Pages

Friday, December 21, 2012

Giàu, nghèo đều khóc

Ngày 21.12.2012, 12:43 (GMT+7)
Chất lượng cuộc sống người dân TP.HCM

SGTT.VN - Trong cùng một cái bánh thu nhập thì 20% người giàu được “xơi” tới 60%; người khá giả được “xơi” 16,6%; người nghèo chỉ 4,3%... Tuy vậy, dù giàu hay nghèo thì họ đều đang cùng có một đời sống u ám, phập phồng; trên 90% người dân đồng ý “đạo đức xã hội ngày càng kém đi, ô nhiễm môi trường, khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng”.
90% người dân đồng ý “đạo đức xã hội ngày càng kém đi, ô nhiễm môi trường, khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng”. Ảnh: Trần Việt Đức
Trên đây là những thông tin được đưa ra tại hội thảo khoa học Chất lượng cuộc sống người dân TP.HCM trong bối cảnh kinh tế hiện nay, do viện Nghiên cứu phát triển tổ chức hôm qua 20.12.
Bức tranh chất lượng sống u ám
Theo TS Nguyễn Hữu Nguyên, trung tâm Nghiên cứu kinh tế miền Nam, TP.HCM hiện có hơn 10 triệu người dân, với 20 nhóm ngành nghề. Dù khác nhau về thu nhập và nhu cầu hưởng thụ, nhưng họ đều cùng bị ba yếu tố tác động đến chất lượng cuộc sống, gồm: kinh tế suy giảm; môi trường xã hội, ô nhiễm môi trường sống và cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, xét đến cùng, so với nhóm người thu nhập cao và trung bình, thì nhóm người nghèo và nhóm yếu thế bị tác động, tổn thương nhất bởi cả ba yếu tố trên.
Theo đó, hầu như tất cả tiêu cực xã hội đều ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống hàng ngày của họ, vì họ không có tiền để “bôi trơn” nên gặp rất nhiều phiền hà khi cần giải quyết vấn đề liên quan đến pháp luật, thủ tục hành chính, giấy tờ, chứng nhận. Cũng vì không có các tiện nghi tốt để khắc phục và thích nghi nên nhóm người này cũng phải chịu ô nhiễm môi trường, khói bụi, tiếng ồn, ngập úng ở tất cả các không gian sống, từ đi lại trên đường phố đến nơi làm việc, cư trú và nghỉ ngơi.
Còn nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Thuỵ Diễm Hương, trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM cho thấy: đời sống tinh thần và vật chất của người công nhân nhập cư đang ở mức “rất thấp”. 58% công nhân thu nhập từ 2 – 3 triệu đồng; gần 40% thu nhập dưới 2 triệu đồng; trong đó trên 34% chi tiêu ở mức thấp dưới 1 triệu đồng/tháng; trên 40% chi tiêu từ 1 – 2 triệu đồng/tháng. Trên 70% công nhân sống nhà trọ với điều kiện chật hẹp, thiếu ánh sáng, nước sạch… Môi trường làm việc cũng không đảm bảo, với trên dưới 40% phải làm việc trong điều kiện nóng nụi, tiếng ồn, thậm chí nguy hiểm… Đời sống văn hoá công nhân thì “không phim ảnh, sách báo, giải trí, kết bạn…”
Tuy nhiên, bức tranh chất lượng sống u ám này còn được các nhà khoa học cho thấy ở tầng lớp người giàu, thu nhập cao. Nghiên cứu của TS Lê Thị Mai, trường đại học Tôn Đức Thắng cho thấy, nhóm doanh nhân trên địa bàn thành phố hiện nay dù thu nhập cao nhưng chất lượng sống đang ở mức xung đột lớn ở thời gian, công việc và hành vi. Họ đều dễ bị căng thẳng, áp lực cao do những xung đột công việc ở môi trường làm việc đa văn hoá, gồm những nhóm xã hội khác nhau hướng đến những giá trị khác nhau. ThS Phạm Thanh Thôi, trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM cho biết, nghiên cứu ở khu Phú Mỹ Hưng liên tục trong ba tháng cho thấy “người giàu cũng khóc”. Dù đời sống vật chất người dân ở đây cao nhưng đời sống tinh thần của họ lại nhiều vấn đề, khổ sở, từ chất lượng cuộc sống gia đình đến đời sống văn hoá...
Ra đường là sợ
Theo bà Nguyễn Thị Dân, sở Lao động – thương binh và xã hội TP.HCM, quản lý Nhà nước hiện quá yếu kém, tương tự là vấn đề an sinh xã hội. “Ngày xưa đời sống tinh thần chúng tôi tốt lắm, mọi người yêu thương, đùm bọc nhau, tin tưởng nhau. Nhưng nay ra đường là sợ, an ninh trật tự không đảm bảo, dân e dè với nhau; cơ chế chính sách kinh tế, xã hội đáng ra phải đảm bảo nhưng hiện không thuyết phục và trúng lòng dân”, bà Dân nói.
Theo bà Hồ Tố Anh, học viện Chính trị hành chí khu vực 2, vấn đề hạn chế trong hưởng thụ những giá trị văn hoá, nghệ thuật của người dân hiện nay đang là một thiệt thòi lớn trong việc nâng cao nội lực, nuôi dưỡng đời sống tinh thần, tâm hồn cho cá nhân. “Người công dân đô thị đang thiếu cả tri thức và kỹ năng tiếp cận văn hoá, nghệ thuật. Đặc biệt là sự chênh lệch quá xa giữa các quận trung tâm với quận huyện vùng ven như: Thủ Đức, quận 9, 12, Cần Giờ, Nhà Bè, Củ Chi, Hóc Môn…”, bà Anh kết luận.
36% người dân hài lòng với công việc hiện tại
Nghiên cứu của GS Bùi Thế Cường chỉ ra một bức tranh rất buồn: trong cùng một cái bánh thu nhập thì 20% người giàu được “xơi” tới 60% cái bánh; người khá giả được “xơi” 16,6%; người nghèo chỉ 4,3%... trên 90% người dân đồng ý “đạo đức xã hội ngày càng kém đi, ô nhiễm môi trường, khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng…. “Chỉ 36% người dân hài lòng với công việc hiện tại, dưới 50% hài lòng với cuộc sống gia đình… TP.HCM đang ở mô hình nào theo bình đẳng xã hội?”, là câu hỏi mà ông Cường day dứt đặt ra.
TS Lê Thanh Tùng, đại học Tôn Đức Thắng cho biết: chất lượng đời sống đi lên chỉ khi thu nhập khả dụng (gồm yếu tố tiêu dùng và tiết kiệm) phải đi lên. Nhưng nghiên cứu lại cho thấy tiêu dùng ở thành phố đang ở mức 1,9 (trong khi thế giới chỉ ở mức 1), còn tiết kiệm lại đang ở mức âm. Thu nhập 1 đồng, nhưng tiêu dùng quá 1 đồng. Đây là điều rất bất thường. Chưa kể sức mua ở hộ gia đình trên địa bàn thành phố đang cạn kiệt.
Đồng tình với nhận định chất lượng cuộc sống người dân ngày càng đi xuống, ông Huỳnh Công Hùng, trưởng ban Văn hoá, HĐND thành phố cho rằng: quản lý quy mô của thành phố đang có vấn đề. Những vấn đề xã hội hiện nay nếu không được nghiên cứu thì khó đảm bảo cho an sinh, an ninh xã hội.
Lê Quỳnh
 

Nhân lực ngân hàng hết thời hoàng kim


Nhu cầu tuyển dụng của ngành tài chính ngân hàng trong quý IV giảm hơn 60% so với quý III, sau động thái tái cấu trúc mạnh mẽ của các nhà băng.
> Nhân viên ngân hàng nơm nớp lo thất nghiệp

Theo Trung tâm Dự báo Nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP HCM, số người tìm việc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng thường vượt nhu cầu tuyển dụng. Năm 2012, nhiều ngân hàng tái cơ cấu để giảm chi phí, thay đổi một loạt nhân sự, nhưng vẫn tuyển thêm nhân lực có kinh nghiệm và chuyên môn giỏi, dù số lượng tuyển ít hơn hẳn mọi năm
Phó giám đốc trung tâm Trần Anh Tuấn cho biết nhu cầu tuyển dụng ngành tài chính ngân hàng trong quý IV giảm 66,29% so với quý III. Dự báo trước đó của trung tâm cho thấy, chỉ số nhu cầu ngành này (5,9%) chỉ bằng một phần năm so với marketing - kinh doanh - bán hàng (25,82%), thậm chí không bằng lĩnh vực quản lý - hành chính - giáo dục - đào tạo (9,98%). Nhu cầu tuyển của dệt may, giày da trong còn cao hơn cả tài chính ngân hàng. Điều này phản ánh đúng xu hướng của thị trường.
Tin liên quan:
 
Ông phân tích: "Nhà băng khắt khe trong tuyển dụng hơn, yêu cầu ứng viên thật sự có năng lực nghiệp vụ. Chính vì vậy, một loạt sinh viên, lao động ngành tài chính không thể tìm được việc dễ dàng như mọi năm".
Tài chính ngân hàng năm nay còn tăng lương ít nhất trong các ngành, theo khảo sát của Towers Watson với khoảng 250 doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực. Kết quả cho thấy, tài chính có mức tăng lương thực tế so với dự báo ở mức thấp nhất, chỉ 12,2% năm 2012 và dự kiến 12,1% năm 2013. Trong khi đó, sản xuất và bán lẻ dẫn đầu mức tăng lương, lần lượt 15,2% và 14%.
Nhu cầu tuyển dụng trong ngành ngân hàng giảm mạnh trong năm nay. Ảnh: B.H
Trái ngược với tài chính ngân hàng, lĩnh vực bán hàng, tiếp thị, dịch vụ có nhu cầu tuyển dụng cao trong năm 2012 và năm tới. Nguyên nhân do doanh nghiệp muốn dùng mọi cách thức để quảng bá sản phẩm, thực hiện các chiến dịch tiếp thị để giải phóng lượng hàng tồn hiện có.
Lãnh đạo Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP HCM dự đoán năm 2013 nhu cầu tuyển lao động phổ thông của dệt may - giày da, chế biến thực phẩm, nhựa – bao bì, xây dựng, cơ khí, điện tử… tăng, nhưng không nhiều như các năm trước. Marketing - kinh doanh - bán hàng và du lịch - nhà hàng - khách sạn - dịch vụ là 2 lĩnh vực có nhu cầu nhân lực nhiều nhất. Ngành tài chính đứng thứ 6, khi nhu cầu chỉ có 6,5%.
Thị trường lao động năm sau dự báo sẽ tái diễn nghịch lý cung cầu. Sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng ra trường vẫn khó tìm được việc ngay, trong khi người học nghề ra trường rất dễ tìm được việc làm với mức lương phù hợp. Lý giải hiện tượng này, ông Tuấn cho hay doanh nghiệp trong giai đoạn này muốn giữ nhân viên cũ hơn là tuyển người mới phải mất thời gian đào tạo và năng suất lao động có thể không cao.
TP HCM cần khoảng 65.000 việc làm trong quý I/2013, trong đó có khoảng 43% nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông.
12 nhóm ngành nghề có nhu cầu nhân lực nhiều nhất trong năm 2013 tại TP HCM như sau:
1. Marketing – kinh doanh – bán hàng (27,08%)
2. Du lịch – nhà hàng – khách sạn – dịch vụ - phục vụ (19,92%)
3. Công nghệ thông tin – điện tử - viễn thông (7,79%)
4. Quản lý - hành chính – giáo dục – đào tạo (7,54%)
5. Dệt – may – giày da (7,16%)
6. Tài chính - kế toán – kiểm toán - đầu tư - bất động sản - chứng khoán (6,50%)
7. Tư vấn - bảo hiểm (3,74%)
8. Cơ khí – luyện kim – công nghệ ô tô (2,77%)
9. Hóa – y tế, chăm sóc sức khỏe (2,67%)
10. Xây dựng – kiến trúc – giao thông vận tải (2,51%)
11. Điện – điện công nghiệp – điện lạnh (2,00%)
12.Kho bãi - vật tư - xuất nhập khẩu (1,54%)
Mai Phương
 

Wednesday, December 19, 2012

“Hơi thở của quỷ”

Lời bình của Alan Phan:
Cách đây 7 tháng, trong một quán bar tại khách sạn Mandarin của Manila, tôi tình cờ ngồi cùng một nhóm expats có nhiều Hoa kiều từ Singapore, Trung Quốc, Đài Loan. Tôi đến trễ cùng một anh bạn Hồng Kông, không liên quan và không biết rõ ràng về câu chuyện làm ăn cả nhóm vừa bàn luận. Nhưng số tiền họ đóng góp lên đến 300 ngàn đô la, cho 2 thành viên trong nhóm đi qua Columbia mua một loại dược phẩm quý giá. Sau khi họ đi hết, anh bạn cho biết món hàng là “hơi thở của quỷ”. Chưa hề nghe gì về món này, tôi chỉ thấy cái tên có vẻ “lãng mạn và phiêu lưu”.
Sau đó, tôi lại được coi một phim tài liệu trên Discovery về dược phẩm này. Quả là mặt trái của thời hội nhập toàn cầu. Sự bất ổn bao trùm đời sống chúng ta, từ cướp giật ngoài phố, đến bạo lực trong gia đình, đến sự đàn áp của …Muốn tìm một đề tài “lạc quan” cho những ngày lễ thiêng liêng của niềm tin, nhưng sự bào mòn tiếp diễn…Xin Ơn Trên vậy?”

Loại thuốc thôi miên nguy hiểm nhất thế giới đã có ở VN?
Một cuốn phim tài liệu mới đây tiết lộ về loại thuốc đáng sợ nhất thế giới, đó là loại thuốc mà bọn tội phạm thường dùng để xóa trí nhớ và làm mất ý thức tạm thời của nạn nhân. Loại thuốc này được giới giang hồ dùng như một loại ma túy hay ma dược, có tên là Scopolamine. Nó được bào chế từ cây Borrachero – một loại cây dại mọc phổ biến ở Colombia. Thứ dược liệu vô cùng nguy hiểm này “không màu, không mùi và không vị”, nhưng lại có khả năng tạo ra “những giấc mơ kỳ lạ” cho con người khi hít phải.
“Bẫy người”
Gần đây, nhiều phụ nữ ở Columbia trình báo với cơ quan cảnh sát địa phương rằng họ bị bỏ “bùa”, bị điều khiển làm những việc như đưa hết tiền bạc hoặc thậm chí bị hãm hiếp. Điều làm người ta khó tin nhất là phương pháp gây án của những nghi phạm hết sức xảo quyệt. Thậm chí gia đình những người bị hại cũng không biết người thân của mình bị xâm hại. Những người bị hại có độ tuổi từ 8 đến 60 tuổi, đặc biệt có cả người bị tâm thần và một phụ nữ có thai. Rất nhiều nạn nhân không thể nhớ được mình có bị hãm hiếp hay không, lừa tiền như thế nào vì họ bị “bỏ bùa” và hoàn toàn không biết gì. Chỉ đến khi tỉnh dậy, thấy cơ thể đau đớn và quần áo rách nát, tiền thì bị mất hết, họ mới biết chuyện không may đã xảy ra với mình.
Khi cảnh sát vào cuộc điều tra đã phát hiện đây không phải bùa mê thuốc lú, mà chính là tác hại của loại cây Borrachero có nguồn gốc từ chính xứ sở Columbia. Theo lời một số nạn nhân, bọn gian thường xuất hiện ở Costco, hoặc ngay tại nhà thờ. Cách thức “lừa” thường hỏi thăm cách thức trao tặng tiền bạc cho các hội từ thiện. Thường khi nghe những tin “lành” như thế, giới phụ nữ sẵn sàng giúp đỡ tận tình. Và kết quả là nạn nhân bị mê đi, bị đưa về nhà, lấy hết tiền bạc và nữ trang “tự nguyện” đưa cho hắn. Khi tỉnh thuốc thì sự việc đã quá muộn.
Trong đó cũng đã có 2 người phụ nữ gốc Việt, trú tại San Jose là nạn nhân của loại thuốc mê này. Họ bị mất tiền bạc, nữ trang một cách ngớ ngẩn.
Những vụ lừa đảo ở Việt Nam có phải bị thôi miên?
Tại Việt Nam, mấy năm gần đây cũng có rất nhiều nạn nhân trình báo cơ quan công an rằng họ đã bị thôi miên đến mức ngoan ngoãn tự mở tủ đưa hết tài sản trong tình trạng vô thức. Điển hình như vụ chiếm đoạt tài sản của ông Hồ Đức Phúc, 42 tuổi, trú tại thôn Đăk Hòa I, xã Đăk Hòa, huyện Đăk. Hôm đó, tại cửa hàng thu mua nông sản của ông, có hai người nước ngoài đi ô tô đến mua 2kg ca phê. Họ bằng nói tiếng Việt bập bõm. Tuy nhiên, sau khi nhận tiền mua hàng, ông Phúc thấy đau đầu, chóng mặt cũng ngay lúc đó một kẻ đề nghị ông Phúc đổi tiền nước ngoài sang tiền Việt để dễ giao dịch.
Ông Phúc đồng ý mở két sắt lấy tiền và đưa tiền cho hai người trên nhưng không nhận lại tiền do hai khách đưa và không nhớ được loại tiền người nước ngoài định đổi là tiền nước nào, mệnh giá bao nhiêu. Khi giao dịch xong hai người đàn ông lên xe nhanh chóng bỏ đi. Ông Phúc vào nhà nghỉ vẫn cầm chìa khoá két sắt. Đến 17h cùng ngày, vợ ông Phúc kiểm tra lại, phát hiện bị mất 34 triệu đồng.
Anh Đỗ Văn Đông (cụm 5, xã Ngọc Tảo, Phúc Thọ) không khỏi tiếc nuối số tiền gần chục triệu đồng bị chiếm đoạt một cách dễ dàng. Được biết anh Đông đang chở hàng trên QL 32 thì một chiếc taxi chạy sát lại, trên xe có 3 người, cả tài xế lẫn khách đều là người nước ngoài. Một người da đen cao lớn mở cửa, chào hỏi, bắt tay anh bằng tiếng Việt rồi đưa tấm bản đồ hỏi đường đi Lào Cai. Anh Đông đã chỉ đường một cách tận tình. Người khách này lại hỏi thăm địa chỉ quán ăn gần đó rồi rút ra tờ tiền mệnh giá 100.000 đồng, nhờ đổi lấy 2 tờ 50.000 đồng. Anh cũng không hiểu vì sao lại sẵn sàng lôi cả bọc tiền 20 triệu đồng ra đưa cho vị khách nước ngoài. Khi chiếc xe mất hút, anh Đông mới choàng tỉnh, vội kiểm tra bọc tiền thì đã bị lấy mất đi một nửa.
Qua các vụ phạm tội trên cũng chưa có kết luận cuối cùng về khả năng đối tượng có thể dùng biện pháp thôi miên để trộm cắp tài sản hay không. Trong trên thực tế có rất nhiều vụ phạm tội mà đối tượng vì một cách nào đó đã khiến nạn nhân nghe theo mọi lời đề nghị để đưa tiền cho chúng. Hiện nay cũng có nhiều người bị mắc lừa với thủ đoạn như sau: các đối tượng thường vô tình gặp nạn nhân (thường là phụ nữ, những người già) rồi vờ nói ra bệnh tật hoặc một nhược điểm trên khuôn mặt của họ kiểu như bị mộng mắt, bị nám da… rồi mách thuốc chữa… Hoặc nhiều đối tượng còn đến các cửa hàng kinh doanh nói có mối hàng giá rẻ, rồi lòng vòng dùng các trò “ảo thuật”… Và không hiểu với các chiêu thức lừa tinh vi đánh vào tâm lý muốn chữa bệnh, đánh vào lòng tham của nạn nhân hay là dùng các biện pháp thôi miên mà nhiều người đã nghe theo sự dẫn dụ của đối tượng tháo tất tật đồ trang sức đeo trên người, thậm chí còn về tận nhà mở tủ đưa tiền cho chúng…
Loại thuốc đáng sợ nhất thế giới
Một cuốn phim tài liệu mới đây đưa ra tiết lộ về loại thuốc đáng sợ nhất thế giới, đó là loại thuốc mà bọn tội phạm thường dùng để xóa trí nhớ và làm mất ý thức tạm thời của nạn nhân. Loại thuốc có tên Scopolamine hay còn gọi là “Hơi thở của quỷ” có nguồn gốc từ cây Borrachero, loại cây dại mọc phổ biến ở Bogota, Colombia.
Hãng tin Reuters cho biết, nạn nhân rơi vào trạng thái vô thức và trở nên ngoan ngoãn nghe lời, về nhà lấy hết của cải hay đến ngân hàng rút sạch tiền để đưa cho những tên tội phạm. Đặc biệt, những người phụ nữ bị bỏ thuốc “Hơi thở của quỷ” trong nhiều ngày, bị hãm hiếp và bán vào nhà chứa.
Phóng viên Ryan Duffy của hãng tin VICE, đã trực tiếp đến Bogota (Colombia) làm một phóng sự mang tên “World’s scariest drugs” (Tạm dịch: Loại thuốc đáng sợ nhất thế giới). Đoạn phóng sự dài 25 phút của anh được đăng trải trên Youtube đã thu hút sự quan tâm lớn của cộng đồng mạng.
Tiến sỹ Stephen M.Pittel, nhà tâm lý học pháp y và cũng là người tiên phong nghiên cứu về văn hóa thuốc ở San Francisco có viết: “các báo cáo hàng ngày cho thấy nhiều vụ cưỡng hiếp, trộm cắp, bắt cóc… ở Mỹ và Canada có liên quan đến thuốc Burundanga, một dạng khác của Scopalamine vốn được sử dụng trong nhiều thập kỉ qua ở Columbia trong các nghi lễ bản địa. Thông thường, những tên tội phạm bí mật bỏ thuốc vào nước hoặc vẩy bột thuốc vào mặt của nạn nhân. Nạn nhân đưa toàn bộ trang sức, tiền, chìa khóa xe, thậm chí còn rút cả tiền ngân hàng để đưa cho chúng. Khi tỉnh lại họ mới nhận ra đã mất đồ và hoàn toàn không kẻ đó là ai”.
Đây chính là lý do tại sao những năm gần đây, Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra cảnh báo đối với du khách, cẩn thận với “những tên tội phạm sử dụng thuốc vô hiệu hóa tạm thời khách du lịch”. Bộ Ngoại giao và Thương mại Quốc tế Canada cũng đưa ra lời khuyên cho du khách đến các vùng nông thôn Colombia. Theo đó, du khách phải cẩn thận, tránh đến các quán bar một mình, cẩn thận với nước uống và đồ ăn nơi đây. Ngay cả trên website của Bộ Ngoại giao Colombia cũng có lời cảnh báo khách du lịch đến Colombia “cẩn thận với chất Scopolamine, thường được gọi là Burundanga khi chúng được hòa với sữa, nước, thuốc lá hay qua đường hô hấp”. Thuốc thường được những tên trộm và bắt cóc dùng trong các quán rượu địa phương.
“Hơi thở của quỷ” giống với một loại hoa dại ở Đà Lạt?
Gần đây, nhiều nhà vườn Đà Lạt bỗng bất ngờ khi các giống hoa loa kèn mà họ vẫn thường xuyên chăm trồng từ trước đến nay lại được mang danh là “Hơi thở của quỷ”; với tên khoa học là “Araceae” hay “cây Chân bê”, là cây ưa nắng, mọc thành bụi và có thể gây ngộ độc nếu ăn phải, hoặc gây hại nếu dính vào mắt… Trong các loại loa kèn hiện đang phổ biến ở Đà Lạt, trừ các giống loa kèn đang trồng kinh tế trong các nhà vườn, loại hoa được cho là giống với Borrachero của Colombia là hoa loa kèn hoang dại mọc ở Đà Lạt. Đây là loại cây thân mềm, chiều cao thân cây tối đa khoảng 5m, hoa có chiều dài trung bình 25cm, mùi thơm nhẹ, lá có vị đắng và lợ, hình thức giống lá thuốc lá. Điều đặc biệt, tất cả các bông hoa khi nở đều cắm đầu xuống đất, y hệt Borrachero.
Trong cuốn sách “Cây cỏ Việt Nam” của tác giả Phạm Hoàng Hộ (quyển 2), xuất bản năm 2003 viết về cây hoa loa kèn Đà Lạt là cây Brugmansia suaveolens (Wild) như sau: Tiểu mộc, vạm vỡ, cao đến 4 – 5m; cành trăng trắng. Lá có phiến dạng như lá thuốc lá, to, dài 15 – 20cm, đáy bất xứng, đầu nhọn; cuống dài 2 – 3cm. Hoa thòng, trắng, to, dài đến 30cm; đài là ống suông có 5 răng, có lông; vành hình kèn; nhụy đực gắn trên ống vành và có bao phấn dính nhau; quả không gai; hột dẹp, to 1cm. Trồng nhiều ở Đà Lạt vì hoa đẹp, gốc Trung Mỹ. Lá chứa nhiều alcaloid, in vitro, chống siêu khuẩn measles.
So sánh cây Borrachero ở Colombia và cây người Đà Lạt thường gọi là hoa hoa kèn rất giống nhau. Tuy nhiên tên Borrachero có thể chỉ là tên gọi địa phương tại Colombia nên chưa dám khẳng định cây Borrochero ở Colombia và cây hoa loa kèn dại ở Đà Lạt có phải là một hay không. Tuy nhiên, các nhà sinh vật học đã khẳng định cây Borrochero ở Colombia và cây hoa loa kèn tại Đà Lạt là cùng thuộc họ Cà Solanaceae và cùng chi. Để có thể đưa ra một kết luận chính xác rất cần nhiều cuộc nghiên cứu cả trong và ngoài nước.
Theo ANTĐ

Tạm dừng mở ngành ngân hàng, kế toán, quản trị kinh doanh

Thứ Tư, 19/12/2012, 08:12 (GMT+7)

Từ năm 2013, sẽ tạm dừng mở các ngành đào tạo đang thừa “đầu ra” như: tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh, kế toán, đồng thời sẽ có khuyến cáo về những ngành nghề mà xã hội đang có nhu cầu lớn.
Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi vào Trường đại học Tài chính - marketing năm 2012 - Ảnh: Như Hùng
Thông tin trên được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận cho biết tại cuộc họp về công tác thực hiện quy hoạch nguồn nhân lực và đào tạo theo nhu cầu xã hội diễn ra chiều 18/12 dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân.
Cho tới nay, các Bộ, ngành đã tiến hành rà soát, sắp xếp lại nguồn nhân lực phù hợp hơn với ngành mình. Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết Bộ sẽ có khuyến cáo về những ngành nghề mà xã hội đang có nhu cầu lớn. Đồng thời, từ năm 2013, sẽ tạm dừng mở các ngành đào tạo đang thừa “đầu ra” như tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh, kế toán, đồng thời kiến nghị Thủ tướng Chính phủ không cho phép mở các trường đại học đào tạo các ngành này.
Theo kế hoạch trong năm 2013, để đào tạo nhân lực theo nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của các địa phương, Bộ Giáo dục và Đào tạo giao 1.400 chỉ tiêu cho một số cơ  sở giáo dục để đào tạo cán bộ nguồn cho cán bộ tỉnh/thành phố của khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ. Trên cơ sở kết quả triển khai năm 2012, Bộ sẽ sơ kết đánh giá việc thực hiện tại các khuc vực này để rút kinh nghiệm và triển khai cho các năm tiếp theo.
Theo báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, qua rà soát nhu cầu nhân lực cả nước, Bộ đã xác định được trong giai đoạn 2011-2015, mỗi năm cần phải bổ sung khoảng 1,86 triệu lao động đã qua đào tạo nghề; giai đoạn 2016-2020 bổ sung khoảng 2,18 triệu lao động.
Bộ sẽ ban hành khung trình độ đào tạo nghề quốc gia nhằm cải thiện chất lượng và và nâng cao hiệu quả đào tạo nghề; đảm bảo việc so sánh và công nhận quốc tế về văn bằng, chứng chỉ nghề, công nhận kỹ năng nghề của người lao động Việt Nam trên thị trường lao động quốc tế.
Thảo luận về  các giải pháp để công tác quy hoạch nhân lực  được vận hành có hiệu quả vào năm 2013, các Bộ ngành đề xuất trong thời gian tới, Chính phủ chỉ đạo và hướng dẫn các địa phương thành lập các hội đồng phát triển nhân lực có sự tham gia của các sở ngành, doanh nghiệp, cơ sở đào tạo trên địa bàn.
Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ  Lao động, Thương binh và Xã hội lập kế hoạch kiểm tra một số địa phương, Bộ ngành và một số tập đoàn kinh tế lớn về công tác thực hiện quy hoạch phát triển nhân lực, đào tạo theo nhu cầu xã hội để rút kinh nghiệm trong chỉ đạo.
Cùng với đó, tổ chức hội nghị bàn về công tác thông tin thị trường lao động, dự báo nhu cầu nhân lực, nhu cầu đào tạo để có sự phân công phối hợp hiệu quả của một số trung tâm dự báo thuộc các bộ ngành có liên quan và chỉ đạo thu thập, xử lý thông tin từ trung ương đến địa phương và ngay trong một ngành kinh tế…
Lập bộ phận phát triển nhân lực
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đánh giá các Bộ, ngành, địa phương đã cơ bản phê duyệt được quy hoạch nhân lực. Phó Thủ tướng đề nghị trước ngày 25-12-2012, Bộ Tài chính hoàn thành hướng dẫn về cơ chế tài chính làm cơ sở để các bộ ngành triển khai việc quy hoạch nhân lực.
Các Bộ, ngành nên thành lập Vụ chuyên ngành để phát triển quy hoạch nhân lực và phát triển khoa học công nghệ. Phó Thủ tướng lưu ý, phải hiểu cơ quan chuyên lo nhân lực cho các Bộ là cơ quan phát triển nhân lực cho ngành đó trên cả nước. Các Bộ, ngành cần tính toán để có đủ khả năng để thực hiện tốt nhiệm vụ này.
Trong năm 2013, từng Bộ, ngành cần tổ chức hội nghị chuyên đề để thảo luận về công tác quy hoạch và phát triển nhân lực, nhân lực trình độ cao để cụ thể hóa nhiệm vụ mà mỗi Bộ, ngành đã phê duyệt.
Các Bộ chủ quản quản lý các trường đào tạo cần có kế  hoạch triển khai đánh giá về chất lượng đào tạo. Đồng thời trong quý 1/2013, các Bộ cần phải khẩn trương phê duỵệt quy hoạch nhân lực các trường đào tạo.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, xây dựng đề án xây dựng khung trình độ quốc gia, trình Thủ tướng ban hành trong quý 3/2012.
Tháng 6/2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo trình đề án giải quyết việc làm cho sinh viên đã tốt nghiệp đại học chưa có  việc làm. Đồng thời, đề xuất cơ chế để các trường chủ động tuyển sinh phù hợp.
Đối với học sinh được đào tạo ở nước ngoài, Bộ Giáo dục và Đào tạo lập website giúp các sinh viên tốt nghiệp đại học, thạc sỹ tham gia đăng ký thông tin tìm việc làm trong nước để các cơ quan đơn vị doanh nghiệp lựa chọn.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu sớm sơ kết việc thực hiện thí điểm  đào tạo nhân lực cho khu kinh tế Vũng Áng.
Bộ Giáo dục và Đào tạo có báo cáo chung về tình hình triển khai về đào tạo nhân lực năm 2012 và kế hoạch năm 2013 để có báo cáo cụ thể với Chính phủ trong tháng 1-2013.
Theo Chinhphu.vn

Monday, December 17, 2012

TP.HCM: Xông vào tận nhà chặt tay cướp điện thoại

(VTC News) – Đang nghe điện thoại trong nhà, bỗng nhiên anh Đào bị nhóm côn đồ lao đến chém đứt tay và cướp chiếc điện thoại Iphone Trung Quốc.
Ngày 16/12, các bác sĩ Khoa Chi trên, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận và chữa trị bước đầu cho cánh tay trái gần đứt rời của anh Bùi Như Đào (21 tuổi, quê Thanh Hóa).

Trước đó, vào lúc 20 giờ ngày 15/12, anh Đào nhập viện trong tình trạng sốc, nh tay bị chém đứt 60%, máu chảy nhiều. Ngay lúc đó, các bác sĩ của Khoa Chi trên đã tiến hành cầm máu rửa vết thương, phẫu thuật sắp xếp lại phần xương và bó bột cho cánh tay của anh Đào.

Hiện sức khỏe anh Đào đã bình phục, nhưng để cánh tay hoạt động bình thường, anh Đào phải tiếp tục điều tr vết thương và kiêng mang xách nặng trong một thời gian dài.
TP.HCM: Xông vào tận nhà chặt tay cướp điện thoại
Hiện sức khỏe của anh Đào đã bình phục nhưng ám ảnh vụ cướp vẫn còn hiện nguyên trong trí nhớ của anh 
Trao đổi với chúng tôi, anh Đào cho biết, vết thương trên cánh tay trái vẫn còn đau. Song sự sợ hãi về vớp vẫn còn nguyên vẹn trong anh.

Anh Đào k, vào khoảng 19 giờ ngày 15/12, anh vừa ăn cơm xong ra hành lang nhà, trên đường Tạ Quang Bửu, Q.8 để gọi điện thoại cho vợ ở quê. Lúc hai vợ chồng anh đang say sưa nói chuyện thì bất ngờ một nhóm thanh niên (gồm 3 đối tượng) chạy xe đến chém cánh tay trái của anh.

Do bất ngờ và bị choáng nên anh Đào đánh rơi chiếc điện thoại. Nhanh như cắt, bọn cướp lấy chiếc điện thoại và lên xe bỏ chạy.

Do lúc đó, ngoài đường vắng, anh Đào không thể kêu la được nên đành lê vào nhà, nh người trong gia đình đưa đến Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình để cấp cứu.

Anh Đào vào TP.HCM làm đá hoa cương được 7 năm. Năm 2011, anh cưới  vợ. Do sinh nở nên vợ anh phải về quê đẻ. Ngày nào, lúc ăn cơm tối xong, anh Đào ra ghế đá trước cổng nhà để nói chuyện điện thoại. 

“Ngày nào tôi cũng ngồi trên chiếc ghế ấy để nói chuyện với vợ. Những chẳng biết thế nào mà lúc ấy tôi bị cướp hành hung. Chiếc điện thoại iphone của tôi chỉ là hàng Trung Quốc, có giá 600 ngàn đồng. Thế mà….” Nét mặt còn lo sợ, anh Đào nhớ lại.

Ngọc Thân

Thời của nhà giáo...vô trách nhiệm?

 1 0  12345
- Hiện nay giáo viên vẫn truyền nhau học trò là bất trị. Họ quyết định đến với những phương thức ... vô trách nhiệm hơn. Họ mặc kệ học trò hư. Chúng vi phạm nội quy - họ hạ hạnh kiểm, mời phụ huynh....Nếu chúng không thay đổi - trường đuổi học là xong trách nhiệm.
Nhưng, tương lai của đứa trẻ đó sẽ ra sao chẳng liên quan gì tới họ nữa. Bạn nghĩ tương lai chúng sẽ ra sao? Những đứa trẻ mà đến trường học cũng không chứa chấp nữa sẽ trưởng thành như thế nào? Nhưng liệu giáo viên còn có lựa chọn nào khác?
Ảnh minh họa (Nguồn: báo GĐ&XH)
Dưới đây là ý kiến của độc giả Đặng Hương. Chị ủng hộ việc phạt đòn nhưng phải phạt với lương tâm và tình thương của một nhà giáo. Còn quan điểm bạn? Ý kiến gửi về bangiaoduc@vietnamnet.vn
Nhà giáo thời nay và "rào cản" kéo lùi sự sáng tạo
Nhà giáo hiện nay nhận được đồng lương ít ỏi, nhận được sự ủy thác một cách vô trách nhiệm của nhiều bậc phụ huynh, nhận được sự chỉ trích của xã hội khi có bất kỳ vấn đề gì xảy ra và nhận được những đứa trẻ được bao bọc quá mức bởi cha mẹ. Họ không có quyền gì ngoài hạ hạnh kiểm và trình bày vấn đề lên ban giám hiệu. Họ có chức năng bơm kiến thức khô khan vào đầu học trò để các em có thể lên lớp và ra trường.
Hình ảnh nhà giáo như vậy có thể khác với những gì các bạn tưởng tượng ra theo khuôn mẫu của một nhà giáo lý tưởng. Nhưng đó là hình ảnh thực sự của đa phần nhà giáo hiện nay.
Chuyện lương giáo viên thì ta không cần dẫn chứng gì nhiều. Nó quá rõ ràng và nó hiển hiện ngay trước mắt chúng ta; không ai có thể phủ nhận. Tất nhiên, tiền dạy thêm, tiền làm ngoài giờ có thể khiến thu nhập của họ khá hơn rất nhiều. Thế nhưng "dạy thêm" tức là làm ngoài giờ, tức là ngoài những giờ làm việc chính thức họ phải bỏ thời gian đáng nhẽ dành để nghỉ ngơi ra để mà kiếm thêm nhu nhập. Có ai trong chúng ta muốn làm việc tới 8-10 giờ tối trong khi giờ tan sở là 5 giờ?
Để nhận được tình yêu, sự kính trọng  thực sự của học trò, giáo viên hiện nay phải vượt qua vô vàn khó khăn và áp lực (Ảnh minh họa: Ảnh Văn Chung).
Hãy tiếp tục nói về sự ủy thác. Có bao nhiêu bậc phụ huynh ngồi lại cùng giáo viên để bàn bạc cách dạy dỗ con mình? Có bao nhiêu bậc phụ huynh khi nhận ra khuyết điểm của con mình tìm đến giáo viên để cùng tìm đường lối uốn nắn? Hay đa phần các bậc phụ huynh chỉ đem một cái phong bì đến và "trăm sự nhờ cô"? Không biết đã bao nhiêu lần tôi đã thấy mẹ mình khước từ những phong bì như thế.
Và cũng chừng ấy lần tôi thấy mẹ tôi mời những vị phụ huynh này ngồi lại để mẹ tôi có thể gợi ý một vài phương thức để họ động viên, dạy dỗ con mình. Có những người chăm chú lắng nghe, có những người rõ ràng là chỉ giả vờ nghe và vô cùng hiếm khi có người chủ động đưa ra ý kiến. Rồi, cứ như lẽ dĩ nhiên, họ lại quay lại học kỳ sau với một kịch bản tương tự. Cái tôi tự hỏi là: Có bao nhiêu trong số những người phụ huynh này thực sự tìm tòi, động não để tìm ra một cách hiệu quả dạy dỗ con em mình? Hay rốt cuộc, họ chỉ quay về với phương thức ít phiền toái nhất: Quát mắng khi con không đạt chỉ tiêu và thưởng hậu hĩnh khi con đạt thành tích.
Qua lăng kính của phụ huynh bênh con
Sự chỉ trích của xã hội lên giáo viên bắt nguồn từ lăng kính của các ông bố bà mẹ có con em chưa ngoan. Qua lăng kính của họ - giáo viên trở thành những người thích tiền, khắt khe, không bao dung, thiếu độ lượng nếu những người giáo viên này có thái độ "quá" nghiêm khắc với con của họ. Ngoại trừ những trường hợp đứa trẻ tỏ ra quá hư tới mức không ai phủ nhận được, các ông bố bà mẹ luôn cảm thấy khó chịu nếu người khác chỉ trích con mình một cách thẳng thừng.
Những người giáo viên trẻ muốn có được sự hợp tác của các bậc phụ huynh thường phải tìm những câu từ mang tính giảm nhẹ để nói về sai phạm của học sinh. Những người giáo viên đã già cỗi hay cứng cỏi hơn tuy có thể sẵn sàng viết rõ nhưng đa số trường hợp chỉ nhận được sự "bằng mặt, không bằng lòng" hay đơn giản chỉ là những cái phong bì.
Và từ đó cái hình ảnh truyền miệng về giáo viên của đa phần phụ huynh có con em đang trên đà đi xuống trở nên méo mó. Và khi hình ảnh ấy đã hằn vào tâm trí của họ thì khi có vấn đề gì xảy ra, dĩ nhiên trách nhiệm có phần lớn được xem là... không thuộc bản thân họ.
Quyền của nhà giáo?
Đây là vấn đề nhức nhối nhất đối với giáo viên. Có bao nhiêu trong số các bạn đọc biết rằng: Giáo viên hiện nay còn không có cả quyền đuổi học sinh ra khỏi lớp. Đừng nói là phạt đòn học sinh, quát mắng chúng cũng là việc mà giáo viên phải suy nghĩ rất kỹ trước khi làm. Tất nhiên giáo viên ở những vùng kém phát triển có thể không thực sự tuân thủ điều này.
Nhiều phụ huynh ủng hộ và cho phép thầy giáo này đánh học trò vì "ở nhà không dạy được con" (Ảnh cắt ra từ clip, Ảnh: VietNamNet)
Nhưng ở các thành phố lớn, giáo viên không có bất kỳ quyền hạn trừng phạt nào lên học sinh ngoài "hạ hạnh kiểm". Nhưng hạnh kiểm thì có gì quan trọng đâu. Học sinh chỉ cần hạnh kiểm trung bình để lên lớp. Còn chuyện chuyển tiếp lên cấp cao hơn thì do học lực quyết định. Học trò đang dần hiểu ra là hạnh kiểm chỉ là một thứ mang tính hình thức. Tôi sẽ đưa ra một ví dụ cụ thể dưới đây, một trường hợp điển hình, một câu chuyện có thật:
Một học sinh A gây mất trật tự trong lớp, gây ảnh hưởng tới những bạn xung quanh. Giáo viên đang dạy tiết học bảo học sinh này đứng dậy nhưng A không đứng. Câu trả lời của cậu ta là: "Tại sao em phải đứng?". Giáo viên nói: "Em gây mất trật tự trong lớp, gây ảnh hưởng tới các bạn, cô yêu cầu em đứng dậy.". A trả lời: "Em không thích đứng".
Bạn sẽ làm gì trong trường hợp này?
Giáo viên nói: "Đây là kỷ luật của lớp. Em đứng dậy cho cô". A ngồi yên không nhúc nhích. Giáo viên tiếp tục: "Thôi được thế em cứ ngồi đấy, nhưng không được gây mất trật tự nữa". A nói lại: "Em không thích ngồi. Cũng không thích giữ trật tự". Đến đây người giáo viên này không thể từ tốn được nữa, cô nói:"Anh có bị điên không?". A: "Cô mới điên. Em không điên". Tới lúc này rồi thì người giáo viên không thể làm gì được nữa. Cô tuyên bố ghi tên A vào sổ đầu bài và sẽ đưa việc này ra buổi họp phụ huynh. Còn A, cậu ta không bao giờ trở nên tiến bộ hơn.
Mặc kệ và...nguy hại
Hiện nay giáo viên vẫn truyền nhau học trò là bất trị. Họ quyết định đến với những phương thức ... vô trách nhiệm hơn. Họ mặc kệ học trò hư. Chúng vi phạm nội quy - họ hạ hạnh kiểm, mời phụ huynh. Chúng tiếp tục vi phạm - họ hạ hạnh kiểm, cảnh cáo toàn trường. Chúng vẫn tiếp tục - họ đưa lên hiệu trưởng, cảnh cáo lần cuối. Và nếu chúng không thay đổi - trường đuổi học.
Tương lai của đứa trẻ đó sẽ ra sao chẳng liên quan gì tới họ nữa. Bạn nghĩ tương lai chúng sẽ ra sao? Những đứa trẻ mà đến trường học cũng không chứa chấp nữa sẽ trưởng thành như thế nào? Nhưng liệu giáo viên còn có lựa chọn nào khác?
Tôi xin hỏi quý độc giả thêm một câu nữa, đặc biệt là những độc giả đang có con ở tuổi đi học: Liệu bạn có thể ngẩng cao đầu tuyên bố rằng: bạn có thể dạy bảo con mình khi không sử dụng đòn roi, không dọa cắt tiền tiêu, không dọa cắt một số quyền lợi của chúng?
Và bây giờ hãy nghĩ xem cái bạn đang đòi hỏi ở giáo viên là gì. Dạy bảo một lớp hơn 40 học sinh mà không có quyền phạt, quyền mắng thậm chí không có quyền đuổi ra khỏi lớp? Trẻ hư bắt chép phạt. Chúng không chép bạn sẽ làm gì? Chúng chép và vẫn tái phạm bạn sẽ làm gì? Mời phụ huynh đến liệu có giải quyết được vấn đề hay lại là "trăm sự nhờ cô"?
Ở cái thời của tôi, hạ hạnh kiểm là thứ gì đó rất kinh khủng. Một đứa trẻ bị hạ hạnh kiểm cảm thấy thật là đáng xấu hổ. Lý do vì sao? Tôi cho rằng có những sự khác biệt rất lớn giữa: "Bị hạnh kiểm kém là một việc đáng xấu hổ" với "Bị hạnh kiểm kém là cha mẹ la mắng".
Những đứa trẻ thời nay chỉ biết rằng: "Không thể hiện tốt ở trường lớp (cho dù là học lực hay hạnh kiểm) là không vừa lòng bố mẹ". Chúng hoàn toàn không hiểu rằng: "Không cố gắng ở trường lớp thì tương lai của mình sẽ hoàn toàn khác với những gì mình mong muốn hay mơ ước."
Mâu thuẫn là ở chỗ: 'Vì bạn quá thương con không thể khắt khe với chúng nên bạn mới nhờ tới thầy cô để răn đe. Nhưng khi họ răn đe thì cũng vì quá thương con bạn lại cảm thấy khó chịu với họ'.
Điều phụ huynh cần biết
Chức năng của nhà giáo không phải là làm cho con bạn lên lớp, không phải là làm cho con bạn được điểm cao, không phải là làm cho chúng vào được trường điểm lại càng không phải là chịu trách nhiệm cho cái hư của trẻ.
Chức năng của nhà giáo là hướng con bạn tới những phẩm chất tốt và khơi dậy những tiềm năng của chúng. Còn việc học, việc vươn tới tương lai, việc trở thành những con người có ích cho xã hội là việc của bản thân bọn trẻ.
Chúng ta không thể bắt một đứa trẻ trở thành người thành đạt. Chúng ta chỉ có thể làm cho chúng thấy "trở thành người thành đạt là một việc tuyệt vời và con có thể làm được điều đó".
Những việc sau đó đứa trẻ sẽ có thể tự làm được. Còn nếu bạn chỉ vẽ ra một tương lai đẹp đẽ nhưng không hợp với bản thân đứa trẻ thì có cố "gò" đến mấy cũng không đến được đâu. Cuối cùng chỉ ra được một sản phẩm nửa vời không cao không thấp. Hãy cho trẻ em những ước mơ, hãy tôn trọng những ước mơ đó (cho dù chúng viển vông tới đâu) và bạn sẽ thấy chúng mạnh mẽ đến mức nào.
Bạn cần hiểu rằng: ước mơ của một đứa trẻ sẽ trưởng thành theo con người của nó. Chỉ cần đứa trẻ biết tập trung sức lực vào ước mơ của mình thì khi lớn hơn chúng sẽ tự biết thay đổi mục tiêu hay sửa đổi ước mơ đó để nó thực tế hơn. Bạn không cần phải nói: "Ước mơ đó là ngớ ngẩn" bởi vì khi lớn dần đứa trẻ sẽ tự hiểu điều này.
****
Thiết nghĩ, thời kì quan trọng nhất trong hình thành ý thức học tập và ý thức xã hội của trẻ là trước khi dậy thì. Chúng cần một nền tảng vững chắc về các quan điểm giá trị. Những quan điểm mà có thể khi đó chúng chưa hiểu nhưng tương lai chúng sẽ hiểu. Và để chúng có được nền tảng đó, một chút hình phạt không phải là việc không chấp nhận được. Một cái vụt bằng thước kẻ vào tay sẽ khiến chúng nhớ lâu hơn là một vài trang chép phạt.
Tôi ủng hộ việc phạt đòn nhưng phải phạt với lương tâm và tình thương của một nhà giáo.
  • Độc giả Đặng Hương

http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/101357/thoi-cua-nha-giao---vo-trach-nhiem-.html

Friday, December 14, 2012

Những lỗi phổ biến trong trình bày bằng Powerpoint


In Email
http://smartmouth.pbworks.com/f/1228870406/presentation.jpgĐã dự rất nhiều hội nghị khoa học lớn và nhỏ ở nhiều nơi, kể cả ở Việt Nam, tôi thấy một số sai lầm phổ biến trong cách trình bày bằng powerpoint (PPT). Những sai lầm này thường liên quan đến cách soạn slide, nội dung, và cách trình bày. Thật ra, ngày xưa, lúc mới bước vào học, tôi cũng từng phạm phải những sai lầm như thế, nhưng nhờ có thầy chỉnh sửa và hướng dẫn, nên đã tránh được những sai lầm đó và học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm. Nay đã đến lúc tôi có thể chia sẻ những kinh nghiệm cá nhân cùng các bạn.

Mục tiêu của bất cứ bài nói chuyện nào cũng là chuyển giao thông tin. Chuyển thông tin từ một cái đầu sang nhiều cái đầu. Không chỉ chuyển giao, mà còn phải chuyển giao một cách có hiệu quả. Để đạt được hiệu quả, diễn giả cần phải có nội dung tốt, một bộ slide hoàn chỉnh, và một phong cách trình bày chuyên nghiệp. Chỉ khi nào một bài thuyết trình hội đủ 3 nhu cầu trên thì mới có thể xem là thành công.
Nhưng trong thực tế, tôi đã thấy rất nhiều bài nói chuyện trong các hội nghị trở thành nhạt nhẻo, và khán giả chẳng học hỏi được gì từ bài nói chuyện. Chúng ta có câu Chiếc áo không làm nên thầy tu. Tương tự, nếu diễn giả có một nhúm slide, chưa chắc diễn giả đó đã có một bài thuyết trình. Một nhúm slide khác với một bài thuyết trình. Đã từng tham dự nhiều hội nghị và hội thảo ở Việt Nam, tôi rút ra một số kinh nghiệm, hay nói đúng hơn là một số sai lầm phổ biến dưới đây.
Những sai lầm khi soạn slide
1. Vấn đề chọn màu. Một trong những sai lầm phổ biến nhất là cách chọn màu cho slide. Có hai màu diễn giả cần phải chọn: màu nền (background color) và màu chữ (text color). Nhiều diễn giả không chú ý nên chọn màu không thích hợp. Chẳng hạn như nền màu xanh đậm mà chữ màu đỏ hay màu đen, hoặc nền màu trắng nhưng chữ màu vàng, v.v. là không thích hợp. Không thích hợp vì rất khó đọc. Nhiều người Việt có thói quen chọn màu đỏ chói làm màu nền, và đó là một cách chọn không thích hợp, vì màu đỏ là màu “high energy” làm cho người đọc rất khó chú ý.
Nếu hội trường rộng, nên chọn màu chữ sáng (màu vàng, trắng) trên nền tối (màu xanh đậm). Nếu hội trường nhỏ hay trung bình, nên chọn chữ màu đậm (xanh đậm hay đen) trên nền sáng (màu trắng).
http://www.thugmed.com/home/wp-content/uploads/2008/11/bad-slide.jpg
Một ví dụ về chọn màu nền (mây) và màu chữ không thích hợp




2. Vấn đề chọn kiểu chữ (font). Kiểu chữ có ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu và tốc độ đọc. Nhiều diễn giả không chú ý đến font chữ khi soạn slide, nên gây khó khăn cho khán giả. Có hai loại kiểu chữ chính: kiểu chữ có chân và kiểu chữ không có chân (sans serif). Kiểu chữ có chân tiêu biểu là Time, Times New Roman, Cambria. Kiểu chữ không có chân là Arial, Verdata, Calibri. Nhiều người Việt thích chọn kiểu chữ có chân vì họ nghĩ đó là kiểu chữ đẹp. Đẹp thì đúng, nhưng là một sai lầm trong PPT, vì có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng kiểu chữ có chân làm người ta tốn thì giờ đọc hơn là kiểu chữ không có chân. Đó cũng chính là lí do tại sao các “đại gia” internet như Yahoo! và Google dùng chữ không có chân trên các trang web của họ.
Có diễn giả thích “trang trí” chữ bằng cách làm bóng (shadow) cho chữ. Đây là một kĩ thuật chẳng những mất thì giờ, mà còn phản tác dụng, vì rất khó đọc và nhức mắt. Tuyệt đối không “trang trí” chữ bằng bóng!
3. Khổ chữ. Không gì khó chịu hơn khi diễn giả trình bày slide mà khán giả không đọc được vì khổ chữ quá nhỏ. Nhưng trong thực tế thì vấn đề này xảy ra rất nhiều lần, mà diễn giả thì có vẻ rất vô tư, không quan tâm đến khán giả. Kinh nghiệm của tôi cho thấy nên chọn cỡ chữ từ 18 đến 30. Nếu chọn kiểu chữ Arial thì khổ chữ 18 hay 20 là hợp lí; nếu chọn kiểu chữ Calibri thì kích thước phải cỡ 25 hay 30 mới dễ đọc. Mỗi slide nên có tựa đề, và tựa đề nên có kích thước 35 đến 45.   Nếu có ghi chú (footnote) thì có thể dùng kích thước 12.
4. Quá nhiều chữ trong slide. Một trong những sai lầm phổ biến nhất là diễn giả trình bày quá nhiều chữ trong một slide. Có nhiều slide, tôi không phân biệt được là một đoạn văn hay là một power point. Thật vậy, có nhiều người vì lí do nào đó (có thể là lười biếng) nên cắt từ Word và dán vào slide. Cũng có người có thể do sợ không thuộc bài, nên viết hết những câu văn trên slide như là một văn bản. Đây là một sai lầm tai hại, vì khán giả sẽ không theo dõi được. Nghiên cứu tâm lí chỉ ra rằng, một người bình thường chỉ có thể lĩnh hội nội dung slide trong vòng 20-30 giây; nếu qua thời gian đó mà không lĩnh hội được thì họ sẽ bỏ, và diễn giả đã thất bại trong việc truyền đạt thông tin.
Để khắc phục vấn đề này, cần phải biết “qui ước n x n”. Theo qui ước này, nếu slide có n dòng, thì mỗi dòng chỉ nên có n chữ. Chẳng hạn như nếu slide có 5 dòng thì mỗi dòng nên có 5 chữ. Một slide có 6 dòng trở nên là quá nhiều. Số dòng lí tưởng là 3-5.

5. Viết slide như viết văn bản. Người thiếu kinh nghiệm thường soạn slide như họ viết văn bản, tức là câu cú có chủ từ, động từ, theo đúng văn phạm. Dĩ nhiên, không có gì sai trong cách làm như thế, nhưng đó là cách làm thiếu tính chuyên nghiệp. Người có kinh nghiệm soạn slide theo công thức telegraphic, tức viết giống như viết điện tín ngày xưa, hay như cách phóng viên viết tiêu đề bài báo. Cách viết telegraphic có hiệu quả giảm số chữ trong mỗi slide, và giúp diễn giả tập trung vào cách diễn giải vấn đề hơn là đọc. Một cách phân biệt cách viết theo kiểu văn bản và telegraphic như sau:
  • Văn bản: Loãng xương là một bệnh với đặc điểm mật độ xương suy giảm dẫn đến gia tăng nguy cơ gãy xương.
  • Telegraphic: Loãng xương – mật độ xương giảm à nguy cơ gãy xương tăng.
Tất cả slide, ngoại trừ những trích dẫn nguyên văn, nên được viết theo kiểu điện tín.
 
Những vấn đề liên quan đến nội dung
6. Không có thông điệp chính. Có nhiều hội nghị mà chúng ta khi nghe xong một bài thuyết trình nhưng chẳng biết diễn giả muốn nói gì, hay mình đã tiếp thu thông tin gì. Vấn đề ở đây là diễn giả đã thất bại cung cấp một thông điệp chính. Mỗi một bài thuyết trình phải có một thông điệp chính. Thông điệp chính cần phải trình bày trong một slide mà tiếng Anh gọi là money slide, hiểu nôm na là một “slide ăn tiền”. Nếu thông điệp chính không có trong bài thuyết trình thì khán giả cảm thấy mất thì giờ đến nghe vì chẳng có tiếp thu được thông tin gì xứng đáng. Do đó, trước khi soạn bài nói chuyện, diễn giả cần phải suy nghĩ cẩn thận cái money slide là gì, trước khi soạn những slide khác.
7. Chất lượng thông tin nghèo nàn. Nhiều bài thuyết trình mà trong đó diễn giả trình bày những thông tin nghèo nàn, thiếu tính liên đới đến chủ đề chính, và hệ quả là khán giả không nắm lấy vấn đề một cách logic. Làm một bài thuyết trình bằng powerpoint không phải là một thử nghiệm về kĩ năng viết, mà là kĩ năng chọn thông tin và thể hiện thông tin. Thông tin phải chính xác, đáng tin cậy, và được thể hiện một cách thích hợp. Chẳng hạn như trong khoa học, những cách thể hiện dữ liệu bằng biểu đồ bánh (pie chart) là vô dụng nhất, thiếu tính chuyên nghiệp nhất, và nhàm chán nhất.
8. Dùng hoạt hình quá nhiều. Nhiều người thích dùng hoạt hình (animation) trong bài thuyết trình. Đây là một sai lầm nghiêm trọng. Giới khoa học nói chung tương đối bảo thủ, hiểu theo nghĩa không thích đùa như trẻ con. Hoạt hình được xem là một hình thức khoe kĩ thuật của trẻ con. Hoạt hình còn làm cho khán giả phân tâm, thay vì tập trung vào thông tin thì họ lại chú ý đến những hình ảnh hay những con chữ nhảy nhót một cách … vô duyên. Cần tránh hoạt hình trong các báo cáo khoa học.
9. Dùng clipart quá nhiều. Ngoài hoạt hình, một số diễn giả có xu hướng dùng clipart một cách thái quá. Có thể dùng để minh hoạ cho một vài ý tưởng qua clipart, nhưng nếu dùng quá nhiều thì sẽ gây phản tác dụng, vì sẽ giảm sự tập trung của khán giả.
Những vấn đề liên quan đến phong cách trình bày
10. Đọc slide. Có quá nhiều diễn giả trong các hội nghị ở Việt Nam đọc slide, và đó là một “đại kị”. Khi diễn giả đọc slide, khán giả sẽ nghĩ diễn giả chỉ là một cái máy nói, không am hiểu vấn đề, và thụ động. Đọc slide làm cho diễn giả quay lưng lại với khán giả, trong khi “nhiệm vụ” của diễn giả là nói chuyện với khán giả chứ không phải nói với … slide. Đọc slide còn gây một ấn tượng phản cảm, vì khán giả nghĩ rằng diễn giả chỉ nói những gì ai đó đã soạn cho để nói (trong thực tế cũng có vấn đề này).

 
11. Nói chuyện không dính dáng gì đến slide. Ngược lại với đọc slide là những diễn giả nói chuyện chẳng liên quan gì đến slide đang trình chiếu. Dĩ nhiên, đây là một tín hiệu cho thấy diễn giả đang lạc đề hoặc không có tập dượt trước, nhưng cũng có thể là dấu hiệu cho thấy diễn giả không nắm vững vấn đề. Vì không nắm vững vấn đề bắt đầu … lan man. Tình trạng này xảy ra rất nhiều khi diễn giả không phải là người soạn slide (mà ai đó soạn cho).
Nên nhớ rằng khi thuyết trình khoa học, diễn giả cần phải có tạo niềm tin bằng cách trình bày những nghiên cứu hay tác phẩm của mình. Nếu trong một bài nói chuyện mà diễn giả chẳng có cái gì của mình, toàn là dữ liệu của người khác, hoặc do người khác soạn, thì khán giả sẽ nghĩ rằng diễn giả chỉ là một cái "máy nói", một con rối.
12. Không dùng laser pointer. Một trong những “bệnh” khá phổ biến ở các diễn giả Việt Nam là không dùng laser pointer. Một bài thuyết trình khoa học có nội dung không phải dễ theo dõi, nhất là có những giản đồ phức tạp minh hoạ cho một qui trình khoa học, do đó diễn giả cần phải dẫn dắt khán giả bằng cách dùng laser pointer để chỉ đến những chỗ đang nói. Không có laser pointer, khán giả sẽ rất khó theo dõi, và họ sẽ bỏ cuộc nếu sau 30 giây mà không hiểu diễn giả muốn nói gì.
Nhưng cũng nên sử dụng pointer thích hợp. Một thói quen ngược lại không dùng pointer là dùng tuỳ tiện, quơ pointer ở những vị trí chẳng liên quan gì đến slide. Có người do vô ý hay hồi hộp cứ quơ laser pointer trên trần nhà làm khán giả cứ theo dõi và buổi trình bày trở nên hài hước.
13. Nói quá giờ. Một “bệnh” cực kì phổ biến ở các diễn giả Việt Nam là nói quá giờ. Nói quá giờ cho phép là một sự bất lịch sự đối với diễn gỉa kế tiếp (có người nói nặng nề hơn là “ăn cắp” thì giờ). Nói quá giờ còn gây rối loạn đến chương trình và gây khó khăn cho ban tổ chức. Cố gắng nói đúng giờ cho phép. Một ước tính quan trọng là mỗi slide trung bình tốn 1 phút. Do đó, nếu bài báo cáo 15 phút thì diễn giả chỉ nên có 15 slides, hay tối đa là 20 slides (kể cả tựa đề, phần cảm tạ, và conflict of interest).
14. Điệu bộ khi trình bày. Tuy không phổ biến lắm, nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn thấy những diễn giả có những điệu bộ không thân thiện với khán giả. Những điệu bộ này có thể kể đến như bỏ tay vào túi quần, dùng ngón tay trỏ chỉ vào khán giả, khoanh tay ngang ngực, v.v. Những động thái như thế gây ấn tượng hống hách, xem thường khán giả, nên rất phản cảm. Cần phải tuyệt đối tránh!
15. Làm chủ toạ theo kiểu dạy đời. Ngoài những “bệnh” trên, còn có một bệnh khác tôi hay thấy trong các hội nghị ở Việt Nam là vai trò của chủ toạ. Rất thường xuyên tôi thấy chủ toạ đóng vai trò tóm lược và phê bình báo cáo của diễn giả. Có chủ toạ còn lên lớp cho diễn giả. Đó là một việc làm hết sức mất lịch sự, vô lễ, vô văn hoá khoa học, và phản cảm. Có nhiều trường hợp sự việc xảy ra một cách hài hước, vì người chủ toạ nói sai (do không có cùng chuyên môn, hay chuyên môn chưa vững). Trong thực tế, chủ toạ các phiên họp khoa học có nhiệm vụ giới thiệu bài nói chuyện, điều khiển buổi họp sao cho đúng giờ, và nếu không có ai đặt câu hỏi thì chủ toạ đóng vai trò “khơi mào” câu hỏi cho diễn giả. Nên nhớ rằng người chủ toạ không có chức năng tóm lược và phê bình bài báo của diễn giả.
***
Trên đây là một số vấn đề (nhưng cũng có thể xem là “sai lầm”) trong báo cáo khoa học bằng powerpoint. Những sai lầm này đặc biệt phổ biến trong các hội nghị ở Việt Nam mà người viết bài này từng trải nghiệm trong thời gian trên dưới 10 năm qua. Sai lầm không phải là vấn đề (vì ai cũng phạm phải); vấn đề là học hỏi từ sai lầm. Học hỏi từ người đi trước là có hiệu quả nhất và nhanh nhất. Trong bài này, tôi đã trình bày một số lời khuyên để khắc phục cho mỗi sai lầm. Tôi đã từng học hỏi từ những sai lầm như thế này. Nhiều đồng nghiệp và nghiên cứu sinh của tôi đã học từ những lời khuyên này và họ đã thành công. Do đó, tôi hi vọng rằng những lời khuyên trong bài này sẽ giúp ích cho các bạn thành công trong lần báo cáo sắp tới.
 
N.V.T


Thursday, December 13, 2012

Bất ngờ hàng ngàn DN FDI bỗng dưng... bỏ trốn

Thứ tư, 12/12/2012, 10:00 AM GMT+7

Bất ngờ ra đi để lại những nhà xưởng với dây chuyền đã hoen rỉ, nhiều DN FDI trước khi bỗng dưng mất tích còn để lại các khoản nợ về thuế, bảo hiểm xã hội, tiền lương…

Bất ngờ hàng ngàn DN FDI bỗng dưng... bỏ trốn


Những gì còn lại của một doanh nghiệp FDI sau khi bỏ trốn (Ảnh: Tiền phong)

Không chỉ nhức nhối vấn nạn chuyển giá, lỗ giả, lãi thật, từ năm 2011 đến nay hàng trăm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, còn gọi là doanh nghiệp FDI đã tranh thủ sự thông thoáng của chính sách xuất nhập khẩu ở Việt Nam, nợ thuế hàng trăm tỷ đồng rồi bỏ trốn về nước.

Thống kê mới đây của Tổng cục Hải quan cho thấy con số doanh nghiệp mất tích trong cả nước đã lên tới con số hơn 1000. Tình trạng này đang gióng lên hồi chuông báo động cho công tác quản lý, giám sát khối doanh nghiệp này tại Việt Nam.      
  
90% bỗng dưng mất tích!
 
Chỉ tính riêng tại TP.HCM, thời gian gần đây, hàng trăm doanh nghiệp FDI đã bỏ trốn hoặc mất tích khỏi địa chỉ đăng ký hoạt động do chi cục Hải quan Quản lý hàng đầu tư (cục Hải quan TP.HCM).
 
Điều đáng nói là những gì còn lại sau cuộc bỏ trốn của các doanh nghiệp FDI này không chỉ là nhà xưởng với dây chuyền sản xuất đã hoen rỉ, hết thời gian khấu hao mà còn là các khoản nợ về thuế, bảo hiểm xã hội, tiền lương công nhân gần chục tỷ đồng.
 
Chị Nguyễn Thị Loan, công nhân công ty Magnicon Viet Nam (địa chỉ tại quận 12, TP.HCM), cũng là một nạn nhân của tình trạng doanh nghiệp bỏ trốn này. Chị cho biết, chị cùng các anh chị em đồng nghiệp đã đi kiện khắp nơi để đòi quyền lợi nhưng không có kết quả, bất chấp việc trước đó, anh chị em đã “phải làm rất nhiều, tăng ca ngày đêm”.
 
Tương tư như công ty của chị Loan, những cái tên như công ty Lotus, Miso, Magnicon, Heakwang Vina, Jinsang vina…giờ trở thành vườn không nhà trống.
 
Chỉ tính riêng trong lĩnh vực gia công dệt may trên địa bàn TP.HCM, hiện có gần 100 doanh nghiệp FDI bỏ trốn khỏi địa chỉ đăng ký kinh doanh. Ở những ngành nghề khác như dịch vụ, quản lý doanh nghiệp, xây dựng, bất động sản, thương mại, phần mềm, nhà hàng, ăn uống…
 
Thống kê từ sở Kế hoạch Đầu tư TP.HCM cho biết con số mất tích đang chiếm khoảng 90%.
 
Đã đến lúc siết chặt
 
Từ đầu năm đến nay, TP.HCM tiếp tục cấp phép đầu tư mới cho hơn 300 doanh nghiệp FDI, Đồng Nai 45 doanh nghiệp và Bình Dương 20 doanh nghiệp. Song những hạn chế về quản lý giám sát như hiện nay đang đặt ra không ít lo ngại cho thất thu thuế, lao động thất nghiệp gia tăng, gây ảnh hưởng đến vấn đề an sinh xã hội trong nước.   
 
Về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Lực, cục trưởng cục Thi hành án TP.HCM cho rằng, “việc xử lý loại doanh nghiệp này rất khó. Hiện vẫn còn tồn hàng nghìn vụ, gây thiệt hại ngân sách và ảnh hương doanh nghiệp làm ăn chân chính…Ông Lực cho biết, “sắp tới chúng tôi sẽ công khai tên tuổi các doanh nghiệp này để có sự cảnh báo”.
 
Để hạn chế tình trạng này, có nhiều ý kiến cho rằng đã đến lúc ngành chức năng cần xem xét bổ sung quy định bắt buộc các doanh nghiệp FDI khi đầu tư vào Việt Nam phải đăng ký ký quỹ nhằm giảm rủi ro khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ hay mất tích như hiện nay.
 
Mặt khác, với thực trạng doanh nghiệp FDI mất tích hàng loạt như hiện nay, việc hoàn thiện hành lang pháp lý và chuyên nghiệp hơn trong giải quyết thủ tục hành chính là yêu cầu cấp thiết, bởi việc này không chỉ liên quan đến chuyện truy thu thuế của cơ quan chức năng, mà quan trọng hơn, còn là để làm sạch môi trường kinh doanh và đầu tư của Việt Nam.  


Tác giả : Duy Ly 

Wednesday, December 12, 2012

1001 thói xấu của người Hà Nội hiện đại


(VTC News) –  Ngoài đường phố, dù chỉ một va chạm nhỏ, người ta cũng dễ dàng nổi khùng...Ở cơ quan, người ta “ăn cắp”, “câu giờ” của Nhà nước, kiếm chuyện làm quà, chén chú, chén anh.
Xin giới thiệu tới quý độc giả bài viết của TS. Lê Thị Bích Hồng – Phó Vụ trưởng Vụ Văn hóa  –Văn nghệ, Ban Tuyên giáo Trung ương về thực trạng văn hóa ứng xử của người Hà Nội hiện nay.

Bên cạnh tinh hoa người Hà Nội thu nhận được, xuất hiện những mặt trái của văn hóa đi kèm như một hệ quả của quá trình giao lưu. Một Hà Nội kinh kỳ, xứ Tràng An hiện đang tồn tại rất nhiều hành vi ứng xử thiếu văn hóa.
Những điều trông thấy, hiện hữu trước mắt cứ khiến tôi the thắt, buồn và không khỏi đau lòng.

Lối cư xử nhã nhặn, thanh lịch của người Hà Nội đang mất dần. Thay vào đó là lối nói xô bồ, tục tĩu, huỵch toẹt, thiếu văn hóa, kiểu ăn nói lệch chuẩn, nhất là ở giới trẻ.

Nhiều fan cuồng ồn ào, la hét, quỳ mọp trước thần tượng, nhưng lại kiệm lời, không biết nói lời cảm ơn, xin lỗi…Một bộ phận nhà hàng mặc sức xả “bún mắng, cháo chửi” phục vụ “thượng đế”.

Những chủ hàng sẵn sàng chửi bới thậm tệ, đốt vía nếu như khách vô tình mở hàng không mua. Trên phương tiện công cộng, một số nhà xe thiếu tôn trọng khách, thoải mái văng, ném những phụ từ tục tĩu với âm lượng rất lớn đập vào tai hành khách.
1001 thói xấu của người Hà Nội hiện đại
Ngày nay, tại Hà Nội, ghế đá công viên thành “giường trời” cho không ít cặp tình nhân cháy túi (Ảnh: Internet) 

Ngoài đường phố, dù chỉ một va chạm nhỏ, người ta cũng dễ dàng nổi khùng, chửi bới thậm chí dùng mũ bảo hiểm làm vũ khí để quật nhau không thương tiếc.


 

1001 thói xấu của người Hà Nội hiện đạiLối cư xử nhã nhặn, thanh lịch của người Hà Nội đang mất dần. Thay vào đó là lối nói xô bồ, tục tĩu, huỵch toẹt, thiếu văn hóa, kiểu ăn nói lệch chuẩn, nhất là ở giới trẻ. 1001 thói xấu của người Hà Nội hiện đại

TS. Lê Thị Bích Hồng
 
Tranh giành nhau ở bến xe, bến tàu, người ta không tiếc lời rủa xả nhau, kể cả người đáng tuổi con cũng túm ngực, quát người đáng tuổi cha chú “Thằng già! Biến nhanh cho nước trong…”.


Ở cơ quan, người ta “ăn cắp”, “câu giờ” của Nhà nước, kiếm chuyện làm quà, chén chú, chén anh.

Nơi dịch vụ công cộng của Nhà nước, người ta hách dịch, hất hàm, nói trống không với khách lớn tuổi và thỏa sức kể chuyện gia đình, sinh hoạt không mấy hay ho buộc khách phải chịu trận mà đập vào tai nghe.

Văn hóa bán hàng hay văn hóa phục vụ khách hàng, văn hóa ẩm thực đã bị phai nhạt, biến đổi, không còn giữ được những nét đẹp vốn có của Hà Nội ngày xưa. Ngoài bún mắng, cháo chửi, là vấn nạn chặt chém khách, đong lừa, cân điêu, bán thiếu, bán hàng kém phẩm chất…

Văn hóa ẩm thực không được chú trọng. Người ta có thể ăn uống ở bất cứ nơi nào: vỉa hè, cống rãnh, ngõ hẹp, trước nhà vệ sinh công cộng… Điều đáng nói nữa là ăn uống cũng rất xô bồ, ầm ĩ, thậm chí còn gây sự với nhau khi quá chén.

Nếp sống văn minh đô thị không được chú trọng. Người ta xả rác bừa bãi ở bất cứ nơi nào (trừ nhà mình), bất cứ thời điểm nào. Cho trẻ con tè, ị ngay trên vỉa hè, dắt chó ghếch chân tè, phóng uế ở bất cứ đâu thấy tiện.

Mở loa, đài công suất lớn ở khu dân cư, rồ xe, rú ga ban đêm, đốt than tổ ong trong khu dân cư…Nơi công cộng được biến thành những tiện ích khác.

Biến cầu thang máy là nơi dỗ trẻ ăn, chiếm dụng vỉa hè bán buôn, công viên cây xanh trở thành nơi bán hàng, bàn ghế ngổn ngang cản trở đường lối đi lại, ghế đá công viên thành “giường trời” cho không ít cặp tình nhân cháy túi.


Ngoài ra, người ta còn thản nhiên hút thuốc lá, gạt tàn nơi công cộng, khạc nhổ bất cứ chỗ nào, quảng cáo khoan cắt bê tông ở khắp nơi, bờ tường, cây xanh nhem nhuốc vẽ bậy, bẩn, đàn ông thường mắc bệnh “đái đường”…


Chưa bao giờ cư dân Hà Thành lại thiếu văn hóa giao thông đến thế. Họ vi phạm pháp luật, vượt đèn đỏ, lạng lách, đánh võng, vượt ẩu, thờ ơ với người bị tai nạn giao thông, chống người thi hành công vụ, ẩu đả khi va quệt trên đường.

Phương tiện công cộng thản nhiên chèn, ép người đi đường bất biết hậu quả người đi đường ngã, hay tai nạn nặng, nhẹ ra sao.

Nếu như Thăng Long xưa là nơi cư trú của những cư dân từ bốn phương tụ hội, Hà Nội nay cũng là đô thị sầm uất bậc nhất với hàng triệu người ngoại tỉnh nhập cư.

Thế nhưng, thay vì tiếp nối truyền thống bán anh em xa mua láng giềng gần, kẻ đến trước giúp đỡ người đến sau dù không cùng quê quán, những người hàng phố, hàng phường của thủ đô nay đã sống theo đúng phong cách thị thành, giáp mặt mà không chào hỏi nhau.


Xuất hiện lối sống vô cảm, thiếu tình thương, trách nhiệm vốn đã trở thành nét đẹp trong đời sống của người Hà Nội. Giờ đây, họ sẵn sàng gây gổ đánh nhau, thậm chí chém giết nhau tàn nhẫn.

Không chỉ người dưng nước lã, kể cả người trong gia đình có cùng huyết thống cũng sống với nhau cạn tàu, ráo máng, thậm chí đến mức vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

Bạo lực gia đình tăng. Con cái hư hỏng, vi phạm pháp luật. Bố mẹ thiếu tính làm gương.


Cách thức ứng xử với môi trường thiên nhiên, với môi trường xã hội và với bản thân ở một bộ phận người dân thủ đô chưa hòa quyện thành một thể thống nhất mà đây lại là một trong những tiêu chí cơ bản của văn hóa ứng xử.

Từ thực trạng trên, việc xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử cho một lối ứng xử văn hóa là rất cần thiết, là điều vô cùng quan trọng, là việc cần phải thực hiện ngay, nhất là trong bối cảnh hiện nay khi mà văn minh, thanh lịch của người Tràng An đang thực sự “có vấn đề”.

Người Hà Nội hiện đại đang tiếp thu, giao thoa với nhiều hình thái văn hóa, đang sống vội vã, gấp gáp.

Bộ Quy tắc ứng xử sẽ là cẩm nang hướng dẫn nền tảng văn hóa cho người Hà Nội hiện nay, nhưng nó không phải là tất cả nếu như không giải quyết tận gốc vấn đề là từ nhận thức, ý thức của người Thủ đô.

TS. Lê Thị Bích Hồng

Cướp giật SG: Run sợ, lãnh cảm hay chiến đấu?




Tiếng cô gái la thất thanh. Lạ thay, dòng người đi qua bình thản như không. Những người chạy xe phía trước nghe tiếng xe bọn cướp rú ga tăng tốc còn ngoan ngoãn nép vào cho chúng vọt lên tẩn thoát.
Thời gian gần đây, tình hình trật tự trị an ở TP.HCM đã xảy ra tới mức báo động. Bọn cướp đã "nâng cấp" một cách đáng sợ: Từ chỗ giật đồ của người đi đường, cùng lắm là đạp cho ngã lăn ra để người bị cướp giật không đuổi theo; nay chúng nâng lên một cấp, chém trước, lấy đồ sau! Chưa bao giờ người dân TP lo sợ mỗi khi đi ra đường như bây giờ...
Chặt tay vì xe... không nổ máy
Chủ tịch UBND TP.HCM đã phải lên tiếng trước hiểm họa kinh hoàng sau vụ chị Thúy bị chặt tay ở chân cầu Sài Gòn. Những tên cướp không lấy được chiếc xe SH đắt tiền của nạn nhân không phải vì bị ai ngăn cản, mà vì chiếc xe lúc ấy... không chịu nổ máy!
Có nhiều ý kiến được đưa ra trước thực trạng cướp giật leo thang, "nâng cấp" khát máu, tàn bạo. Các chuyên gia cho rằng do kinh tế bị khó khăn, suy giảm, số doanh nghiệp đóng cửa làm gia tăng người thất nghiệp, ảnh hưởng dây chuyền đến toàn xã hội.
Các nhà giáo dục than phiền, do sự băng hoại của đạo đức xã hội, giáo dục cộng hưởng với những khó khăn về kinh tế. Các cơ quan bảo vệ pháp luật cho rằng, do công tác tuyên truyền pháp luật bị hạn chế, tệ nạn xã hội gia tăng, số thanh niên hư hỏng nhiều, rơi vào vòng xoáy ăn chơi, đua đòi, hút chích v.v....
Chủ tịch UBND TP. HCM Lê Hoàng Quân đã chỉ đạo phải "tuyên chiến" với nạn cướp giật đang thách thức chính quyền và nhân dân TP. Ông cũng không quên cảnh báo, từ nay đến Noet, tết Dương lịch và Tết Nguyên đán, theo quy luật, tội phạm sẽ còn gia tăng.
Nghĩ mà rùng mình, sợ hãi! Đúng là những năm trước, càng vào gần dịp tết thì tội phạm càng gia tăng. Nhưng năm nay, bọn tội phạm đã đổi chiến thuật, "chém trước cướp sau". Nếu không ngăn chặn được, chúng cứ "gia tăng" theo "quy luật" cận tết, không biết rồi còn bao nhiêu nạn nhân thương tâm như chị Thúy, vừa bị chém, vừa mất của?
Lực lượng công an các quận, huyện, TP những ngày qua đã thực sự "tuyên chiến" với bọn cướp. Có những ngày đã phát hiện, truy bắt hàng chục vụ. Song so với những vụ chưa bị bắt thì ít hơn nhiều lần.

Chị Nguyễn Thị Ngọc Thúy, nạn nhân của vụ chặt tay, cướp SH - (Ảnh: VietNamNet)
Vì đâu mà trộm cướp lộng hành?
Nhiều lần người viết chứng kiến trên đường Nguyễn Văn Nghi, quận Gò Vấp, cảnh hai tên cướp phóng xe vượt qua, ép vào chiếc xe phía trước giật phăng túi xách của cô gái chạy trước.
Cô gái luýnh quýnh, xe lạng muốn ngã. Hai tên cướp phóng đi. Tiếng cô gái la thất thanh. Lạ thay, dòng người đi qua bình thản như không. Những người chạy xe phía trước nghe tiếng xe bọn cướp rú ga tăng tốc còn ngoan ngoãn nép vào cho chúng vọt lên tẩn thoát.
Lần khác trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa đoạn ngã tư giao với đường Nguyễn Đình Chính, dòng người đang đứng chờ đèn đỏ, hai gã thanh niên đi xe máy trườn lên giật phăng túi xách của một chị phụ nữ ngồi trên xe Lead đứng sát vạch vôi. Chúng giật xong và vượt đèn đỏ.
Giả sự một vụ cướp đường xảy ra, chỉ cần vài người đi đường bất bình với hành vi đó, dũng cảm tìm cách ngăn chặn, bắt giữ... Lực lượng công an nhanh chóng xuất hiện, thực hiện chức trách một cách tích cực nhất. Được như vậy, chắc chắn rằng nạn chém - cướp, cướp giật không thể ngang nhiên lộng hành thách thức và "sỉ nhục" xã hội ta như hiện nay.
Dòng người trên đường Nguyễn Đình Chính đng lưu thông cắt qua đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa bỗng... dừng lại cho hai tên cướp băng qua! Ngạc nhiên chưa? Thật không hiểu nổi!
Một anh xe ôm đứng chờ khách gần ngã tư Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Nguyễn Đình Chính cho biết, bình quân mỗi ngày ở đoạn này xảy ra khoảng năm- sáu vụ cướp giật! Hỏi: "Thấy cảnh cướp như vậy mà không ai can thiệp, ngăn chặn chúng lại à?". Đáp: " Có công an thì đỡ, còn người dân, người đi đường ai cũng sợ bị chúng trả thù!". Có nghĩa là, bọn cướp chúng cướp của ai thì cướp, miễn là đừng cướp của ta là được!
Chứng kiến một vụ cướp giật trên đường Nguyễn Oanh, quận Gò Vấp còn đau lòng và xấu hổ: Hai tên thanh niên đội mũ sùm sụp phóng xe như bay, sà vào giật mất túi đồ đựng thuốc của đôi vợ chồng già chở nhau đi khám đang trở về. Cả hai cụ đều bị huyết áp cao, yếu tim. Chuyện xảy ra quá bất ngờ, đột ngột, cụ bà lảo đảo ngả xuống, cụ ông cũng bất tỉnh ngã theo. Mọi người dìu vào lề, đưa tới bệnh viện.
Mặc dù ai thấy cũng nguyền rủa bọn cướp, mong cho ...trời đánh chúng! Mặc dù chỉ cần một chút can đảm và trách nhiệm, chỉ cần vài người là đủ sức đánh và bắt hai tên cướp trẻ kia chứ chẳng cần gì tới trời!
Những vụ chém và cướp như với chị Thúy ở cầu Sài Gòn, hay đâm nạn nhân, cướp đồ rồi đẩy xuống kênh Tàu Hủ vừa qua thường xảy ra ở những đoạn đường vắng. Song "đoạn đường vắng" ở nội thành TP.HCM không phải là "vắng" như ở nông thôn vào đêm khuya khoắt.
Ở đất Sài Gòn, TP.HCM này vốn được mệnh danh là "thành phố không ngủ". Trên con đường nào dù "vắng" mấy đi nữa cũng có người đi qua. Vụ chém chị Thúy xảy ra có rất nhiều xe chạy qua. Đau lòng nhất là có người trông thấy chúng chém nạn nhân còn rồ ga chạy... cho thật nhanh!
May cho chị Thúy còn phước đức ông bà để lại nên có anh xe ôm tốt bụng, trông thấy chém người giật xe, anh chạy tới, bọn cướp hung hãn xông lên. Thấy chúng đông hơn, anh xe ôm chạy đi tìm báo cho dân phòng biết!
Một tên cướp bị công an hình sự Quận 7 truy bắt quả tang sau khi chém và giật đồ trên đại lộ Nguyễn Văn Linh "hồn nhiên" khai: "Hôm nay chúng em bị xui, gặp các anh...".
Lời khai "hồn nhiên" của tên cướp chính là một phần của câu trả lời vì sao cướp giật lộng hành, thách thức pháp luật, thách thức người dân TP...
"Căn bệnh nặng nhất của tâm hồn là sự lãnh đạm"
Xin được bắt đầu bằng danh ngôn của nhà hiền triết D.Tôkevin.
Tâm hồn lãnh đạm là "bệnh" nặng nhất của con người. Mà con người là tế bào của xã hội. Nhiều "tế bào" bị bệnh thì xã hội làm sao lành mạnh, khỏe khoắn để chống đỡ với vị trùng dịch bệnh được?
Từ đây, liệu có thể thấy, nạn cướp giật đang rộ lên là thêm một hiện tượng "biến chứng" nguy hiểm trên cơ thể đang lâm đủ thứ "trọng bệnh" của xã hội?
Không phủ nhận những nguyên nhân mà các nhà nghiên cứu xã hội, giáo dục, đạo đức và cơ quan chuyên gia bảo vệ pháp luật nêu ra, nguyên nhân của nạn chém - cướp, cướp giật như đã nêu trên. Nhưng suy cho cùng thì đây chỉ mới là những mảnh nguyên nhân bề nổi. Nói một cách hình ảnh thì đây chỉ là những cành ngọn của cái gốc đang bị 'sâu" đục.
Dân tộc ta vốn có truyền thống "bầu ơi thương lấy bí cùng" tự ngàn xưa. Câu chuyện chàng thư sinh Lục Vân Tiên đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga, chả lẽ chỉ có trong cổ tích? Thế hệ chúng ta được sống đầy đủ vật chất hơn cha ông rất nhiều. Song thời kim tiền này, chúng ta lại bỏ quên những đức tính, những hành động nghĩa hiệp của cha ông: Sống có trách nhiệm với xã hội, cộng đồng.
Một vụ khác, nạn nhân ngã sóng xoài sau khi bị giật túi xách
Xin đừng nghĩ đây là những gì trừu tượng, xa vời, không thiết thực. Bởi hiện nay, ngày ngày chúng ta đang phải trả giá. Nay là chị Thúy bị chém đứt ta để cướp xe, cô gái bị giật đồ, hai vợ chồng gìa bị cướp mất túi thuốc, mai có thể đến với mỗi người trong chúng ta. Có gì đảm bảo rằng khi nhiều người trông thấy cảnh vài tên cướp trấn lột công khai giữa thanh thiên bạch nhật một ai đó, nhưng ta làm ngơ, rồi bọn cướp sẽ tha cho ta nếu ta rơi vào hoàn cảnh như nạn nhân?
TP.HCM là nơi có gần 10 triệu người đang sinh sống. Bọn cướp kia dù có đông mấy, cũng chỉ là hạt cát so với sa mạc nếu xét về số lượng. Nói ra thật đáng suy nghĩ. Vì sao số đông người lương thiện lại sợ vài tên cướp, dù chúng có dao, mác, hung hăng, để chúng lộng hang khắp ngang cùng ngõ hẻm giữa thanh thiên bạch nhật?
Giả sự một vụ cướp đường xảy ra, chỉ cần vài người đi đường bất bình với hành vi đó, dũng cảm tìm cách ngăn chặn, bắt giữ... Lực lượng công an nhanh chóng xuất hiện, thực hiện chức trách một cách tích cực nhất. Được như vậy, chắc chắn rằng nạn chém - cướp, cướp giật không thể ngang nhiên lộng hành thách thức và "sỉ nhục" xã hội ta như hiện nay.
Nói cho ngay, căn bệnh yếu hèn, vị kỷ vô cùng nguy hiểm song không phải dễ chữa. Nhà văn Lỗ Tấn vốn là một bác sĩ học ở Nhật Bản về. Ông mong muốn chữa bệnh cho nhân dân của ông, phần lớn lúc ấy rất nghèo, không tiền chữa bệnh. Hành nghề được một thời gian ông nhận ra rằng, bệnh nặng nhất và nguy hiểm nhất của người Trung Quốc lúc bấy giớ là bệnh hèn trong tâm hồn chứ không phải bệnh thể xác.
Nhân vật A.Q là đỉnh cao của sự hèn nhát, an phận. Bị người ta đánh cho hộc máu mồm, máu mũi mà vẫn... vui vì nghĩ rằng nó đánh mình chẳng khác gì đánh bố nó! Ở một dạng thức khác, chúng ta cũng đang tương tự như AQ.
Trông thấy cướp chém một cô gái đứt tay, bỏ chạy cho nhanh. Trông thấy chúng giật đồ của một phụ nữ, ta làm ngơ; trông thấy chúng cướp túi thuốc của 2 cụ già, ta tránh ra cho chúng rộng đường chạy thoát. Ta tự an ủi trong lòng rằng, mình còn trách nhiệm với gia đình, vợ con, dây vào lỡ có bề gì, bị trả thù thì ai lo?
Và rồi bình thản chứng kiến những chuyện như thế đang ngày ngày xảy ra mà lương tâm không cắn rứt, dằn vặt, lương tri không thấy hổ thẹn. Chao ôi, còn gì để nói nữa không?
Một học giả nổi tiếng của Trung Quốc tỏ ra xấu hổ nhắc đến chuyện đất nước của ông ta thời bị Nhật đô hộ. Ông kể lại cảnh gần 10.000 tù binh là lính Tưởng Giới Thạch bị bắt, chưa đầy 20 tên lính Nhật giải đi trên chặng đường cả chục cây số. Thế mà anh lính tù binh nào cũng sợ vãi đái, đi ngay hàng thẳng lối như diễu binh.
Hoặc chuyện ở một huyện nọ mà cả triệu người trong huyện sợ chết khiếp, mỗi khi tên quan Nhật đi xuống cơ sở, ai cũng khúm núm cúi đầu, mắt không dám nhìn thẳng "ông quan"!
Thế mới biết, căn bệnh tâm hồn nguy hại biết chừng nào. Sự an ủi chúng ta viện dẫn trong lòng chính là đồng minh trá hình của căn bệnh đó, làm ta hèn đi, làm xã hội bệnh hoạn, yếu đi; làm cho số đông thua vài thằng cướp giật...
Ngài Churchill, vị thủ tướng nổi tiếng của nước Anh đã nói: " Can đảm là đức hạnh số một của con người vì nó đảm bảo cho tất cả những hạnh phúc khác".
Vận vào hoàn cảnh xã hội hiện nay đang phải đối phó với nạn cướp giật hung hãn, ngang tàng, chắc chắn cần nhiều giải pháp, đặc biệt vai trò tích cực của cơ quan chức năng, nhưng trước tiên nên trị kẻ thù lớn nhất trong mỗi người chúng ta, tức bệnh vô cảm, hèn nhát.

http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2012-12-10-cuop-giat-sg-truoc-tien-hay-len-an-chinh-chung-ta