hiện ra Sweat trên con đường nhỏ cách biên giới Canada khoảng 1,6 km. Viên cảnh sát đuổi theo Sweat tới một cánh đồng vắng và giơ súng bắn bị thương kẻ vượt ngục từ khoảng cách 45m.
Kết quả điều tra ban đầu cho thấy quản giáo Mitchell đã tuồn lưỡi cưa, đục cùng các công cụ khác vào tù để hỗ trợ Matt và Sweat tẩu thoát. Giới chuyên gia nhận định vụ việc lần này là bài học đắt giá đối với chính quyền trong công tác quản lý trại giam cũng như triển khai chiến dịch truy bắt phạm nhân vượt ngục.
cats-1433820260-660x0-5651-1437486643.jp
Khuôn viên Trại cải tạo Clinton và địa điểm hai tù nhân thoát ra ngoài. Ảnh: NYTimes
Vũ Hoàng (theo New York Times)

Thursday, October 31, 2013

Không giữ được nhiệt, lại còn độc hại

Ngày 31.10.2013, 04:04 (GMT+7)
Bình giữ nhiệt Trung Quốc giá rẻ:

SGTT.VN - Gần đây, trên thị trường xuất hiện vô số loại bình giữ nhiệt giá rẻ, hình dáng, màu sắc khá bắt mắt khiến nhiều người tiêu dùng tò mò mua về dùng thử. Tuy nhiên, đã có không ít người tiêu dùng ở TP.HCM sau khi sử dụng loại bình này mới té ngửa – bình không đúng chức năng và có mùi hôi!.
Bình giữ nhiệt của Trung Quốc giá chỉ dưới 100.000 đồng/bình nhưng chất lượng quá kém và độc hại.
Xài một lần rồi… bỏ
Đầu tháng 8.2013, chị Ngọc Trang ở quận 11 thấy siêu thị điện máy giảm giá bán bình giữ nhiệt inox chỉ còn 49.000 đồng bèn hăm hở đi mua. Bình dung tích khoảng 500ml, nhìn khá bắt mắt; siêu thị lại quy định chỉ bán mỗi người một cái. Lần đầu tiên sử dụng chị khá hài lòng vì giữ nước đá từ 8 giờ sáng đến 20 giờ vẫn chưa tan hết. Thế nhưng, vài lần sau đó nữa thì vỏ inox bị móp nhiều chỗ mặc dù được giữ gìn cẩn thận. Và, theo chị Ngọc Trang, mặc dù chỉ sử dụng bình chứa đá lạnh nhưng “sau vài lần sử dụng thì khả năng giữ lạnh không còn nữa”, đá tan mau hơn cả bình thông thường. “Không chỉ vậy, sau khi chà rửa bình kỹ càng, tui mở nắp bình ra định uống thì mùi nhựa xông lên nồng nặc”, chị Trang bức xúc.
Trường hợp khác, chị Đặng Thị Hoàng, nhà đường Bùi Văn Ba, quận 7, hôm cuối tuần rồi chị mua một bình giữ nhiệt hiệu Carlmann ở siêu thị Metro Bình Phú (quận 6) giá 66.900 đồng. Chị Hoàng mua bình này để giữ nước ấm pha sữa cho con hai tháng tuổi, nhưng không ngờ, nước sôi đổ vào thì thân bình nóng đến mức không thể cầm được, sau vài giờ nước sôi cũng thành nước nguội! “Siêu thị có chương trình giảm giá sốc tới 49%, tui thấy rẻ quá mua dùng thử, ai dè xài một lần phải bỏ”, chị Hoàng ấm ức.
Ngoài việc không thể giữ nóng, lạnh như quảng cáo, nhiều người tiêu dùng khi mua bình giữ nhiệt Trung Quốc với giá chỉ dưới 100.000 đồng/bình còn phát hiện nắp nhựa có mùi hôi nhưng cứ nghĩ hàng mới, sau thời gian sử dụng sẽ mất mùi. Thế nhưng, như chị Ngọc Trang trình bày, mặc dù đã ngâm xà bông và rửa thật kỹ mùi hôi nhựa vẫn không phai chút nào. Anh Nguyễn Lâm ở quận 10 thấy siêu thị Big C trên đường Tô Hiến Thành, quận 10 bán bình giữ nhiệt có màu đỏ bắt mắt, bên ngoài vỏ hộp ghi toàn chữ Hàn Quốc, giảm giá chỉ còn 88.000 đồng. Nhưng nhìn kỹ thì hoá ra là bình Trung Quốc, nhiều bình nắp bị bật ra. “Tui lựa mãi mới được một chiếc ưng ý nhưng mở ra xem bên trong, mùi nhựa của nắp bình bốc mùi hôi không chịu nổi”, anh Lâm cho biết.
Giá rẻ và... độc hại
Theo khảo sát của phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị, trên thị trường hiện có khá nhiều loại bình giữ nhiệt. Bên cạnh các loại bình mang thương hiệu Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc… có mức giá trên 200.000 đồng đến 1,2 triệu, thị trường cũng tràn lan bình Trung Quốc kém chất lượng, giá bán chỉ từ 45.000 – 95.000 đồng/cái. Khả năng giữ nhiệt của loại bình Trung Quốc được quảng cáo giữ nhiệt ở nhiệt độ cao (nước nóng) trung bình 12 tiếng, nhiệt độ thấp (đá lạnh) khoảng tám tiếng nhưng hầu hết người tiêu dùng mua sử dụng thì không phải như vậy.
Tại chợ Kim Biên, chủ cửa hàng inox T.T. thấy chúng tôi còn phân vân loại bình giữ nhiệt thương hiệu ZEBRA (Thái Lan) có giá cao (250.000 đồng/bình) liền đưa ra mười loại bình giữ nhiệt Trung Quốc khác chào mời. “Mấy chú muốn giá rẻ thì có loại của Trung Quốc, chưa tới 100.000 đồng/bình, nếu mua nhiều làm quảng cáo để tặng thì tui bỏ sỉ cho!”, chủ cửa hàng xởi lởi. Chúng tôi mua một bình giữ nhiệt giá 75.000 đồng, vừa đổ nước sôi vào thì ngoài bình nóng đến phỏng tay. Khoảng hai, ba giờ sau có thể đổ nước “sôi” ra ly uống được. Tương tự, nước đá lạnh cũng thành nước nguội!
Chúng tôi đem một số nắp bình giữ nhiệt Trung Quốc loại rẻ tiền tới các công ty sản xuất đồ nhựa tại TP.HCM đối chiếu chất lượng. Đại diện các công ty này khẳng định nắp nhựa có mùi hôi là do sử dụng nhựa PP tái sinh. Loại nhựa này nếu tái sinh càng nhiều lần thì mùi hôi càng nồng và không phai theo thời gian. “Loại nhựa này rất độc hại, thường chỉ sử dụng làm chậu trồng hoa, thổi thành túi chứa rác chứ tuyệt đối không sử dụng trong thực phẩm!”, ông Trần Minh Trung, giám đốc công ty nhựa Lương Trung Tín quận Tân Phú nói.
Ông Nguyễn Hữu Hoàng, giám đốc công ty TNHH Trung Huy, chuyên nhập khẩu hàng gia dụng cao cấp Thái Lan cũng cho hay, bình giữ nhiệt mà có giá chỉ vài chục ngàn đồng/bình chắc chắn là hàng kém chất lượng. Bình chất lượng tốt phải sử dụng loại inox dùng cho thực phẩm – loại inox 304, không bị ôxy hoá, không hoen gỉ. Phần nắp sử dụng nhựa nguyên sinh, loại nhựa được phép sử dụng để chứa thực phẩm. Hiện thị trường có nhiều loại bình giữ nhiệt inox 304 hiệu ZEBRA (Thái Lan), Lok&Lok (Hàn Quốc), Con Voi (Nhật), Thermos (Thuỵ sĩ)… đã được các cơ quan có chức năng kiểm tra về chất lượng và chứng nhận an toàn cho sức khoẻ khi tiếp xúc thực phẩm được bày bán nhiều ở các chợ và các siêu thị. Người tiêu dùng nên lựa chọn những sản phẩm có thương hiệu.
Theo tìm hiểu thì bình giữ nhiệt inox kém chất lượng được làm từ chất liệu rẻ tiền, sau một thời gian sử dụng sẽ bị gỉ sét (gây độc hại khi chứa thức uống, thực phẩm). Các loại bình này còn được sử dụng inox mỏng, nhẹ, dễ bị móp khi có va chạm nhẹ. Một số nhà sản xuất Trung Quốc còn cho cát vào phần đáy bình nhằm tăng trọng lượng và tạo cảm giác được làm từ inox dày, chắc chắn. Phần cát này tiếp xúc với nhiệt độ lạnh hoặc nóng sẽ dẫn đến ẩm độ cao, có mùi bất thường, gây hại cho sức khoẻ.
Hoàng Bảy – Minh Cúc

Hô biến nông sản Trung Quốc thành hàng... Việt

Nhiều người biết phố Hòa Đình là nơi buôn bán hàng nông sản TQ từ lâu, nhưng, để biết họ mông má hàng TQ thành hàng Việt thì không phải dễ. PV đã xin vào làm công nhân bốc vác ở đây trong 3 ngày.
 >> Đất Thổ Tang, đầu bảng buôn nông sản Tàu
 >> Cả làng bỏ ruộng đi buôn nông sản Tàu
 >> Phố đầu nậu nông sản Trung Quốc ở Bắc Ninh

Bài 1: Làm công nhân ở “chợ” nông sản

Từ lâu, ở khu phố Hòa Đình, phường Võ Cường, TP.Bắc Ninh (Bắc Ninh) đã được biết đến với nghề buôn nông sản nổi tiếng ở cả miền Bắc. Gần đây, rất nhiều hộ dân đã đi buôn hàng nông sản Trung Quốc (TQ) rồi về tuốt thành hàng Việt. Từ điểm tập kết này, nhiều nông sản đội lốt Việt được phân phối đi khắp cả nước.

Thực tế, nhiều người đã biết phố Hòa Đình là nơi buôn bán hàng nông sản TQ từ lâu. Thế nhưng, để biết họ buôn bán ra sao, việc mông má hàng TQ thành hàng Việt thì không phải dễ. Cũng bởi lẽ đó, phóng viên đã xin vào làm công nhân bốc vác ở đây trong 3 ngày liên tục.

Xe tải đến nhập hàng ở các cơ sở thu gom, buôn bán hàng nông sản Trung Quốc.
Xe tải đến nhập hàng ở các cơ sở thu gom, buôn bán hàng nông sản Trung Quốc.

Ngày đầu làm "cửu vạn"

Vốn quen biết với Chương (tên các nhân vật trong bài đã được thay đổi)- một "ông anh xã hội", nên khi nghe tôi có ý định xin vào làm công nhân ở phố nông sản này, anh ta đồng ý giới thiệu ngay. Trước khi làm "thủ tục" nhận vào làm công nhân, tôi được Chương cho biết, cả phường Võ Cường có 5 khu phố, nhưng chỉ duy nhất có khu phố chợ Hòa Đình là giàu hơn cả, bởi người dân ở đây kinh doanh hàng nông sản TQ. Hiện cả phố có khoảng gần 30 cơ sở kinh doanh lớn nhỏ nằm chủ yếu ở 2 cung đường chính là Nguyễn Văn Cừ và Lý Anh Tông. Trong đó chỉ có 2 - 3 cơ sở kinh doanh quy mô lớn như cơ sở kinh doanh của Doanh nghiệp tư nhân T.H, cơ sở chuyên nông sản T.N, T.O.

Sau khi giới thiệu xong, Chương hất hàm hỏi tôi: "Thế chú muốn vào cơ sở nào để anh xin". Nghe tôi nói, muốn vào hẳn cơ sở lớn cho đàng hoàng, Chương liền bảo: "Ok, anh xếp cho chú vào chỗ T.H nhé, trong đó có thằng "đệ" của anh làm quản lý. Chú vào đó thì yên tâm".

Đúng như lời đã hứa, Cường đưa tôi thẳng đến nhà kho Doanh nghiệp T.H. Qua quan sát, tôi nhận thấy không khí làm việc tại đây hết sức khẩn trương. Ban ngày, trong cơ sở này, lúc nào cũng có đến 3 - 4 xe ô tô tải đang chờ "ăn" hàng với một đội cửu vạn toàn dạng "vai u, thịt bắp" khoảng trên 10 người nối đuôi nhau xếp hàng vào xe.

Chương dẫn tôi đến gặp Quang mà như anh ta giới thiệu là "thằng đệ" của mình. Quang đang bốc hàng vào xe tải phía ngoài nhà kho. Do thống nhất từ trước, nên Quang không hỏi tôi thêm gì, chỉ dặn khi gặp bà chủ thì bảo quê Bắc Ninh. Sau màn "chào hỏi" không thể ngắn gọn hơn, Quang đưa tôi tiến thẳng vào trong nhà kho gặp một người phụ nữ tên H - chủ của kho hàng này. Được Quang giới thiệu, bà chủ đồng ý nhận tôi làm công nhân ở đây.

Đường đi của "hàng Tàu"

Ngày đầu do mới làm, chưa quen việc, nên tôi được giao dọn vệ sinh nhà kho. Công việc chủ yếu là thu dọn vỏ và các loại nông sản thối bỏ đi. Rảnh thì đứng trực để tiếp hàng lên sàng, cứ lọc tới đâu hết hàng thì lại bốc bao khác lên. Liên tục cứ thế cho đến khi đủ hàng cho khách mới thôi.

Làm một lúc đến khoảng gần 12 giờ trưa thì có một xe tải mang biển số Nghệ An 37C-000.xx đến lấy gần 7 tấn hành tây và hành tái nhỏ. Tôi được một nhân viên quản lý tên Nam huy động cùng với một công nhân nữa đứng cân hàng. Khi xe hàng Nghệ An rời đi, cũng là lúc đồng hồ trong kho điểm 12 giờ trưa.

Biết đến giờ nghỉ trưa, Quang đến vỗ vai tôi bảo: "Đi ăn cơm thôi. Ở đây chả ai chờ đâu, cứ đủ mâm 6 người là chén, vào muộn thì chỉ ăn thừa thôi". Ngồi cùng mâm cơm với tôi và Quang còn có thêm 4 công nhân khác, 2 người quê Bắc Giang, còn 2 người còn lại quê ở Phú Thọ. Tôi thắc mắc, ăn cơm thế này, công nhân mình có hay được ăn rau, củ ở nhà kho doanh nghiệp không?

Quang nhanh nhảu đáp: "Trong kho nhà toàn nông sản Tàu cả, thấy bảo độc lắm, nên cũng hạn chế ăn. Toàn ăn rau mua ngoài là chính".

Thấy tôi có vẻ mệt sau nửa ngày làm việc đầu tiên, Quang bảo: "Làm ở đây thời gian nhiều, hơi vất, công thấp. Nhưng được cái có chỗ ăn ngủ luôn cũng đỡ". Nói xong, Quang tâm sự thêm, những ngày thường, Doanh nghiệp T.H có khoảng gần 100 người được chia làm 2 đội, 1 đội làm ca ngày và đội còn lại làm ca đêm. Còn đối với những tháng giáp tết, hàng về nhiều số lượng công nhân có thể tăng lên.

Công việc buổi chiều bắt đầu vào lúc 2 giờ. Lúc này cũng là thời điểm các tiểu thương, đầu nậu khắp các tỉnh như Thanh Hóa, Khánh Hòa, Lâm Đồng… đã cho xe tải tấp vào tận trong kho để chờ "ăn" hàng. Tôi được người quản lý tên Minh, phân công sang tổ bốc vác. Riêng buổi chiều ngày 29/7, theo quan sát và ước lượng của tôi, số lượng hàng nông sản tại Doanh nghiệp T.H xuất hơn 80 tấn nông sản các loại, trong đó chiếm đa số vẫn là hành tây và cà rốt.

Về đêm, tôi đếm được có 4 xe container và xe tải với tải trọng khoảng 40 tấn đổ hàng vào 2 nhà kho của cơ sở này. Theo Quang, 100% số xe hàng này đều lấy hàng rau, củ TQ từ cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) về đây để tập trung phân loại, sơ chế. Các loại hàng này chủ yếu là hàng khô như hành tây, hành thái nhỏ, tỏi, gừng, khoai tây, cà rốt (riêng cà rốt luôn được bảo quản trong kho lạnh) đợi công nhân ca đêm sơ chế.

Sang ngày thứ 2, tôi chỉ làm "lớt phớt" và dành chủ yếu thời gian để đi quan sát kho hàng này. Qua quan sát, tại cơ sở kinh doanh của Doanh nghiệp T.H có 3 địa điểm chính, trong đó có 1 văn phòng làm việc và 2 nhà kho chứa hàng diện tích tổng thể lên đến vài nghìn m2 đều nằm trên đường Lý Anh Tông.

Với một kho chứa hàng chính 3 gian được lợp mái tôn và đệm lót chống cháy khá kiên cố, sức chứa có thể lên đến hàng nghìn tấn hàng, toàn bộ 2 nhà kho được chia làm 26 lô hàng riêng biệt theo các nông sản. Đặc biệt, có 3 kho lạnh có diện tích lên đến cả trăm m2 dùng để chứa cà rốt với số lượng có thể lên đến vài chục tấn hàng.

 Ông Đỗ Thanh Lam - Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường:

Do các doanh nghiệp buôn bán thường sử dụng nhiều hình thức, thủ đoạn tinh vi nên việc xác minh nguồn gốc xuất xứ rất khó khăn. Các mặt hàng này nhập vào nước ta từ nhiều nguồn. Thực tế để xác định nguồn gốc thực của hàng đội lốt “made in Vietnam” rất khó nếu không bắt quả tang tận nơi sản xuất. Họ thường đặt sản xuất trực tiếp tại Trung Quốc với nhãn mác “made in Vietnam” rồi đưa ngược về Việt Nam tiêu thụ; hoặc tìm các địa điểm ở Việt Nam rồi thay đổi nhãn mác...

Chúng tôi khuyến nghị cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp để giải quyết vấn đề này, mà giải pháp quan trọng nhất là làm sao phải có nền sản xuất phát triển từ xây dựng cơ chế chính sách, thiết lập được kênh phân phối tốt đến sản phẩm nhập khẩu, tiêu thụ phải có nguồn gốc rõ ràng. Bên cạnh đó là việc điều tra xử lý các vụ việc, làm tốt công tác tuyên truyền pháp luật, đặc biệt là người sản xuất để họ hướng tới nền sản xuất sạch; tuyên truyền để người tiêu dùng có thói quen lấy hóa đơn khi mua bán, tiêu dùng.

Mai Hương ghi)

Ông Nguyễn Hà Bắc - Phó Chủ tịch UBND phường Võ Cường:

Hàng năm UBND phường giao cho công an phường phối hợp với thanh tra giao thông thành phố quản lý về an toàn giao thông như kiểm tra, xử phạt các xe tải đậu, dừng đỗ trái quy định để mua bán nông sản. UBND phường còn quản lý thêm về vấn đề vệ sinh môi trường. Còn về vấn đề chất lượng nông sản ra sao, các cơ sở kinh doanh trên địa bàn nhập về bao nhiêu hàng, tiêu thụ hàng đi những đâu thì UBND phường không quản lý vì không có chức năng và thẩm quyền để giải quyết xử lý.

Trần Quang (ghi)

Theo Trần Quang
Dân Việt

Monday, October 28, 2013

Thâm nhập động hổ con giữa Sài Thành

Mất ba tháng làm quen, ăn nhậu, “cò” T. mới chịu dẫn đến “hầm” hổ. Đó là một ngày nắng chói cuối tháng 8. Xe chúng tôi rời TP. Hồ Chí Minh thẳng quốc lộ 13 xuống huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Ngồi trên xe, T… không nói nhiều, sự vồn vã thân tình mấy tháng qua chưa xóa hết nghi ngại trong T.
Vào rừng tìm hổ
Tới trung tâm thị trấn Bến Cát, xe rẽ xuống chợ và dừng lại gần vòng xoay. T. móc điện thoại ra gọi cho một ai đó. 30 phút sau, một chiếc ô tô màu đen sẫm bốn chỗ chạy tới. Chúng tôi chuyển sang xe này. Xe lăn bánh hết đường nhựa, đường đá, đường đất như lạc vào mê cung. Cuối cùng xe dừng trước một ngôi nhà gỗ, lọt thỏm giữa rừng cây cao su.
Hổ, rừng, phố, săn, Sài Thành

Hai con chó béc giê đón khách bằng những tiếng sủa hăm dọa. Như được báo trước, cánh cổng hé mở. Vừa bước vào thềm nhà, một người đàn ông lực lưỡng, đầu trọc, người đầy vằn vện bước ra cúi chào. Người này nói giọng trọ trẹ: “Các anh thứ lỗi, cho em kiểm tra theo lệnh ”. Theo lời người này, chúng tôi bỏ tất cả ví, điện thoại, bút… vào trong một tủ sắt. Người đàn ông này cầm máy dò quanh người chúng tôi. Phía trên trần nhà có hai camera đang nhấp nháy quay.
Bước vào phòng khách, đập vào mắt chúng tôi là một bình 20 lít, bên trong một con hổ. T. nói nhỏ: “Con này 12kg đây, ngâm làm cảnh thôi”. Không đợi khách uống hết tách trà, gia chủ bước vào hồn hậu nở nụ cười. Gia chủ là B.- một người đàn ông tuổi trung niên, dáng thấp đậm, đầu hơi hói. T. đi thẳng vào vấn đề khi giới thiệu tôi là cán bộ một ngân hàng, cần mua một con hổ khoảng 15kg ngâm rượu để trưởng phòng biếu sếp tổng.
Ông B. cười khà nói: “Thịt hổ, rượu hổ không thiếu. Chú đường sá xa xôi tới đây, anh mời chú uống mấy ly”. Bàn ăn được bày sẵn. Theo giới thiệu của gia chủ các món ăn đều là kỳ đà, chồn hương, thỏ rừng… Người đàn ông lực lưỡng lúc nãy chợt xuất hiện với một bình rượu ngâm một con hổ khoảng 12kg, màu rượu sóng sánh xanh.
Theo T… những người mua hổ chủ yếu chia thành hai đối tượng: doanh nhân uống để giữ sức khỏe và cán bộ Nhà nước mua để biếu sếp. Còn đám giang hồ mua về để giải quyết khâu oai và lấy vía “Ông Ba mươi”. Ông B… tiếp lời: “Khách hàng chủ yếu tại TP. Hồ Chính Minh, có khi gửi ra tận Hà Nội. Tôi lo ngại công an môi trường mới bắt vụ nuôi động vật quý hiếm tại xã Lai Uyên, lỡ bị bắt có sao không”. Ông B… đặt ly rượu xuống, cười khà: “Mấy đứa đó là tép riu, chơi mà lộ quá. Anh mày làm nghề này gần 30 năm rồi mà chưa sứt mẻ lỗ chân lông”.
Quàng vai tôi, ông B. nói với cái giọng ngà ngà say: “Là đồng hương tôi nói thật với chú. Hổ bây giờ toàn đưa từ Lào về nhưng đều là hổ nuôi. Hiếm khi có hổ rừng”. Ướm hỏi nguồn hàng ở đâu, ông B. tỏ vẻ không hài lòng nói: “Chú biết làm chi, đây là bí mật quân sự”. Chúng tôi xin chụp hình bình rượu hổ để làm tin cho sếp.
Nét do dự hiện ra mặt nhưng ông B. gật đầu với điều kiện phải có mặt của người mua. Ông B. dẫn vào một phòng kín. Chỉ tay vào hai bình 20 lít, ông B. khoe: “Đây là hai con hổ 9 kg, đang ngâm cồn thực phẩm, mai mang ra ngâm rượu. Khách đặt là doanh nghiệp tại Sài Gòn để tặng. Theo ông B. hổ mang về phải lấy sạch bộ lòng, ngâm cồn thực phẩm ba ngày. Sau đó mang ra để quạt cho khô mới ngâm rượu nước đầu, rượu ngâm sau một năm mới uống được.
Hổ, rừng, phố, săn, Sài Thành

Ngã giá 100 triệu đồng/một con 10kg, ông B. hứa sau một tuần sẽ giao tận nhà. Khi ra về, ông B. bấu chặt bàn tay cứng như thép vào vai tôi nói khẽ: “Mua hay không tùy chú, nếu để lộ nơi này thì chú và T. lên bàn thờ sớm”. Nói xong ông B. cười khà khà như đùa giỡn.
Hổ về phố
Những tưởng hổ chỉ ở “rừng” như nơi chúng tôi vừa mục kích sở thị. Nhưng T. quả quyết ở Sài Gòn cũng có hổ. Hành trình đến với hổ ở Sài Gòn cũng ly kỳ như ở trong rừng. Hơn một giờ ngoằn ngoèo qua những con đường sình lầy và mênh mông đồng lúa, chúng tôi đến một ngôi nhà đồ sộ - nằm giáp ranh giữa TP. Hồ Chí Minh và Long An.
Choáng ngợp với hai cột đá to cao đến nóc nhà ba tầng. Theo lời của T. chủ nhà mua hai cột đá này với giá ba tỉ đồng. Như để gây ấn tượng với khách, một bình rượu ngâm nguyên con hổ bự chảng đặt chễm chệ giữa phòng khách. Ở giữa tủ gỗ là một bình gốm với hàng chục lông công sặc sỡ và hai bên là hai ngà voi cong vút. Phía trên tủ có một con báo đen nhồi bông đang giơ nanh. Xung quanh nhà treo đầy đầu hươu, bò, lợn rừng…
Chủ nhà tên Sáu - ngực phanh cúc áo khoe cái nanh hổ dài 6cm- niềm nở đón khách theo kiểu Tây Nam Bộ. Một chai rượu đế Long An, vài con khô mực là thành tiệc nhậu. Khi chén chú, chén anh thâm tình, ông Sáu đứng dậy mời khách tham quan hầm rượu.
Xuống hầm rượu theo lối cầu thang nhờ nhờ sáng, đứng trước một cánh cửa, ông Sáu nói nhỏ: “Rượu ơi! Ta đã về đây”. Cánh cửa chuyển động sang ngang, hiện lên các vách đá, trên đó có những hốc để đặt từng bình rượu 5-20 lít. Như Đường Tăng lạc vào mê cung của yêu tinh, chúng tôi choáng ngợp bởi gần 100 bình rượu. Ông Sáu giới thiệu từng loại hà nàm gấu, cọp, tay gấu, bào ngư, sâm ngọc linh…
Theo ông Sáu mỗi bình rượu có giá ít nhất 30 triệu đồng. Chỉ tay vào bình rượu 30 lít, ông Sáu giới thiệu đây là con hổ rừng mua từ huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai, do thợ săn bắn được. Khi ngâm rượu, lấy ra từ bên nách hổ 4 viên đạn chì. Là hổ rừng nên ông Sáu không bán mà chỉ dành cho riêng mình, ông Sáu cho biết giá con hổ này gần 300 triệu đồng.
Ngoài ra, đối với hà nàm hổ, báo giá bán khá cao vì hàng hiếm, dao động từ 100-200 triệu đồng/ hà nàm. Ông Sáu dẫn chúng tôi ra nhà bếp, mở tủ đông ra, hai con cọp con nằm co quắp trông thảm thương. “Ở đây không làm, chỗ ngâm rượu ở nơi khác, hai con này chỉ để khách chiêm ngưỡng thôi”, ông Sáu nói. Theo ông Sáu nếu không có kỹ thuật ngâm rượu thì hổ sẽ bốc mùi hôi và phải đổ bỏ.
Chúng tôi nói thẳng đang cần một bình rượu hổ biếu sếp. Ông Sáu hét giá 120 triệu, đặt cọc trước 20 triệu đồng, phần còn lại sẽ nhận khi giao hàng. Mọi giao dịch đều theo kiểu “tiền tươi, thóc thật”. Ông Sáu nói chắc nịch, hàng của ông là hàng thiệt, nếu không có tác dụng, ông sẽ bồi thường gấp đôi. “Chú uống vào là nóng hừng hực cả người, nhu cầu tình dục tăng cao, cơ thể cường tráng, khỏe mạnh ”, ông Sáu giới thiệu công dụng. T. vừa cười vừa đế thêm: “Uống vào người liệt dương thành cường dương luôn”.
Trước khi đến nhà ông Sáu, T. dặn dò ông Sáu chủ yếu lấy hàng từ Campuchia qua ngả hai huyện Mộc Hóa, Tân Hưng (Long An). “Hàng của ông Sáu cũng “thượng vàng, hạ cám”. Nếu mua thì phải chứng kiến hổ thật, sơ chế để ngâm cồn”, T. nói. Theo T. thời gian gần đây Trung Quốc đưa hàng qua ngả Campuchia vào Việt Nam nhưng là hổ giả, nhiều người chủ quan chỉ nhìn qua bình rượu là hố hàng. T. cho biết đa số mua hổ để ngâm rượu chứ ít khi ăn thịt hổ, trừ trường hợp nấu cao mới ăn thịt hổ. Hổ ngâm rượu chủ yếu là hổ con từ 10-15kg. Theo ông Sáu, mỗi tháng tiêu thụ khoảng 10 con hổ, chủ yếu ở các thành phố lớn miền Tây.
Ra về, tôi ngoái lại nhìn bình rượu hổ trên sập gỗ. Đôi mắt hổ trân trối nhìn như muốn cất tiếng kêu tha thiết. Trong đôi mắt ngầu đục đó, tôi cảm nhận được sự khao khát nhớ rừng, nhớ bố mẹ và đồng loại…
Theo CAND
http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/146311/tham-nhap-dong-ho-con-giua-sai-thanh.html 

Wednesday, October 23, 2013

Thai phụ chấp nhận bị hiếp dâm để bảo vệ con

(Kienthuc.net.vn) - Bị đối tượng dùng dao khống chế cướp tài sản, sau đó đòi hiếp dâm. Sợ đối tượng hung hãn sẽ làm hại con mình, thai phụ mang thai tháng thứ 7 đành chấp nhận để “yêu râu xanh” cưỡng đoạt.
Lời kể của thai phụ
Liên quan đến vụ việc, đối tượng Nguyễn Văn Tài (SN 1995, trú tại thôn Ngô Xá, xã Long Châu, huyện Yên Phong, Bắc Ninh) dùng dao khống chế sau đó cướp tài sản, hiếp dâm một thai phụ tại khu vực thôn Mẫn Xá vào lúc 21 giờ ngày 12/9 mà Kiến Thức đã đưa tin, hiện Cơ quan CSĐT Công an huyện Yên Phong đã khởi tố đối tượng, bắt tạm giam để điều tra xử lý hành vi hiếp dâm, cướp tài sản.
Theo nguồn tin mới nhất từ công an xã Long Châu cung cấp cho PV Kiến Thức, lời khai nạn nhân M.T Hậu cho thấy, nạn nhân đang mang thai tháng thứ 7, bị đối tượng dùng dao khống chế, cướp tài sản, sau đó đòi hiếp dâm. Trước thái độ hung hãn của đối tượng, sợ ảnh hưởng đến tính mạng của thai nhi nên nạn nhân bắt buộc để cho đối tượng thực hiện hành vi giao cấu.
Nơi đối tượng Tài khống chế nạn nhân sau đó bắt đi 300 mét rồi giở trò đồi bại. 
Nạn nhân M.T.Hậu chưa hết kinh hoàng kể lại: “Vào khoảng 21 giờ tối ngày 12/9, tôi đi lên đường quốc lộ 18 đoạn thôn Mẫn Xá (xã Long Châu) thì gặp một đối tượng lạ mặt đến hỏi chuyện. Sau đó, thanh niên này đi theo tôi, dùng dao dí vào cổ, giật túi xách mà tôi đang đeo trên vai. Đối tượng này tiếp tục dùng dao ép tôi đi đến vệ đường cách đó 300 mét, ép cởi quần áo. 
Dù khi đó, tôi đã thông báo cho đối tượng biết mình đang mang thai ở tháng thứ 7 nhưng bất chấp, đối tượng vẫn thực hiện hành vi hiếp dâm. Để giữ tính mạng con mình, tôi đã phải cắn răng để đối tượng thỏa mãn cơn thú tính. Khi cưỡng đoạt tôi xong, nhân lúc hắn đi lên đường quốc lộ để tiếp tục cướp tài sản của người đi đường, tôi ôm quần áo bỏ trốn”.
 Phó trưởng công an xã Long Châu, ông Nguyễn Hữu Tuyền.
Phó trưởng Công an xã Long Châu, ông Nguyễn Hữu Tuyền cho biết, khi lực lượng công an xã nhận được tin báo của người dân phát hiện một phụ nữ không mảnh vải che thân, ngồi khóc ở cổng phụ Công ty Samsung, thuộc khu công nghiệp Yên Phong, lực lượng công an xã đã tiếp cận nạn nhân. Khi đó, người phụ nữ này rất hoảng loạn. Nạn nhân cho biết mình bị một thanh niên cưỡng bức. Từ lời kể của nạn nhân và quần chúng nhân dân, công an xã Long Châu đã xác minh và bắt đối tượng Nguyễn Văn Tài khi y đang ngồi chơi game tại quán internet thuộc thôn Ngô Xá (xã Long Châu).
Khai nhận tại ban công an xã, đối tượng Nguyễn Văn Tài đã thừa nhận hành vi cướp tài sản, hiếp dâm, mặc dù biết nạn nhân đã có thai ở tháng thứ 7. Tài còn khai, sau khi thực hiện xong hành vi hãm hiếp, Tài về nhà thay quần áo rồi tiếp tục ra địa điểm trước đó dùng dao gây ra 2 vụ cướp tại địa điểm đã hiếp dâm nạn nhân Hậu.
“Chí Phèo” của làng Ngô Xá
Trao đổi với PV Kiến Thức, Phó trưởng Công an xã Long Châu, ông Nguyễn Hữu Tuyền cho biết, đối tượng Nguyễn Văn Tài là thanh niên hư hỏng nhiều lần trộm cắp tài sản, cũng vì trộm cắp mà Tài bị đưa đi giáo dưỡng tại trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình và mới trở về từ tháng 5/2013. Từ đó đến nay, đối tượng này liên tiếp gây ra những vụ cướp của, hiếp dâm đặc biệt nghiêm trọng.
 Đối tượng Nguyễn Văn Tài dù ít tuổi nhưng có bảng dày thành tích bất hảo.
Theo lời vị Phó trưởng Công an xã Long Châu, Nguyễn Văn Tài mới 18 tuổi nhưng bảng thành tích bất hảo của đối tượng này khiến ai nghe tên cũng phải tránh xa. Từ nhỏ, Nguyễn Văn Tài đã chọn đường xá, xó chợ làm chỗ ngủ, sống lang thang như kẻ dạt nhà. Để có tiền sinh sống, Tài chủ yếu đi trộm cắp, cướp giật. Khi đi trại giáo dưỡng về, tưởng Tài sẽ hối cải, nào ngờ vài tháng nay, do không có nghề nghiệp nên hắn tiếp tục quay trở lại hành nghề trộm cắp. Ngoài trộm cắp, cướp giật, Tài còn được xem như “Chí Phèo” của làng Ngô Xá khi từ bé khi không vừa lòng điều gì là Tài lao đầu vào tường, cầm dao rạch vào chân tay hay gây sự với bất kỳ ai hắn muốn.
 Ngôi nhà của đối tượng Nguyễn Văn Tài.
Tìm đến nhà Nguyễn Văn Tài tại thôn Ngô Xá, căn nhà tuềnh toàng khóa kín cửa. Ông Nguyễn Mạnh Hà (SN 1964), bác họ của đối tượng Nguyễn Văn Tài cho biết, bố mẹ Tài đã ly dị nhau cách đây nhiều năm. Mẹ Tài đã lấy chồng khác và có con với người chồng này nên ít thời gian chăm sóc Tài. Bố Tài thì luôn trong tình trạng chán nản, bất cần nên không quan tâm giáo dục con cái.
 Ông Nguyễn Mạnh Hà, bác họ của đối tượng Nguyễn Văn Tài.
"Bố mẹ nó bỏ nhau rồi mỗi người có một gia đình riêng nên chẳng ai có thời gian mà dạy dỗ chỉ bảo nó. Chính vì thế mới học hết lớp 3, Tài bỏ học rồi đi lang thang. Hôm nó hết hạn ở trường giáo dưỡng, thương nó một thân một mình, tôi trực tiếp xuống tận trường để đón. Nghỉ một vài ngày, tôi gọi Tài đến nhà khuyên nhủ nó đi làm khung nhôm kính với con trai tôi nhưng nó chỉ gật đầu vâng dạ rồi để đó. Nào ngờ nó lại tiếp tục mắc những sai lầm".
Hiện Cơ quan CSĐT – Công an huyện Yên Phong đang tiếp tục củng cố hồ sơ, xử lý đối tượng Nguyễn Văn Tài.
* Tên nạn nhân đã được thay đổi
Hải Ninh

Cướp Sài Gòn dữ hơn cướp Hà Nội


Tuesday, October 22, 2013 5:11:29 PM 
VIỆT NAM (NV) - Tại một cuộc họp diễn ra ở Hà Nội mới đây, Thiếu tá công an Nguyễn Minh Quang, đội trưởng Ðội Chống Cướp Giật của công an Hà Nội nhận xét rằng “nạn cướp giật ở Hà Nội chỉ có tính chất nhất thời, cơ hội, chụp giật.” Ông này còn cho rằng, cướp giật ở Sài Gòn thuộc loại tội phạm “có tổ chức, manh động, sẵn sàng chống trả lực lượng công an bằng đủ loại vũ khí.”


Vũ khí của kẻ cướp bị tịch thu tại Hà Nội. (Hình: VNExpress)

Phúc trình mới nhất của công an Hà Nội cho biết, chỉ trong ba tháng quý ba năm 2013, khoảng 1,450 vụ “phạm pháp hình sự” xảy ra tại thành phố này, tăng 10% so với quý ba năm 2012.

Trong số này, số vụ cưỡng đoạt tài sản, lừa đảo, cướp giật, hiếp dâm, buôn người đều tăng vọt, ít nhất là 16.8% và nhiều nhất là số vụ hiếp dâm, tăng 125% so với cùng giai đoạn của năm rồi.

Báo mạng Petrotimes dẫn phúc trình của công an Hà Nội cũng nhìn nhận rằng kẻ phạm pháp tàng trữ, sử dụng vũ khí tại Hà Nội “hoạt động rầm rộ.” Phúc trình nói rằng trong ba tháng từ tháng 6 đến tháng 9 qua, ở Hà Nội xảy ra 5 vụ nổ súng ngoài phạm vi kiểm soát của ngành công an.

Tuy nhiên, ông Thiếu Tá Nguyễn Minh Quang cho rằng các nghi can cướp giật ở Hà Nội chỉ có tính chất cơ hội, chụp giật, nhất thời. Ông này nói: “Các băng cướp chỉ quy tụ khoảng từ 2 đến 4 người, tụ họp, chở nhau trên xe gắn máy rảo trên đường, thấy ai sơ hở thì ra tay giật túi xách, điện thoại, nữ trang... bỏ chạy.”

Vẫn theo ông Nguyễn Minh Quang, kẻ cướp chỉ giật, cướp rồi chạy chứ không giết người để cướp hoặc chống, giết người khi bị đuổi theo. So sánh với tính chất hoạt động của các băng cướp xuất hiện tại Sài Gòn thời gian qua, ông Nguyễn Minh Quang nhận xét rằng kẻ cướp ở Sài Gòn hoạt động có tổ chức, mang theo vũ khí và sẵn sàng hạ thủ người truy đuổi họ.

Ðặc biệt, theo Petrotimes, ông đội trưởng đội chống tội phạm của Công an Hà Nội còn cho rằng kẻ cướp là người ngoại tỉnh, trà trộn vào Hà Nội để hoạt động. Sau khi hành động xong, các nghi can rút đi, thường về các tỉnh lân cận.

Còn theo dư luận, nhận định của ông Nguyễn Minh Quang có phần chính xác khi cho rằng các băng cướp hoạt động tại Sài Gòn có tính chất nguy hiểm hơn nhiều so với các băng cướp cạn tại Hà Nội. Dẫu vậy, ông Nguyễn Minh Quang lại không đi đến nhận định rằng, kẻ cướp hoạt động ở Sài Gòn là người từ các tỉnh miền Bắc vào, cũng như kẻ cướp ở ngoại tỉnh vào Hà Nội để “làm ăn.”

Thực tế cho thấy, một băng cướp nguy hiểm hoạt động tại quận Phú Nhuận mới rồi do ông Lê Thanh Tùng, tức Tùng “Lò gạch,” 31 tuổi, cư dân Hải Phòng cầm đầu. Báo Thanh Niên nói rằng, Tùng “Lò gạch” đã đưa đàn em cùng kho vũ khí “Nam tiến” để làm ăn, chuyển nhà từ quận Tân Bình đến quận Phú Nhuận vì sợ bị khám phá băng ổ. Một trong những đầu đảng khét tiếng khác, theo báo Thanh niên là Nguyễn Văn Long, tức Long “Vàng” 51 tuổi, từ Hà Nội “đưa quân vào quận 1, Sài Gòn âm thầm hoạt động.”

Trong một cuộc họp mới đây tại Hà Nội, Phó Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, ở Hà Nội đang có ít nhất 33 băng nhóm tội phạm hoạt động, quy tụ gần 1,000 thành viên. (PL)

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/?a=175751&z=433