Pages

Saturday, April 27, 2013

Hệ liên thông điêu đứng!


Thứ Năm, 25/04/2013 23:40

Hồ sơ đăng ký dự thi liên thông CĐ lên ĐH tại các trường rất ít. Nhiều trường đứng trước nguy cơ phải giải thể hệ đào tạo này

Theo quy chế mới về liên thông, từ ngày 7-2-2013, muốn học liên thông lên ĐH, CĐ, người có bằng tốt nghiệp trung cấp (TC) nghề, TC chuyên nghiệp, CĐ nghề, CĐ (sau đây gọi tắt là TS tốt nghiệp) dưới 36 tháng sẽ phải dự  kỳ thi CĐ, ĐH chính quy do Bộ GD-ĐT tổ chức hằng năm, còn đối với TS tốt nghiệp trên 36 tháng thì các trường ĐH sẽ tổ chức thi. Tuy nhiên, theo ghi nhận tại các trường, đến nay số hồ đăng ký thi liên thông rất ít. 
Thưa thớt hồ sơ
Năm ngoái, Trường ĐH Ngân hàng TPHCM nhận được 3.000 hồ sơ đăng ký dự thi liên thông CĐ lên ĐH, trong khi trường chỉ tuyển 300 chỉ tiêu. Thế nhưng năm nay, cùng tuyển 300 chỉ tiêu, trường ĐH này chỉ nhận được vỏn vẹn 18 hồ sơ đăng ký dự thi của TS tốt nghiệp trên 36 tháng.
 
Trường ĐH Kinh tế TPHCM cũng cho biết hiện chưa nhận được hồ sơ đăng ký dự thi liên thông nào của TS tốt nghiệp dưới 36 tháng thi chung đợt với kỳ thi ĐH-CĐ. Đối với đối tượng dự thi là TS tốt nghiệp trên 36 tháng thì có 300 hồ sơ. Tuy nhiên, số này so với chỉ tiêu tuyển 800 là còn ít, nhiều khả năng trường sẽ không tuyển đủ chỉ tiêu.
Một lớp học liên thông tại Trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ TPHCM. Ảnh: TẤN THẠNH
Tại Cơ quan Đại diện Bộ GD-ĐT ở TPHCM, số lượng hồ sơ đăng ký dự thi vào hệ liên thông cũng rất thưa thớt. Nhân viên thu nhận hồ sơ ở đây cho biết nhiều trường không có hồ sơ nào đăng ký hệ liên thông. Tại Trường ĐH Hoa Sen, số hồ sơ dự thi liên thông nộp trực tiếp là 183 hồ sơ/240 chỉ tiêu; Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM nhận được 200 hồ sơ/280 chỉ tiêu… Đại diện các trường nhận định chỉ khoảng 30% TS đăng ký dự thi hệ này trúng tuyển nên sẽ rất khó tuyển đủ chỉ tiêu.
“Hiện trường đang trong tình thế rất ngặt nghèo. Trước mắt, phải dời kỳ thi tuyển sinh liên thông vì không thể nào tổ chức thi với số lượng TS ít như vậy” - ông Trương Tiến Sỹ, Phó trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Ngân hàng TPHCM, cho biết. Theo ông Sỹ, đào tạo hệ liên thông giúp giảng viên có thêm giờ dạy, thêm thu nhập, tuy nhiên, với số lượng TS đăng ký dự thi ít ỏi, tâm lý chung của giảng viên hiện rất buồn vì năng lực đào tạo có nhưng lại không có người học.
Mỗi trường một kiểu
Đại diện các trường cho biết hiện vẫn chưa có thông tư hướng dẫn cụ thể về tuyển sinh liên thông. Do vậy, năm nay, nhiều trường không tuyển hệ liên thông đối với TS tốt nghiệp chưa đủ 36 tháng. Ông Hứa Minh Tuấn, Trưởng Phòng Đào tạo - Trường ĐH Tài chính Marketing, cho rằng việc tuyển sinh liên thông cùng kỳ thi 3 chung có quá nhiều bất cập vì chỉ tiêu hệ liên thông riêng, hệ chính quy riêng. Do vậy, nếu tổ chức thi chung đợt mà chỉ tiêu của hệ liên thông chỉ có 10 TS đậu điểm sàn thì vào trường các em sẽ học ở đâu, học với ai, chương trình đào tạo thế nào, chương trình hệ TC, CĐ và ĐH khác nhau làm sao để miễn tín chỉ các em đã học…, do đó trường chưa tuyển sinh đối tượng này. Còn đối với TS tốt nghiệp trên 36 tháng, ông Tuấn cũng dự báo việc tuyển sinh sẽ khó khăn hơn mọi năm và khó tuyển đủ 780 chỉ tiêu.
Ông Trương Tiến Sỹ cho rằng Trường ĐH Ngân hàng TPHCM chưa tổ chức tuyển hệ liên thông cùng kỳ thi “3 chung” bởi trường chưa chuẩn bị và lường trước hết những khả năng có thể xảy ra khi TS mượn trường thi, lấy kết quả thi từ trường khác để xét tuyển, sử dụng 1 hay 2 mức điểm sàn… Do đó, trường chỉ nhận hồ sơ của TS tốt nghiệp trên 36 tháng để tổ chức kỳ thi đầu vào như trước kia.
Những trường tổ chức tuyển sinh liên thông cùng với hệ chính quy trong kỳ thi “3 chung” đang lo lắng trong khâu tổ chức đào tạo. Ông Phạm Thái Sơn, Phó trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM, nhận định sẽ rất phức tạp trong việc tổ chức môn học cho TS liên thông bởi số TS trúng tuyển chắc chắn sẽ ít, TS học liên thông thường đã đi làm nên nếu học chung với chính quy sẽ khó bố trí môn học…
Trước nhiều rắc rối khi áp dụng quy định liên thông mới vào thực tế, đại diện nhiều trường cho rằng quy định mới rất bất cập, giống như sự thách đố đối với người học. Chính quy định này mà năm nay hệ CĐ sẽ rất khó khăn trong tuyển sinh vì TS sẽ dồn hết vào các trường ĐH.
Nghịch lý liên thông
Ông Hứa Minh Tuấn cho biết những sinh viên tốt nghiệp hệ CĐ của trường vào tháng 7 và tháng 8 tới đây đang rất bức xúc vì không thể làm hồ sơ đăng ký dự thi “3 chung” để lấy kết quả liên thông từ CĐ lên ĐH do chưa tốt nghiệp muốn dự thi, các em phải đợi đến năm sau. Đây là một sự lãng phí rất lớn và càng lãng phí hơn khi nhiều em sẽ phải đợi đến 3 năm sau mới được thi liên thông.
Một giảng viên Khoa Cơ bản - Trường ĐH Ngân hàng TPHCM cho biết sinh viên hệ CĐ của trường hiện đang kêu trời. “Nhiều em học rất giỏi, có khả năng đậu ĐH vào các trường khác nhưng vì trước đây trường được liên thông lên ĐH nên các em đã xét tuyển vào học hệ CĐ, giờ không được liên thông ngay lên ĐH các em rất sốc” - giảng viên này nói. 
THÙY VINH

Giám thị gạ nữ sinh “đổi tình lấy điểm”


(TNO) Suốt thời gian dài, một giám thị của Trung tâm giáo dục thường xuyên Q.Tân Bình (TP.HCM) thường xuyên nhắn tin, gọi điện đề nghị một số nữ sinh khối 10, 11, 12 của trung tâm này đi nhà nghỉ để được "giúp đỡ" nâng điểm môn học.

Từ thông tin phản ánh của một nhóm học sinh cấp 3 thuộc Trung tâm giáo dục thường xuyên Q.Tân Bình (sau đây gọi tắt là trung tâm) nhóm PV Thanh Niên Online đã tìm hiểu xác minh và phát hiện vụ việc “động trời” tại trung tâm này.
Nhắn tin rủ nữ sinh “làm chuyện người lớn”
Sau nhiều lời động viên, cuối cùng N., một nữ sinh của trung tâm, đã đồng ý thuật lại toàn bộ sự việc với chúng tôi. N. cho biết, ông T.T.B, giám thị tại trung tâm thường xuyên nhắn tin, gọi điện thoại gợi ý em “đổi tình lấy điểm”.
N. kể: “Khoảng một tháng trước, bất chợt em nhận được tin thông báo điểm số học kỳ 2 từ số máy lạ, bảo em có một số môn bị điểm thấp nhiều khả năng không thể lên lớp. Em hỏi lại thì mới biết đó là số điện thoại của thầy B., giám thị trong trường”.
Không chỉ có N. mà một nữ sinh khác (đề nghị giấu tên) ở trung tâm cho chúng tôi biết nhiều ngày liền em bị thầy giám thị tên T.T.B dùng các số điện thoại “+8490xxx9066” và “+8493xxx9066” nhắn tin đề nghị đi nhà nghỉ làm “chuyện người lớn” nếu muốn "đổi điểm".
Nữ sinh này nói: “Hiện tại, em đang tập trung thời gian chuẩn bị cho kỳ thi học kỳ 2. Tuy nhiên trong những ngày qua, thường xuyên bị thầy B. gọi điện, nhắn tin “gạ gẫm” đi uống cà phê, và đi nhà nghỉ để làm “chuyện người lớn” với thầy. Dù em đã nhiều lần từ chối, nhưng thầy B. vẫn gọi điện thoại, nhắn tin đề nghị em đi với thầy làm “chuyện ấy” để đổi điểm, khiến tinh thần bất an”.

Một số tin nhắn do ông T.T.B gửi cho một nữ sinh ở trung tâm - Ảnh An Bang
T., một nữ sinh khác từng bị ông T.T.B nhắn tin gạ gẫm vào nhà nghỉ cũng cho biết do một mực từ chối lời đề nghị, ông B. đã hăm dọa năm nay sẽ cho em ở lại lớp.
Theo điều tra của chúng tôi, cũng với cách thức “gạ tình gạ tiền" lấy điểm, ông T.T.B đã “ra chiêu” với nhiều nam sinh, nữ sinh khác.
Qua lời kể của các học sinh ở trung tâm, trường hợp nam sinh muốn nâng điểm hoặc lên lớp thì có thể nhờ đến ông B. với giá từ 200.000 đồng đến 1 triệu đồng/môn.
Từng bị xem xét cắt hợp đồng trước khi bị tố gạ tình
Ngày 24.4, sau khi được PV Thanh Niên Online cung cấp bằng chứng về việc ông T.T.B gạ nữ sinh “đổi tình, lấy điểm”, ông Phan Minh Khoa, Giám đốc Trung tâm giáo dục thường xuyên Q.Tân Bình (TP.HCM) xác nhận số điện thoại và giọng nói trong đoạn ghi âm mà chúng tôi cung cấp đúng là của ông T.T.B, giám thị thuộc trung tâm.
Ông Khoa cho biết thêm vào thời điểm tháng 12 năm ngoái, ông có nhận được tin nhắn tố cáo tình trạng tương tự nhưng do không biết người tố cáo và không có chứng cứ cụ thể nên không thể xử lý.
Sau khi tiếp nhận phản ánh của các học sinh và thêm bằng chứng chúng tôi cung cấp ông Khoa cho rằng chuyện “gạ tình, gạ tiền” để đổi điểm của giám thị B. là có thật.
Bên cạnh đó ông Khoa cũng hứa: “Tôi sẽ bảo đảm học sinh ở trường không bị quấy rối, cũng như sẽ có kết quả học tập công minh”.
Gạ tình nữ sinh
Ông T.T.B (khoanh tròn đỏ) - Ảnh: An Bang
Theo ông Khoa, ở thời điểm hiện tại, kết quả học tập cả năm của học sinh khối 12 đã khóa điểm trong hệ thống; riêng khối 10, 11 sẽ khóa vào khoảng đầu tháng 5 tới.
Ông Khoa cho rằng ở trường chỉ có ông Nguyễn Văn Tiến, Phó giám đốc trung tâm, chịu trách nhiệm nhập điểm và quản lý hệ thống lưu điểm của học sinh. Nên việc "giúp đỡ" nâng điểm cho học sinh của ông T.T.B nếu có thì phải diễn ra từ trước khi điểm được nhập vào hệ thống mạng nội bộ của trường.
"Có thể ông B. thông qua mối quan hệ thân tình với giáo viên bộ môn rồi xin nâng điểm cho học sinh. Vì thế, tôi sẽ thông báo đến giáo viên để ngăn chặn tình trạng giáo viên nể nang mối quan hệ mà cho điểm học sinh cao hơn", ông Khoa nói thêm.
Theo ông Khoa, ông B. làm việc tại trung tâm dạng hợp đồng, đến nay đã được hơn 5 năm. Hiện ông B. đã có vợ và 3 con nhỏ (con lớn nhất chưa được 6 tuổi, con nhỏ nhất vừa được 2 tháng).
“Trước đó, ông B. đã bị cắt thi đua, xem xét cắt hợp đồng vào tháng 5 này vì vi phạm có con thứ 3. Tôi băn khoăn mãi vì hoàn cảnh thực sự khó khăn, ở nhà thuê, vợ không có việc làm nên tôi nhận cho vào làm phục vụ ở trường, con cái lại nheo nhóc…”, ông Khoa nói thêm.
Thế nhưng, với hành vi đề nghị trao đổi tiền bạc và gạ tình học sinh thì ông Khoa cho biết phải xử lý nghiêm vì vi phạm đạo đức trong môi trường giáo dục.
Theo thông tin chúng tôi vừa nhận được, ngay trong ngày 25.4, ông Phan Minh Khoa cho biết Hội đồng sư phạm Trung tâm giáo dục thường xuyên Q.Tân Bình đã có cuộc họp khẩn về trường hợp ông T.T.B và đi đến quyết định ngưng hợp đồng làm việc với ông B. vào cuối tháng 4.2013, dù hợp đồng kéo dài đến tháng 5.2013.
PV Thanh Niên Online đã có buổi tiếp xúc với ông T.T.B, “nhân vật” chính trong vụ việc. Ông này thừa nhận có chuyện “gạ tình đổi điểm” nhưng phủ nhận chuyện chủ động đề nghị học sinh.
Phóng viên: Ông có thừa nhận đã từng nhắn tin, gọi điện gạ tình học sinh?
Ông T.T.B: Tôi thừa nhận là có nhắn, gọi điện nhưng là khi người nhắn tin với mình đề nghị. Nếu người ta không đề nghị thì mình không thể nào làm.
* Theo phản ánh, ông chính là người chủ động nhắn tin, gọi điện, đặt vấn đề với học sinh trước?
- Tại vì khi học sinh biết điểm yếu thì gặp rồi nói chuyện. Nếu các em gợi ý thì mới làm được.
* Nếu học sinh chủ động nhắn tin thì đã không tố cáo với ông Phan Minh Khoa thời điểm tháng 12.2012, cũng như “cầu cứu” Báo Thanh Niên Online? Ông vẫn không thừa nhận mình đã chủ động?
- Không. Vì phải sau học kỳ 1 tôi mới nhận giúp. Thời điểm tháng 12 tôi không thể giúp nên không thể có chuyện nhắn tin cho học sinh. Nói chung lúc tôi nhắn tin ban đầu như thế nào thì tôi không nhớ. Nếu tôi nhắn tin cho ai thì phải biết nó có nguyện vọng không. Tôi thấy có nguyện vọng thì mới (ngập ngừng - PV).
* Có trường hợp phản ánh ông đề nghị học sinh vào nhà nghỉ?
- Đó là trường hợp một học sinh nữ chủ động đề nghị và hẹn tôi. Tôi có chở bé đó vào nhà nghỉ nhưng bé đó lại muốn về nên tôi chở về. Do bé đề nghị thì tôi (ngập ngừng). Tôi chỉ vào nhà nghỉ rồi chở học sinh đó về theo đề nghị. Đúng là tôi làm điều đó là có vi phạm. Thường thì tôi hay đặt vấn đề về tiền. Nếu em muốn giúp thì em phải chi tiền ra. Nhưng trường hợp học sinh này lại nói là không có tiền và đề nghị về tình.
* Ông có thể nói rõ hơn về việc ra giá tiền với học sinh?
- Tiền đề nghị khoảng vài triệu thôi vì tuổi học sinh thì không có nhiều. Tiền này là để giúp cho các bé lên lớp. Tuy nhiên phải biết nó không nằm trong dạng điểm chết thì mới xin được.
* Có trường hợp phản ánh khi không chấp nhận yêu cầu quan hệ nam nữ do ông đề nghị, ông đe dọa sẽ bị điểm thấp cuối năm. Ông trả lời sao về vấn đề này?
- Đúng là tôi có dọa như vậy vì biết trước điểm của em này thấp quá, không nâng nổi.
* Như vậy là ông có thể can thiệp nâng hoặc hạ điểm của học trò?
- Nói chung là vụ tin nhắn thì có nhắn với các em. Còn những cái như xin điểm thì tôi không có quyền sửa điểm. Có những cái em đó biết được điểm số, tôi coi em nào điểm không quá tệ thì nhận giúp. Thực chất là nhìn trên cơ sở điểm thấy em đó có thể lên lớp chứ tôi không cần giúp em đó cũng lên lớp được.
* Có chuyện ông xin nâng điểm thông qua mối quan hệ với giáo viên bộ môn hay không?
- Nhiều thầy cô ở đây rất khó. Gặp cái môn đó giáo viên khó quá làm sao xin được. Tùy thầy cô mà họ nói để họ xem chứ không thể nào nói để họ cho. Nói chung là tùy theo học sinh có thể xin hay không. Nếu điểm thấp quá thì không xin nổi.
An Bang - Hoàng Quyên

Friday, April 19, 2013

Nhậu kích dục táo bạo ở Phú Quốc


Chòi uống rượu nằm sát bìa rừng, khách thoải mái lột quần áo ngồi với tiếp viên. Để tăng thêm hưng phấn, các cô gái mân mê kích dục tại chỗ.

Đường Cách Mạng Tháng Tám ở khu phố 10, thị trấn Dương Đông (Phú Quốc, Kiên Giang) mù mịt bụi đất đỏ. Hai bên đường nhà ở lụp xụp, đan xen nhiều quán nhậu bình dân. Trong quán không bàn ghế, chỉ có chiếu hoặc những tấm nhựa trải xuống sàn nhà để khách ngồi bệt.
Chòi nhậu rượu đế ôm nơi bìa rừng. Ảnh: Duy Khang
Chòi nhậu rượu đế ôm nơi bìa rừng. Ảnh: Duy Khang
Quán Thu Năm dựng 3 chòi gỗ cạnh bìa rừng đầy hoa mua tím. Bà chủ quê An Giang giới thiệu là người ăn chay đã 10 năm. Theo lời chủ, quán chỉ có hai món ăn là bò xào khổ qua và cánh gà chiên nước mắm uống với rượu đế. Khách muốn uống bia, bà Năm chạy qua tiệm tạp hóa mua giúp một thùng 300.000 đồng rồi bấm điện thoại gọi tiếp viên.
Chưa đầy 10 phút, Thủy chạy xe máy đến quán giúp bà chủ mang thức ăn ra chòi nhậu. Cô gái diện quần lửng, áo rộng cổ cho biết đã có chồng nhưng chia tay vì gia đình xảy ra nhiều mâu thuẫn. Sau một thời gian làm công nhân ngành da giầy ở Bình Dương, Thủy về quê Vĩnh Long bán bia ôm vài tháng rồi lên tàu cao tốc ra Phú Quốc sống với nghề buôn hương bán phấn.
Thủy kể, dọc theo đường Cách Mạng Tháng Tám có nhiều quán rượu đế ôm nhưng cô chỉ đến tiếp khách 4 quán vì những quán còn lại chén đũa cáu bẩn, rượu đế pha nhiều cồn, uống vào mệt suốt đêm. Ở đây, rượu đế 1 lít chỉ 20.000 đồng, rượu chuối hột 40.000 đồng, 2 đĩa thức ăn 300.000 đồng. Dịch vụ ôm giá rẻ thế này nên công nhân xây dựng ở các dự án ven biển thường lui đến để tìm cảm giác da thịt trong những tháng vắng vợ.
Lấy lý do nóng nực, khách lột hết quần áo ngồi nhậu với tiếp viên. Thủy tỏ ra thích thú khi mân mê cơ thể rạm nắng của người đàn ông bên cạnh. Uống xong ly rượu, cô đưa tay sờ nắn "cậu nhỏ" của khách và không ngại thể hiện những hành động khiến người xung quanh đỏ mặt. Nốc đến ly rượu thứ 3, Thủy kéo áo hờ xuống để khoe núi đôi, tỏ ý muốn giúp bạn tình "thỏa mãn" tại chỗ trước mặt nhiều người.
Ngồi cạnh bên, Hoa cười tít mắt khi thấy đồng nghiệp vui vẻ với khách. Hoa cho biết cô 22 tuổi, chưa chồng nhưng mất "cái ngàn vàng" vì bán trinh ở Đồng Tháp để lấy tiền nuôi mẹ bệnh. Theo yêu cầu, Hoa xé khăn lạnh lau "cậu nhỏ" của người ngồi cạnh. Vừa kích dục cô vừa kể chuyện ân ái để kích thích sự hưng phấn cho khách.
Nữ tiếp viên không ngại kích dục cho khách tại chòi nhậu. Ảnh: Duy Khang
Ban đêm, quán Thanh Mỹ đốt nhiều nhang đuổi muỗi quanh chòi nhậu. Cũng như các quán khác, ở đây không có sẵn tiếp viên mà phải gọi các cô gái từ nhà trọ quanh thị trấn Dương Đông. Tàn tiệc nhậu rượu đế ôm 4 người chỉ tốn 390.000 đồng tiền rượu với thức ăn và khăn lạnh. Mỗi cô gái được boa 100.000 đồng, Thanh muốn kiếm thêm nên rủ khách "đi nhà nghỉ chút về anh nhá, giá 400.000 đồng, em lo tiền phòng".
Ngoài đường Nguyễn Trung Trực ở khu phố 5, thị trấn Dương Đông ít quán nhậu nhưng nổi tiếng bởi dịch vụ massage. Trong đó massage Trường có trên chục cô gái trẻ ăn mặc gợi cảm ngồi đón khách trước cửa tiệm mỗi khi trời sụp tối. Với giá vé 70.000 đồng, khách được "chân dài" đưa vào phòng massage ngang 1,2 m, dài 2m với bộn bề vật dụng cá nhân của nữ tiếp viên.
Trên chiếc bàn nhỏ, Nhi đặt hộp khăn ướt loại 100 cái dùng để vệ sinh "cậu nhỏ" của khách trước và sau kích dục. Cô gái cho biết vừa bước qua tuổi 18, đã có chuyến đi chơi suốt tuần ở Vũng Tàu với khách mua trinh cách nay nửa năm để lấy 30 triệu đồng cho cha mẹ trả nợ và mua chiếc iPhone 4S. Sang Phú Quốc được hai tháng, Nhi cho rằng nghề tiếp viên massage ở huyện đảo này thích hợp với cô bởi kiếm được nhiều tiền vì mỗi lần kích dục tại phòng được boa 200.000 đồng, một ngày tiếp 5-6 khách kiếm trên 1 triệu đồng.
Đấm lưng được chừng 5 phút, Nhi gợi ý khách đi khách sạn vui vẻ với giá 1,2 triệu đồng. Ở phòng cạnh bên, Cúc ra giá 1 triệu đồng vì nhan sắc kém hơn Nhi. Theo tiếp viên, tiền boa với tiền bán dâm ở khách sạn các cô tự thỏa thuận với khách và không chia cho chủ nên tháng nào mỗi người cũng có gần chục triệu đồng gửi về đất liền giúp gia đình.
Đường Cách Mạng Tháng Tám ở khu phố 10, thị trấn Dương Đông (Phú Quốc, Kiên Giang) tồn tại nhiều quán rượu đế ôm. Ảnh: Duy Khang
Đường Cách Mạng Tháng Tám ở khu phố 10, thị trấn Dương Đông (Phú Quốc, Kiên Giang) tồn tại nhiều quán rượu đế ôm. Ảnh: Duy Khang
Trao đổi với phóng viên, ông Lâm Minh Thành, Chủ tịch UBND huyện Phú Quốc xác nhận ở thị trấn Dương Đông có những quán nhậu không lành mạnh. Huyện đang chỉ đạo ngành công an mở cao điểm trấn áp tội phạm, lập lại trật tự xã hội trên địa bàn và từng bước xóa bỏ những quán nhậu ôm.
"Những quán nhậu rẻ tiền có tiếp viên chủ yếu phục vụ công nhân ở các công trình xây dựng. Phú Quốc đang tập trung đầu tư hàng trăm dự án du lịch, còn rất nhiều việc phải làm nên mọi thứ phải chấn chỉnh từng bước chớ không thể một ngày một bữa", ông Thành cho biết thêm.
Duy Khang

Thursday, April 18, 2013

NSƯT Hồng Vân bị cướp

Thứ Ba, 16/04/2013 13:29

(NLĐO) - Rạng sáng 16-4, NSƯT Hồng Vân bị cướp tấn công ngay trước cửa nhà khi chị vừa đi hát về.

NSƯT Hồng Vân. Ảnh: Thanh Hiệp
“Biểu diễn về lúc 1 giờ khuya, như thường lệ xe ôm đưa đến đầu hẻm, tôi đi bộ vào nhà. Bất ngờ, hai tên cướp chờ sẵn trong hẻm, một tên xô ngã tôi. Chưa kịp hoàn hồn, tôi đã bị một tên khác nhấn đầu vào hàng rào nhà. Chúng giật túi xách và còn đánh vào đầu tôi.
                                             
Chúng bỏ chạy ra khỏi hẻm cũng là lúc người nhà tôi mở cửa. Nhìn thấy máu chảy trên má, tôi cứ tưởng là do xô xát mạnh nhưng khi lau sạch vết máu mới biết bên má trái đã bị rách một đường khá sâu. Gia đình vội đưa tôi vào bệnh viện 115 để khâu vết thương và về lại nhà để ổn định tinh thần"-NSƯT Hồng Vân kể lại vụ việc.
                            
Nữ nghệ sĩ này cho biết thêm sau đó đã trình báo vụ việc với công an phường 5, quận 3. Tài sản bị mất gồm túi xách đựng giấy tờ tùy thân và tiền. Hai chiếc vòng cẩm thạch đeo trên tay bị bọn cướp đánh mạnh đã vỡ nát. Dẫu vậy, NSƯT Hồng Vân vẫn còn thấy còn may mắn khi giữ được tính mạng của mình.
                                                                                                                                  
NSƯT Hồng Vân và ca sĩ Lan Ngọc. Ảnh: Thanh Hiệp
  
Không riêng NSƯT Hồng Vân, nhiều ca sĩ, nghệ sĩ đi diễn về khuya đã từng bị cướp tài sản. Nghệ sĩ Kiều Phượng Loan từng bị cướp xe gắn máy tại Gò Vấp, diễn viên Kim Khánh bị trấn lột ngay trước cổng nhà ở quận Tân Bình, TPHCM...
Tin-ảnh: Thanh Hiệp

Hoang mang vì... những bóng đen trên mái nhà


(TNO) Từ khi xảy ra vụ trộm đột nhập vào nhà của hai phụ nữ có chồng đi biển ở thị trấn Long Hải (H.Long Điền, Bà Rịa-Vũng Tàu) sau đó cướp tài sản rồi hiếp dâm, người dân ở thị trấn này đang rất hoang mang, lo lắng.

Theo báo cáo của Công an H.Long Điền, khoảng 2 giờ ngày 9.4, trong lúc chị C.T.N (46 tuổi, ngụ thị trấn Long Hải) đang ngủ cùng với con nhỏ thì một thanh niên đột nhập vào nhà. Chị N. chưa kịp kêu cứu thì người này nhanh chóng dùng dao khống chế rồi thực hiện hành vi hiếp dâm.
Trước đó, khuya 30.3, chị N.T.Đ (29 tuổi, ngụ khu phố Hải Phong, thị trấn Long Hải) đang nằm ngủ với hai con nhỏ thì giật mình thức dậy, phát hiện có một người dùng dao khống chế. Người này cũng hiếp dâm rồi cướp tiền, điện thoại di động của nạn nhân.
Sau 2 vụ hiếp dâm nêu trên, người dân khu phố Hải Hà (thị trấn Long Hải) và Hải Phong đề cao cảnh giác, đêm đêm lại tập trung cầm theo dao, rựa, gậy gộc… tuần tra trong các con hẻm, một số lên hẳn mái nhà để nằm mật phục.
Không dám ngủ vì sợ bị hiếp dâm
Khoảng 20 giờ ngày 16.4, phóng viên Thanh Niên Online đã có mặt tại khu phố Hải Hà và Hải Phong. Người dân 2 khu phố này cho biết, khoảng 4 ngày qua xuất hiện một số người chạy trên mái nhà của họ.
Người dân phát hiện thì những người này chạy và nhảy rất nhanh từ mái nhà hộ này sang mái nhà hộ khác rồi mất hút. Do sợ trộm đột nhập vào hiếp dâm phụ nữ trong nhà nên từ nhiều ngày qua hàng ngàn hộ dân hai khu phố này không ngủ được.
“Đàn ông không dám đi biển mà để vợ con ở nhà. Đàn bà, phụ nữ, trẻ em thì không dám ngủ vì luôn sợ bị bọn trộm đột nhập từ mái nhà xuống rồi hiếp dâm”, ông La Văn Lượm, Tổ trưởng tổ dân cư số 2, ấp Hải Phong nói.
Ông Lượm cho biết, khoảng 20 giờ 30 ngày 16.4, một người mặc đồ đen nhảy trên mái nhà bà Võ Thị Thạnh ở đối diện nhà ông.
Theo ông Lượm, khi nghe tiếng la có trộm của bà Thạnh, ông cùng nhiều người nhìn lên mái nhà thì thấy một người mặc áo đen nhảy từ nhà bà Thạnh qua nhiều nhà khác. Khi lực lượng thanh niên trong khu phố kéo đến thì không thấy đâu nữa.
Trộm "siêu nhân", trộm "người nhện"
Anh Trần Ngọc Tú (32 tuổi, ngụ tại khu phố Hải Phong), kể: “Khoảng 21 giờ (ngày 16.4 - PV) tôi nghe tiếng la báo có một người đang chạy lên mái nhà nên tôi nhanh chân leo lên nhà của bà Lê Thị Ảnh. Tôi quét đèn pin thì thấy một người mặc quần đùi, áo màu đen nhảy sang mái nhà anh Hai Lì, làm bể miếng tôn xi măng trên mái. Lúc đó, tôi nghĩ rằng người này rơi xuống nhà anh Hai Lì nên cùng nhiều người chạy vô bên trong thì không thấy ai nữa. Khi lên quan sát lại thì thấy tôn xi măng bị vỡ nhưng có một cái đà gỗ nằm phía dưới, có thể người này đạp trúng cây đà này nên không rơi xuống đất mà chạy thoát được”.
Ngay sau đó, Công an thị trấn Long Hải cũng đến nhà anh Hai Lì để quan sát và ghi nhận vụ việc.
Nhiều người dân khu phố Hải Hà và Hải Phong hoang mang, những kẻ trộm này còn "nhanh hơn siêu nhân, người nhện. Tụi nó lúc ẩn, lúc hiện. Có lúc nhiều người thấy còn bị nó đứng dọa, thách thức”.
Trước đó, trong đêm 15.4, người dân khu phố Hải Hà đã truy đuổi một người đàn ông chạy trên mái nhà đến gần 1 giờ ngày 16.4 thì bắt được.
Người này được giao cho Công an thị trấn Long Hải xử lý.
Khi khám xét trong người nghi can này, công an phát hiện nhiều đồ nghề dùng để nhập nha. Nhưng do đối tượng chưa thực hiện được hành vi trộm cắp tài sản nên Công an thị trấn Long Hải đã chuyển cho Trung tâm xã hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu quản lý theo diện lang thang, một cán bộ Công an thị trấn Long Hải cho biết.
Mặc dù vậy, hàng đêm đến rạng sáng, người dân 2 khu phố Hải Hà và Hải Phong vẫn chia thành nhiều nhóm tuần tra để tìm “người nhện” trên mái nhà. Cánh phụ nữ vẫn không dám đi ngủ sớm.
0 giờ 30 ngày 17.4, trong các con hẻm của khu phố đèn vẫn sáng choang.
Dưới đây là một số hình ảnh Thanh Niên Online ghi nhận khi cùng người dân thức trắng đêm canh trộm:
Người dân Long Hải hoang mang vì trộm nhanh như… người nhện 1
Người dân Long Hải hoang mang vì trộm nhanh như… người nhện 9
Người dân thức trắng đêm canh trộm... "người nhện"

Người dân Long Hải hoang mang vì trộm nhanh như… người nhện 6
Tấm tôn xi măng trên mái nhà anh Hai Lì bị vỡ khi tên trộm “người nhện” nhảy từ mái nhà này sang mái nhà khác
Người dân Long Hải hoang mang vì trộm nhanh như… người nhện 7
Thanh niên trong khu phố tập trung thành từng nhóm để tuần tra
Người dân Long Hải hoang mang vì trộm nhanh như… người nhện 2

Người dân Long Hải hoang mang vì trộm nhanh như… người nhện 3
Khi nghe có người lạ trên mái nhà, họ lại leo lên quét đèn pin truy tìm
Bài, ảnh: Nguyễn Long

Tuesday, April 16, 2013

Bà ngoại hay bà cố ?


Con gái tôi học lớp ba. Một hôm, kiểm tra bài vở của con thì phát hiện một bài tập làm văn bị điểm bốn với lời phê “thiếu thực tế”. Đề bài như sau: “Kể về một người thân mà em yêu quý nhất”. Con gái kể về bà ngoại đại khái: Bà ngoại em có mái tóc tém nhuộm màu vàng. Hằng ngày bà mặc váy ngắn, mang giày cao gót, đi làm trên chiếc xe máy tay ga…

 

Thật ra thì con gái tôi tả không sai tí nào. Mẹ tôi sinh con gái đầu lòng năm mới 20 tuổi. Tôi sinh con gái đầu lòng năm 25 tuổi. Hằng ngày mẹ tôi vẫn đi làm ở công sở và vẫn còn khỏe mạnh, yêu đời... Tóc ngắn nhuộm vàng, váy ngắn tới đầu gối hay giày cao gót là chuyện thường ngày của mẹ. Mà không chỉ riêng mẹ tôi đâu, tôi thấy rất nhiều bà ngoại trẻ bây giờ đều thế cả.
Con gái ấm ức kể với tôi rằng: Cô giáo bảo tả về bà ngoại như thế là thiếu thực tế, không đúng với hướng dẫn. Bà ngoại phải là tóc dài bạc trắng búi sau gáy chứ không phải tóc tém nhuộm vàng. Bà ngoại đi xe đạp hay đi bộ chứ làm sao cưỡi được xe máy tay ga. Bà ngoại mặc đồ bộ và mang dép hay guốc chứ không phải váy ngắn tới đầu gối và giày cao gót… Nói xong, con gái tôi kết luận: “Con thấy theo như lời cô giáo tả thì giống bà cố nhà mình hơn là bà ngoại mẹ nhỉ…!”.

Monday, April 15, 2013

Chàng trai Nhật 'chê' sinh viên Việt Nam học tủ tiếng Anh

17:58 PM | 12/4/2013
Anh ấy cho rằng sinh viên Việt học lệch, chỉ chú trọng tiếng Anh, yếu kém chuyên ngành.
Note khá dài của anh chàng Nhật có tên Riso Yoshida nhận xét về sinh viên Việt Nam quá chú trọng vào việc học tiếng Anh mà quên mất chuyên ngành mình đang theo đuổi đang gây ra nhiều xôn xao. Kết luận này được đưa ra sau khi anh chàng trò chuyện với khoảng 200 sinh viên Việt.
Riso Yoshida bắt đầu bằng một câu hỏi "Sinh viên Việt Nam học gì ở trường đại học?" và chính anh cũng đưa luôn câu trả lời "chỉ là tiếng Anh". Với lập luận này, anh cho biết đã hỏi những bạn sinh viên Kinh tế, Luật, Phần mềm.... về các kiến thức cơ bản về ngành nghề đang học nhưng hầu như không bạn nào trả lời được, mặc dù tiếng Anh của các bạn ấy rất tốt.
Bình luận có phần chê bai của hot boy Nhật đang khiến nhiều người bức xúc. Ảnh chụp từ màn hình.
Ngay sau khi đăng tải, note nhận được rất nhiều ý kiến phản hồi. Người cho rằng anh chàng này đang nói rất đúng về thực trạng học tập của sinh viên Việt Nam hiện nay nhưng có những người tỏ ra khó chịu trước những lời có phần mỉa mai, chế giễu.
Bạn Trung Nguyen chia sẻ: “Mình thấy anh chàng này nói đúng mà. Đây là một vấn đề đang tồn tại ở rất nhiều trường đại học. Rất nhiều sinh viên xem tiếng Anh là quan trọng bởi nó quyết định rất lớn đến việc bạn có xin được một công việc tốt, đáp ứng yêu cầu nhà tuyển dụng sau này hay không. Vì thế mà không ít sinh viên chỉ mải mê đầu tư vào tiếng Anh mà quên đi ngành mình đang được đào tạo”.
Rất nhiều phản ứng khác nhau từ cư dân mạng với đoạn ghi chú này. Ảnh chụp từ màn hình.
Tuy nhiên có rất nhiều sinh viên, trong đó có cả sinh viên Luật, Kinh tế... lại tỏ khá bức xúc với lời bình luận này. Nhiều bạn đưa ra những lý giải rằng tiếng Anh rất quan trọng, không học, không có bằng cấp tiếng Anh thì làm sao có thể ra trường được. Yobi Phan phản đối: “Thật sự tại thời điểm này mình rất muốn gặp bạn để cùng nhau lý giải về vấn đề này. Mình biết hệ thống giáo dục Việt Nam không tốt như nước bạn nhưng bạn thấy đấy sinh viên nước mình đã rất cố gắng để theo kịp xu hướng của toàn cầu. Mình nghĩ, trước khi bạn muốn nói về một người nào đó, thậm chí là một Quốc gia bạn nên suy nghĩ cẩn thận”.
Bạn Lam Le nhận xét: “Giá như bạn cho chúng mình lời khuyên hơn là một lời bình luận thì sẽ tốt hơn. Mình đang học tiếng Nhật và giáo viên của mình rất tốt và mình nghĩ người Nhật đều tốt như vậy. Mình không muốn vì bạn mà mình đánh mất đi tình cảm tốt đẹp đó”.
Nhiều độc giả cho rằng anh chàng này đã không đặt mình vào trường hợp, hoàn cảnh của từng nước để nhận xét. Thậm chí nhiều người còn rất bức xúc khi Riso Yoshida đưa nền giáo dục của Việt Nam ra so sánh với các nước như Singapore, Trung Quốc, Malaysia chỉ để bảo vệ quan điểm của mình là sinh viên Việt chỉ chú tâm vào tiếng Anh mà coi nhẹ chuyên ngành thật sự đang được đào tạo.
Trước những phản ứng có phần trái chiều này, tác giả Riso Yoshida vẫn tỏ ra khá bình tĩnh và vẫn bảo vệ quan điểm mình đã đưa ra. Anh khẳng định thêm một lần nữa rằng mình đã thật sự nói chuyện với khoảng 200 sinh viên Việt Nam trước khi đưa ra kết luận như vậy. Riso Yoshida cũng nói thêm: "Tôi đưa ra bình luận này với mong muốn các bạn hiểu vấn đề chứ không muốn để tranh cãi với nhau. Tôi rất yêu Việt Nam và cũng chưa bao giờ không tôn trọng các bạn cả".
Chân dung của hot boy Nhật tại Việt Nam. Ảnh chụp từ màn hình.
Riso Yoshida mới đến làm việc tại TP HCM. Bên cạnh đoạn ghi chú gây nhiều tranh cãi này thì trên trang cá nhân của anh còn có rất nhiều đoạn ghi chú thú vị khác về Việt Nam như: Tại sao món ăn địa phương của Việt Nam lại siêu ngon; Sự khác nhau giữa Việt Nam và một số nước khác… nhận được rất nhiều cảm tình của người đọc.
Note: Sinh viên Việt Nam học gì ở trường Đại học
Xuân Tân
http://ione.vnexpress.net/tin-tuc/nhip-song/2013/04/48640-chang-trai-nhat-che-sinh-vien-viet-nam-hoc-tu-tieng-anh.html

Vụ cô gái bị chém chết tại quán cơm: Hung thủ ra tay quá nhanh


(TNO) Vụ án mạng xảy ra quán cơm khiến cô gái L.T.T.H thiệt mạng đã diễn ra quá nhanh, khiến nhiều người chứng kiến không kịp trở tay. Toàn bộ hành vi dùng mã tấu chém người của Đặng Văn Khuyến (28 tuổi, quê Thừa Thiên-Huế) chỉ xảy ra trong tích tắc nên không một ai kịp can thiệp, ngăn chặn tội ác để cứu nạn nhân.

>> Nghi phạm chém chết người yêu "tự sự" trên Facebook trước khi đầu thú?
>> Kẻ chém chết người yêu cũ tại quán cơm ra đầu thú
>> Một cô gái bị chém chết tại quán cơm
Sáng nay (15.4), nhiều người dân sống tại ngã ba đường Phú Mỹ và Ngô Tất Tố (P.22, Q.Bình Thạnh, TP.HCM) nơi L.T.T.H (24 tuổi, quê Quảng Ngãi) bị Đặng Văn Khuyến (28 tuổi, quê Thừa Thiên-Huế) chém cho đến chết vẫn chưa hết bàng hoàng. 
Chị Th. - chủ quán cơm, người duy nhất chứng kiến cảnh H. bị chém - kể lại: “Lúc đó tôi trong nhà tắm bước ra, thấy một thanh niên tay cầm mã tấu xông vào và ra tay với cô gái đứng ngay cạnh tôi. Lúc đó do quá hoảng sợ và khiếp đảm với hành động trên nên tôi đã vừa tri hô vừa bỏ chạy”.
Chị Th. còn cho biết thêm, sự việc diễn ra chỉ chưa đầy 2 phút, sau đó người thanh niên kia vẻ mặt tỉnh bơ tay cầm mã tấu bước ra móc điện thoại gọi cho ai đó, xong rồi lên xe bỏ đi.
“Khi tôi chạy vô thấy cô gái đó nằm trên vũng máu. Mọi người đến càng ngày càng đông và khi công an tới thì cô ta đã chết”, chị Th. bàng hoàng kể lại.
 
Hiện trường vụ án - Ảnh: Công Nguyên
Một người bán cà phê  đối diện với quán cơm kể: “Lúc đó tôi thấy một thanh niên đi xe máy, tay cầm cây mã tấu đang rượt đuổi cô gái trên đường. Nhưng mọi người ở đây có ai biết chuyện gì xảy ra đâu mà can thiệp. Khi thấy cô gái chạy vào quán cơm, thanh niên đó dựng xe bên đường và xông vào chém. Do tình huống diễn ra rất nhanh nên mọi người không biết có chuyện gì nữa. Đến khi thấy cô gái nằm bất động trên cũng máu mới biết là vụ giết người”.
Theo ghi nhận của chúng tôi, đoạn đường Phú Mỹ từ quán cơm - hiện trường án mạng đến trụ sở Công an P.22, Q.Bình Thạnh chỉ cách nhau khoảng 300 m. Khi H. bước ra từ trụ sở công an phường thì đã bị Khuyến phục sẵn và rượt đuổi trên đường.
Theo thông tin mà chúng tôi có được, thi thể của nạn nhân L.T.T.H đã được di chuyển về quê nhà tại Quảng Ngãi. Người thân, bạn bè và các đồng nghiệp của H. cũng đã có mặt để chia sẻ nỗi đau tột cùng này.
Trên Facebook, một đồng nghiệp của H. có chia sẻ thêm câu chuyện là chính H. trong những ngày cuối đời đã liên tục bị hung thủ đe dọa, H. phải sống trong cô đơn vì không biết chia sẻ cùng ai. Người bạn đồng nghiệp của H. còn kể thêm rằng nạn nhân H. đã phải "mang một nỗi oan trong cái chết thảm của mình" khi những thông tin trên Facebook của hung thủ kể xấu và nói nạn nhân là người phụ bạc hắn.
Công Nguyên
 
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130415/vu-co-gai-bi-chem-chet-tai-quan-com-hung-thu-ra-tay-qua-nhanh.aspx 

Saturday, April 13, 2013

Mê games, giết mẹ bạn lấy tiền chơi


Thứ Bảy, 13/04/2013 12:32

(NLĐO)- Do nghiện games nặng nhưng không có tiền chơi, thấy mẹ của bạn bán tạp hoá, lợi dụng đêm khuya, tên sát nhân đã vờ gọi cửa mua mì tôm rồi ra tay giết hại mẹ của bạn để lấy tiền.

Vì ham games mà tên Linh đã xuống tay giết người dã man

Chiều 12-4, TAND tỉnh Thanh Hóa đã mở phiên xét xử lưu động và tuyên phạt bị cáo Nguyễn Khánh Linh (SN 1994), trú tại xã Vạn Thiện, huyện Nông Cống – Thanh Hóa, 18 năm tù về hành vi giết người cướp tài sản.
 
Theo cáo trạng, ngày 29-10-2012, bà Nguyễn Thị Châu (SN 1962, ở xã Vạn Thiện, huyện Nông Cống), được người dân phát hiện gục chết dưới nền đất trong cửa hàng tạp hóa. Khoanh vùng các đối tượng, cơ quan công an đã xác định Nguyễn Khánh Linh, bạn thân của con trai nạn nhân chính là hung thủ gây án.
 
Tại phiên toà, Linh khai nhận tối 28-10-2012, Linh đến rủ Long (con trai bà Châu) đi chơi game. Khoảng 3 giờ sáng hôm sau, Linh lấy lí do hết tiền nên về trước. Tuy nhiên, Linh không đi về mà đến cửa hàng tạp hoá vờ gọi cửa để mua mì tôm. Khi bà Châu vừa ra mở cửa liền bị Linh xông vào bịt miệng bóp cổ.
 
Bà Châu chống cự, tên Linh liền lấy một chai bằng thủy tinh đập vào đầu khiến bà Châu gục xuống nền nhà. Chưa dừng lại ở đó, Linh lấy một miếng vải siết chặt cổ nạn nhân cho đến chết mới thôi.
 
Gây án xong, y lục lọi lấy tiền và bỏ trốn khỏi địa phương. Nhưng đến chiều 31-10-2012, sát thủ tuổi teen đã bị bắt khi đang trốn trong một nhà nghỉ thuộc xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia.
 
Với 2 tội danh giết người và cướp tài sản, thế nhưng do chưa đủ 18 tuổi nên Linh chị phải nhận tổng hình phạt là 18 năm tù.
Tuấn Minh

Tử tù chờ... thuốc chết!

06:43 | 12/04/2013


TP - Ngôi nhà dùng để thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc ở trường bắn Cầu Ngà (Hà Nội) đã hoàn thành, nhưng chưa hoạt động dù nghị định về việc thi hành có hiệu lực từ ngày 1/11/ 2011. Hơn 500 tử tù đang chờ chết.
Bên trong phòng tiêm thuốc độc ở Mỹ.
            Ảnh: Lynchburg Times
Bên trong phòng tiêm thuốc độc ở Mỹ. Ảnh: Lynchburg Times.
Hơn 500 tử tội vẫn phải chờ
Năm ngoái vào độ tháng 3 tôi đến trường bắn Cầu Ngà – Hà Nội khi công trình xây để tử hình bằng tiêm thuốc độc sắp hoàn thành. Phòng được xây lên giữa khu trường bắn, vẻ lạ lẫm.
Căn phòng được thiết kế gồm 3 phần: Một phần dành cho thẩm phán, cán bộ trại giam, kiểm sát viên, ủy viên Hội đồng thi hành án, bác sĩ pháp y,... ngồi theo dõi việc tiêm thuốc độc; một phần để dành cho các bác sĩ chuẩn bị thuốc và các công việc cần thiết để thi hành án; phần chính để một giường dạng ghế nằm.
Đại uý Lê Quý Long - người đã hơn 30 năm gắn bó với công việc áp giải và thi hành án tử hình, mừng ra mặt, nói với tôi: “Sắp tới tử hình bằng thuốc độc, công việc của anh em ở đây cũng nhẹ hẳn và bớt ám ảnh nhiều lắm”.
Đại uý Long bấm đốt ngón tay, rồi thở dài: “Có thể Nguyễn Đức Nghĩa, kẻ gây ra vụ án xác chết không đầu, sẽ phải “khai trương”. Nghĩa đang nằm trong khám tử tù ở đây, chờ tử hình bằng thuốc độc”.
Đại úy Long kể về những lần thi hành án tử hình
Đại úy Long kể về những lần thi hành án tử hình.
Một năm đã trôi qua, khi tôi quay trở lại Cầu Ngà, phòng dành cho tử hình bằng tiêm thuốc độc đã hoàn thành, nhưng chưa “đi vào hoạt động” và dĩ nhiên chưa có tử tù nào “khai trương” cả.
Vì sao lại chậm như vậy trong khi Nghị định số 82/2011/NĐ-CP Quy định về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/11/2011? Đại úy Lê Quý Long nói: “Tôi không biết vì sao lại thế. Ở đây mọi thiết bị cho việc thi hành án tử hình đã lắp đặt xong từ lâu”.
Ngay cả Thượng tá Bùi Ngọc Bình – giám thị trường bắn Cầu Ngà cũng chỉ có thể nói: “Tôi cũng không rõ vì sao lại chậm như vậy. Cái này có lẽ anh phải hỏi bên Quốc hội”.
Câu chuyện chậm thi hành án tử hình bằng thuốc độc cũng nóng trên diễn đàn Quốc hội mới đây. Trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho hay: “Mọi công việc chuẩn bị để áp dụng tiêm thuốc độc cơ bản đã xong, từ xây cơ sở cho đến trang thiết bị, đào tạo, chỉ thiếu mỗi thuốc”.
Theo ông Cường, Nghị định của Chính phủ ghi rõ tên thuốc, mà đều là loại thuốc chưa sản xuất được ở trong nước, phải nhập. Và lại phải nhập từ EU, trong khi liên minh này đang yêu cầu Việt Nam bỏ án tử hình.
Chính vì chưa có thuốc, nên đến nay cả nước còn hơn 500 người bị kết án tử hình, án đã có hiệu lực vẫn không thi hành được. Có người viết đơn xin được thi hành án do tâm lý căng thẳng. Ngành kiểm sát thừa nhận sự chậm trễ này đã gây áp lực lên hai phía, phía cơ quan giam giữ và phía tử tội.
Đại biểu Nguyễn Thanh Bình, tỉnh Hòa Bình gay gắt trước QH rằng: Không có gì khổ bằng chờ chết. Hiện nay 500 tử tù đang ngồi chờ vì một quyết định còn chưa mang nhiều tính thực tế của chúng ta.
Đứng trước thực tế hàng trăm tử tội phải “dồn toa” chờ được thi hành án, nhiều đại biểu QH tha thiết đề nghị Bộ Y tế phải trả lời dứt khoát liệu có mua được thuốc hay nguyên liệu sản xuất thuốc, hoặc có thể bào chế ngay trong nước hay không.
Thậm chí, nếu cần thiết phải đặt hàng các nhà khoa học và xem đây là việc trọng điểm quốc gia trong năm 2013. Đồng thời phải quản lý chặt tử tội, tránh việc bỏ trốn hoặc tự sát.
“Việc trọng điểm quốc gia” của năm 2013 cho đến nay vẫn chưa rõ kết quả thế nào, nhưng theo Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang khi phát biểu trước Thường vụ Quốc hội mới đây cho biết cả nước đã lắp đặt xong 5 cơ sở cho việc thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc. Có 532 án tử hình đang chờ bổ sung sửa đổi Nghị định 82 theo hướng sử dụng thuốc độc sản xuất trong nước mới có thể xử tử theo hình thức mới.
Muốn “xong sớm nghỉ sớm”
Một năm nay, trường bắn Cầu Ngà không vang lên tiếng súng và chưa có án tử hình nào được thi hành. Án tử hình vẫn buộc phải tuyên và những trại giam, trường bắn như Cầu Ngà có vẻ như quá tải. Quá tải bởi tử tội phải chờ thi hành án bằng thuốc độc. Sự chờ đợi cái chết có khi còn đáng sợ hơn cái chết.
Phòng để thi hành án tử tù bằng tiêm thuốc độc ở Cầu Ngà
Phòng để thi hành án tử tù bằng tiêm thuốc độc ở Cầu Ngà .
Tôi đã đi nhiều khám tử tù, chứng kiến những tử tội từng giết người không ghê tay, thần kinh gang thép nhưng ngồi trong phòng biệt giam chờ dựa cột đã trở nên mềm nhũn, trở nên “mong manh dễ vỡ” thậm chí điên loạn.
 Em không sợ chết, chỉ sợ chờ chết... Thôi thà cứ xong sớm nghỉ sớm.
Tử tù Tuấn
Tuấn- một tử tội ở trại giam Nghi Kim, Nghệ An, tâm sự với tôi: “Em không sợ chết, chỉ sợ chờ chết. Chết, đòm cái là xong. Đằng này đêm nào cũng không ngủ được, nghe tiếng bước chân đi, tiếng mở khóa là người run lẩy bẩy. Thôi cứ thà “xong sớm nghỉ sớm”.
Tâm lý “xong sớm nghỉ sớm” của nhiều tử tù đã trở thành một áp lực khi phải chờ đợi cái chết quá lâu, cho dù đó là một cái chết “êm” hơn, không phải dựa cột, đổ máu. Theo số liệu của ngành tư pháp, trong thời gian chờ thi hành án tử hình bằng thuốc độc, có 3 tử tội đã tự tử vì quá căng thẳng. 3 tử tội khác chết vì bệnh tật.
Bao nhiều lần dẫn giải tử tội ra pháp trường, đại úy Long nghiệm thấy ít có kẻ nào chân không run. Ông trùm ma túy Vũ Xuân Trường thì qụy hẳn xuống, đại úy Long phải dìu. Có kẻ ra pháp trường còn đùa với đại úy Long: “Hôm nay ngày em chết, bác đánh con đề chắc trúng”. Nhưng khi phải dựa cột thì miệng méo xệch, đái ra quần.
Sau những lần thi hành án, đại úy Long lại bị ám ảnh, mất ngủ bởi máu và những thân người gục xuống đau đớn, dù đó là ông trùm ma túy Vũ Xuân Trường, đại ca giang hồ Khánh “trắng” hay kẻ gây ra vụ án nổi tiếng ở cầu Chương Dương - Nguyễn Tùng Dương.
Giờ đây, đại úy Long cảm thấy như được cất một gánh nặng: “Tôi biết theo quy định của nghị định 82, thuốc tiêm được sử dụng gồm: gây mê; làm tê liệt hệ thần kinh, cơ bắp và ngừng hoạt động tim. 3 loại tân dược này do Bộ Y tế cấp theo đề nghị của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng. Trước khi bị tiêm thuốc độc bằng máy tự động, tử tù được viết thư, ghi âm lời nói cuối cùng... Tử hình, vẫn là cái chết, nhưng không còn dựa cột, không còn máu, chỉ như một giấc ngủ”.
Những đợt mưa xuân làm cho bãi cỏ ở trường bắn Cầu Ngà tươi tốt hơn, che khuất cả nhiều bia mộ của tử tù. Những chiến sỹ công an ở đây vẫn thường cắt cỏ thắp hương cho những ngôi mộ ấy vào ngày rằm hay mùng một âm lịch. Còn có cả một cái miếu nhỏ ở dưới gốc đa trong trường bắn. Ở đây mọi linh hồn đều được đưa tiễn.
Đại úy Lê Quý Long trầm tư: “Tử tù ở đây đã phải lấy cái chết để đền tội, khi chết là hết tội, nên chúng tôi coi những nấm mộ của họ như của những người bình thường, không hề phân biệt. Sắp tới, tử hình bằng thuốc độc thì người nhà của tử tội có thể làm đơn xin tử thi về mai táng sau khi thi hành án”.
Luật thi hành án hình sự với những quy định lần đầu tiên xuất hiện trong quá trình thi hành án hình sự tại Việt Nam được Quốc hội thông qua năm 2010. Trước khi bị đưa ra thi hành án tử hình, người chấp hành án được ăn, uống, viết thư, ghi âm lời nói gửi lại thân nhân.
Quốc hội đánh giá việc tử hình bằng tiêm thuốc độc ít gây đau đớn cho người bị thi hành án. Tiêm thuốc độc đảm bảo tử thi còn nguyên vẹn, ít tốn kém và giảm áp lực tâm lý cho người trực tiếp thi hành án. Kinh nghiệm các nước đã áp dụng hình thức này cho thấy, công nghệ sử dụng việc tiêm thuốc độc cũng đơn giản, dễ thực hiện. Hơn 30/80 nước trên thế giới đã áp dụng tử hình bằng tiêm thuốc độc.
Phùng Nguyên
Trình tự tiêm thuốc độc cho tử tù ở Mỹ
Thuốc gây mê Sodium thiopental (tên thương mại là Pentothal) khiến tử tù ngủ sâu. Đây là loại thuốc an thần, phát huy tác dụng trong vòng 30 giây. Khi hành quyết, tù nhân có thể được tiêm 5.000 mg, nên bản thân liều lượng này cũng có thể gây tử vong. Sau khi được tiêm thuốc này, tù nhân không còn cảm thấy gì.
Thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc ở Mỹ. Ảnh: Ozzie news
Thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc ở Mỹ. Ảnh: Ozzie news.
- Dung dịch nước muối được bơm vào.
- Chất làm liệt Pancuronium bromide, hay Pavulon, là loại thuốc gây ngừng thở vì làm liệt màng chắn và phổi. Thông thường, thuốc này có tác dụng sau khi bơm 3 phút. Ở nhiều bang, Pavulon được bơm với liều lượng lên tới 100 mg, cao hơn nhiều so với liều lượng dùng trong phẫu thuật y học. Những hóa chất khác cũng có thể được sử dụng với vai trò chất làm liệt, bao gồm tubocurarine chloride, succinylcholine chloride.
- Dung dịch nước muối được bơm vào.
- Chất độc (không phải bang nào cũng sử dụng): Potassium chloride được bơm với liều lượng chết người để tác động khiến tim ngừng hoạt động.
Trong vòng 1 hoặc 2 phút sau khi liều thuốc cuối cùng được bơm vào, bác sĩ hay chuyên gia y tế tuyên bố tù nhân đã chết. Thời gian từ khi tù nhân rời buồng giam tới khi tuyên bố cái chết chỉ khoảng 30 phút. Tù nhân thường chết trong 5-18 phút sau khi lệnh tử hình được đưa ra. Sau khi hoàn thành, xác tử tù được đặt vào túi đựng xác và đưa đến cho chuyên gia y tế kiểm tra, có thể bằng cách khám nghiệm tử thi.
Thái An
Theo Straight Dope, wsj
http://www.tienphong.vn/xa-hoi/phong-su/622239/tu-tu-cho-thuoc-chet-tpp.html 

Hệ thống hầm ngầm xuyên biên giới Triều Tiên


Sâu hàng chục mét bên dưới các bãi mìn dày đặc ở khu phi quân sự liên Triều, các hầm ngầm do Triều Tiên bí mật xây dựng âm thầm xuyên qua lòng đất, mở lối cho quân đội miền bắc đánh úp miền nam nếu chiến tranh xảy ra.
> Hầm ngầm chống bom hạt nhân ở Bắc Kinh

Bản đồ thể hiện vị trí 4 hầm ngầm của Triều Tiên ở vùng biên giới với Hàn Quốc, gồm 4 chấm tròn. Màu đỏ thể hiện khu phi quân sự (DMZ), màu đen chỉ Giới tuyến quân sự (MDL) giữa hai bên. Đồ họa: Wikipedia
Triều Tiên được phát hiện tiến hành đào những đường hầm dưới lòng khu phi quân sự với Hàn Quốc vào thời điểm hai nước lần đầu đàm phán về hòa bình năm 1974. Theo những nhà phân tích tình báo thì Triều Tiên được cho là bắt đầu kế hoạch đào hầm từ sau khi Chủ tịch Kim Nhật Thành ban hành "Lệnh Sẵn sàng Chiến đấu" vào ngày 25/9/1971.
Trong yêu cầu sẵn sàng chiến đấu, ông Kim Nhật Thành nhấn mạnh sự cần thiết của các hầm ngầm dưới lòng khu phi quân sự DMZ và nói rằng một hầm phải có hiệu quả hơn 10 quả bom nguyên tử và đó là phương tiện tốt nhất để hỗ trợ cho tiền tuyến.
Các công nhân trong đường hầm số 1. Ảnh: Deltadart
Đường hầm này được phát hiện vào tháng 11/1974 tại khu vực phía tây của khu DMZ, khi đội trinh sát của Mỹ và Hàn Quốc phát hiện ra có hơi nước bốc lên cho thấy có sự tồn tại của một hầm ngầm dưới lòng đất.
Đường hầm được ước tính dài 3,5 km. Phần ở đất Hàn Quốc dài 1 km, sâu về phía nam của Giới tuyến quân sự. Tường hầm cao 1,2 m và trần trong hầm rộng 0,9 m, được gia cố bằng các tấm bê-tông, ở độ sâu 45 m dưới lòng đất.
Hầm được thắp sáng bằng những ngọn đèn kết nối với đường dây điện 220-V. Trong hầm có hệ thống đường sắt khổ hẹp và hệ thống thoát nước. Đường hầm có khả năng di chuyển toàn bộ một trung đoàn trong vòng một giờ, được thiết kế để điều binh tới Gorang-po, Uijongbu của Hàn Quốc và chỉ cách Seoul 65 km về phía bắc.
Đường hầm số 2 có thể di chuyển một sư đoàn trong một giờ và có quảng trường rộng rãi để tập trung binh sĩ. Ảnh: Deltadart
Rộng gấp đôi đường hầm số 1, đường hầm 2 được phát hiện tháng 3/1975 tại khu trung tâm của DMZ, cách Cheorwon của Hàn Quốc khoảng 13 km về phía bắc. Quân đội Hàn Quốc dựa trên lời khai của một quan chức Triều Tiên đào thoát sang phía nam và phân tích tiếng động của những vụ nổ dưới lòng đất bắt đầu được nghe thấy tại Cholwon từ năm 1972, đồng thời thăm dò các địa điểm bị nghi ngờ.
Đường hầm 2. Ảnh: Deltadart
Đường hầm này cao 2 m, rộng 2,1-2,2 m. Trang web Global Security cho rằng hầm này có thể vận chuyển các xe hạng nặng như xe tăng, pháo binh dã chiến và các xe bọc thép đi qua. Tuy nhiên thông tin này có thể gây tranh cãi về cách thức vận chuyển. Trong vòng một giờ, hơn 30.000 binh sĩ, tương đương với một sư đoàn, có thể di chuyển qua hầm.
Đường hầm 2 được xây dựng xuyên qua địa hình đá cổ, ở độ sâu 50-160 m dưới mặt đất và dài 1,1 km về phía nam tính từ Giới tuyến quân sự và chỉ cách Seoul 101 km. Trong hầm còn có một quảng trường rộng để tập trung binh sĩ với ba lối ra được sử dụng cả trong trường hợp chiến tranh thông thường và chiến tranh hạt nhân.
Một góc đường hầm số 3, đường hầm nguy hiểm nhất nếu được sử dụng để tấn công Seoul. Ảnh: Deltadart
Chỉ cách Seoul 44 km, tức là chưa đến một giờ lái xe, đường hầm số 3 được phát hiện tháng 10/1978. Đường hầm này gần như giống hệt hầm số 2 nhưng có chiều dài hơn 1,6 km, cao 1,9 m và rộng 2,1 m và sẽ là đường hầm nguy hiểm nhất nếu Triều Tiên sử dụng để tấn công Seoul vì nó nằm cách tiền đồn trọng yếu bảo vệ hành lang Musan dẫn đến Seoul chỉ 2 km.
Đường hầm kết cấu hình vòm, kéo dài về phía nam 435 m và cách làng đình chiến Bàn Môn Điếm 4 km, cũng xuyên qua đá cổ và nằm sâu 73 m dưới lòng đất.
Đường hầm cho phép vận chuyển toàn bộ một sư đoàn cùng các vũ khí đi qua hầm trong vòng một giờ và được thiết kế đặc biệt để đột kích Seoul trong cả chiến tranh thông thường và xâm nhập du kích. Ảnh: Deltadart
Đường hầm 3 nằm cách tiền đồn trọng yếu bảo vệ hành lang Musan dẫn đến Seoul chỉ 2 km. Ảnh: Deltadart
Hầm 3 kết cấu hình vòm, kéo dài về phía nam 435 m và cách làng đình chiến Bàn Môn Điếm 4 km. Ảnh: Deltadart
Lối vào đường hầm số 4. Ảnh: Wikipedia
Sau khi máy do thám phát hiện nhiều âm thanh dưới lòng đất từ tháng 5/1989, quân đội Hàn Quốc bắt đầu sử dụng các thiết bị trinh sát do nước này tự sản xuất và phát hiện được địa điểm và kích thước của hầm. 23 ngày sau khi bắt đầu đào, Hàn Quốc tìm thấy đường hầm của Triều Tiên. Hàng chục phóng viên Hàn Quốc và nước ngoài có mặt tại hiện trường khi phát hiện được ngày 2/9/1990.
Đường hầm này nằm ở tuyến đường chiến lược tối quan trọng ở khu phía đông DMZ, chỉ cách Yanggu 26 km về phía đông bắc. Đường hầm nằm sâu 145 m dưới lòng đất và có chiều cao 2 m, rộng 2 m.
Đường hầm 4 nằm ở tuyến đường chiến lược tối quan trọng ở khu phía đông DMZ. Ảnh: Deltadart
Gần giống với đường hầm số 2 và số 3 về kích thước và cấu trúc, đường hầm số 4 ăn sâu vào 1,03 km về phía nam tính từ Giới tuyến quân sự và được thiết kế để vận chuyển lực lượng tới hành lang Sohwa-Wontong, lối vào chính của đường cao tốc Yeongdong (Seoul- Gangneung). Trong vòng một giờ, hơn 30.000 binh sĩ, có thể di chuyển qua hầm.
Theo các chuyên gia tình báo Mỹ, việc phát hiện các đường hầm cho thấy Triều Tiên đã đào những đường hầm bí mật chạy xuyên biên giới để sẵn sàng phục vụ chiến đấu. Ảnh: Deltadart
Vũ Hà (theo GlobalSecurity)

Friday, April 12, 2013

26 tuổi sống lay lắt khi lương chỉ 3 triệu đồng


Sự nghiệp của tôi là một con số 0. Không người yêu, lại nợ nần, kinh tế gia đình khó khăn... Tôi phải làm sao đây?
>> Cuộc đời luôn có thể làm lại từ đầu

Tôi 26 tuổi, độc thân, đang học liên thông đại học chuyên ngành xây dựng tại quận 9, TP HCM.
Tôi xuống Sài Gòn vừa học vừa làm đã được 6 năm. Công việc hiện tại của tôi là thi công đường nước, một việc làm không đúng chuyên ngành, không có tương lai. Công ty thì làm 1 tháng trả lương có nửa tháng. Thu nhập của tôi 1 tháng chỉ khoảng từ 3 đến 3,8 triệu nhưng phải chi rất nhiều thứ: xăng xe, điện thoại, tiền ăn, tiền nhà, học phí, sách vở…. Nói chung, tôi luôn trong tình trạng thiếu tiền và hiện tại cũng đang nợ bạn bè số tiền khá lớn.
Trong gia đình, tôi là người duy nhất học cao. Tôi còn 2 chị, 1 anh trai và mẹ già đang ở quê làm vườn. Tôi biết gia đình đặt rất nhiều kì vọng vào mình. Tôi cũng hiểu trách nhiệm của tôi là sau này phải lo cho 2 chị, vì nếu không có các chị thì tôi đã không được như hôm nay.
Về quan hệ bạn bè, tôi có nhiều bạn bè yêu mến và giúp đỡ rất nhiệt tình, luôn bên cạnh và động viên khi khó khăn, nhưng cũng có nhiều đứa bạn tệ vô cùng.
Về tình yêu, cũng là hai chữ “thất bại”. Tôi đã cố gắng để xây dựng một tình yêu đẹp, nhưng những cố gắng của tôi chỉ nhận được sự hờ hững và vô tâm. Tôi đã hy sinh vì người ấy rất nhiều. Nhưng người ấy, khi cần sự giúp đỡ của tôi thì lấp lửng chuyện tình yêu, còn khi xong rồi thì chia tay chóng vánh không một lời giải thích...
Tôi viết những tâm sự này ra đây, không phải để than nghèo kể khổ. Tôi cũng biết chẳng ai có thể giúp mình trừ bản thân mình ra.
Tôi cũng hiểu vẫn còn nhiều người khó khăn gấp trăm lần mình nhưng họ vẫn sống tốt, nhưng nhiều lúc tôi vẫn thấy bi quan quá.
26 tuổi, dở dang bằng cấp. Sự nghiệp là một con số 0. Không người yêu, lại nợ nần, kinh tế gia đình khó khăn. Anh trai thì trái tính trái nết, nhiều lúc quậy phá ở nhà làm tôi không thể nào yên tâm được.
Đôi lúc tôi ước có thể chia mình thành ba người, 1 về nhà làm chỗ dựa cho chị và mẹ, 1 tiếp tục việc học, 1 đi làm cày cuốc kiếm tiền trả nợ.
Nhiều lúc đi học mà trong túi chỉ có 10 ngàn đồng. Tôi hoang mang lo lắng, không biết có ra được trường, rồi ra trường liệu có xin được việc? Nhiều lúc tôi chỉ muốn bỏ học để đi làm kiếm tiền.
Tôi cũng dự tính làm một cái gì đó đột biến (như kinh doanh chẳng hạn) chứ sống lay lắt vầy mãi cũng chán. Tôi không sợ cực khổ, nhưng lại không có tiền và không biết phải bắt đầu từ đâu đây?

 
Nguyễn Văn Sơn

Lương 5 triệu nhưng tôi tiết kiệm 1 triệu mua vàng


Mức lương như vậy là thấp nhưng mỗi năm tôi để dành được 12 triệu, cộng với tiền thưởng để mua vàng tích lũy.
>> Mỗi tháng tôi tiết kiệm được 216.000 đồng

Quan điểm của tôi là làm nhiều thì tiêu nhiều, làm ít thì tiêu ít. Lương của tôi chỉ có 5 triệu đồng một tháng. Mức thu nhập này với nhiều người cho rằng chỉ đủ ăn xôi thôi nhưng với tôi thì khác, tôi sống khá thoải mái.
Mỗi tháng tôi trích 1 triệu đồng gửi tiết kiệm, mọi chi tiêu chỉ được cho phép trong 4 triệu còn lại thôi.
Cụ thể chi phí những thứ bắt buộc hàng tháng như sau:
- Tiền nhà : 500.000 đồng/tháng (tôi thuê nhà bà con nên tiền thuê nhà được lấy rẻ)
- Tiền điện + nước + truyền hình cáp: 150.000đồng/tháng (tiền truyền hinh cáp đóng chung).
- Tiền ăn 600.000 đồng/tháng (bữa trưa công ty lo). Tôi không bao giờ ăn ngoài, 2 bữa sáng - tối tôi đều tự nấu ăn. Ngay cả bạn bè tôi cũng mời về nhà nấu ăn.
- Mỗi tháng trích 250.000 đồng gửi biếu mẹ.
- Bỏ con heo 150.000 đồng: tiền ga + mắm muối + tiền gạo.
- Tiền xăng hết 200.000 ngàn đồng.
Cuồi cùng còn lại khoảng 2 triệu là tiền tiêu xài cho những khoản phát sinh. Cuối năm vừa rồi tôi dư 12 triệu cộng với tiền thưởng cuối năm tôi cũng được 20 triệu, tôi mua vàng tích lũy.
Tôi là con gái, ăn mặc giản dị, quần áo tôi mặc chỉ có giá khoảng 200.000 đồng trở lại thôi.
Mức lương như vậy là thấp nhưng mỗi người có khả năng kiếm tiền khác nhau, quan trọng là mình phải biết sắp xếp cho hợp lý.

 
Mai Hoa

Lương 5 triệu nhưng tôi để dành 2 triệu mỗi tháng


Do tôi tự nấu ăn nên mỗi ngày 40 nghìn/2 bữa là thoải mái. Cũng vì có một mình nên cũng ăn đơn giản và ngày nọ bù ngày kia, ngày ăn sang thì có ngày đạm bạc xíu.
>> Lương 5 triệu nhưng tôi tiết kiệm 1 triệu mua vàng

Cụ thể chi phí các khoản chi tiêu trong tháng của tôi như sau:
- Tiền nhà trọ: 400 nghìn (Tôi ở chung phòng với 1 bạn nữa, phòng 800 nghìn đồng)
- Điện nước, gas: 100 nghìn (vì có một mình nên 1 bình ga tôi nấu nửa năm mới hết)
- Xăng xe: 400 nghìn
- Ăn sáng: 300 nghìn
- Ăn trưa, tối: 1,2 triệu (Do tôi tự nấu ăn nên mỗi ngày 40 nghìn/2 bữa là thoải mái. Cũng vì có một mình nên cũng ăn đơn giản và ngày nọ bù ngày kia, ngày ăn sang thì có ngày đạm bạc xíu)
- Tiền điện thoại, hóa mỹ phẩm: 300 nghìn.
- Tiền linh tinh: 300 nghìn (Cái này không cố định, có tháng chả dùng tới thì bù vào những lúc có đám cưới hay mua quần áo này nọ. Tôi mặc đồng phục công ty may cho rồi nên chỉ tốn đồ đi chơi bời hay đi tiệc tùng thôi. Ở nhà tôi cũng mặc đơn giản và thường dùng tiền thưởng lễ gì đó để mua thôi).
Tổng cộng các khoản là 3 triệu đồng.
Ngoài ra tôi còn có thêm hoa hồng trên doanh thu, trung bình mỗi tháng khoảng 500-700 nghìn. Tiền này tôi dồn vào để gửi biếu bố mẹ.
Các bạn đừng "ném đá" vì tôi ít tiền thì tôi tiêu kiểu ít tiền, Chứ các bạn cứ nói ăn sáng có 10 nghìn thì ăn gì hay ăn trưa, tối có 20 ngàn thì biết mua gì ... ? Với tôi, số tiền đó tôi đã ăn uống rất thoải mái, vẫn đủ chất với thịt, cá, rau xanh và trái cây. Quan trọng là mình biết cách mua đồ cho tươi ngon mà vẫn rẻ và chế biến hấp dẫn thôi.
Quần áo tôi mua tầm 200-300 nghìn đồng/ bộ đồ là mặc quá đẹp rồi, các bạn mặc đồ hiệu mà vào "ném đá" thì mình chịu.
Tuy không tiết kiệm được nhiều nhưng mình vẫn cố gắng vì tích tiểu thành đại, chứ cứ nghĩ kiểu "2 triệu/tháng thì đến bao giờ mới mua được nhà" và cứ tiêu hết đi thì đúng là chả bao giờ có tiền mà mua nhà được.
Ngọc