CAO THOẠI CHÂU
tản
mạn
Tiếng lóng
vốn là tiếng của…vỉa hè, chợ búa, là thứ
tiếng của đám đông. Có lẽ chỉ các bậc
tu hành mới không có (chứ không phải các vị không
dùng) Một linh mục đã từng hỏi người
viết "Có ghệ chưa?") tiếng lóng
chuyên dùng . Thoạt kỳ thủy đó là tiếng của
một giới nào đó ( ăn chơi, mánh mung, ma túy…) ,
là con đẻ của một ngoại cảnh nào đó,
không phải “tiếng lòng” tức không phải của
nội tâm, càng không là ngôn ngữ của tư duy
.Định nghĩa thật khó, cách giản tiện
nhất là… nói tiếng lóng.
Sài
Gòn là đất trẻ, nhiều dân tứ xứ (Trung Nam
Bắc chen vai thích cánh với Hoa, Ấn, Tây, Mỹ v.v.
Chủ yếu là thành phố công thương
nghiệp tạo thành lớp cư dân linh hoạt, nhiều
sắc thái, cá tính hơi “bốc”, trọng nghĩa
khí mang tính giang hồ, thích sống thoáng, khoái hoạt.
Hơn nhiều nơi khác, sức ma sát ở đây rất
mạnh, càng mạnh càng bén nhạy trở thành đắc
địa của tiếng lóng. Từ Sài Gòn, tiếng lóng
lan toả ra vùng...
Dân
chơi rủ nhau xuống xóm phải tránh bị bể
ống khói,( hoặc uống café đen tiểu
café sữa), muốn thế nhớ
mặc áo mưa. Cái dụng cụ dùng cả lúc
nắng đổ lửa này đang đắc thời
đắc thế thì bỗng… thân bại danh liệt.
Số là vào năm 1963, khi vị đại sứ
nước ngoài cạnh chính quyền Sài Gòn sang nhậm
chức thì không chậm trễ, dân chơi lúc xuống xóm
đã có ông đại sứ đi kèm ! Chả là
vì ngài đại sứ họ tên là Henri Cabot Lodge , trong
đó capote theo tiếng Pháp là cái áo mưa… thứ thật.
Dân ăn chơi không phải ai cũng sòng phẳng,
nhiều kẻ hay tìm bạn bò mộng để bắt
địa. Ông chủ quán cà phê La Pagode nếu giờ còn
sống liệu còn thắc mắc vì sao có mấy chàng sinh
viên ngày nào cũng kéo đến kêu cà phê lát rồi
bỏ đi, chỉ có một người ngồi
lại…đọc sách cả tiếng đồng hồ.?
Không đâu thưa ông chủ quán, ngồi làm va li
chờ bạn đi kiếm tiền đến …chuộc
đó! Nhớ hồi 56-57 gì đó, có cô ca sĩ nổi
tiếng, một lần đi chơi… Nhà Bè (hồi
ấy còn rất hoang vắng ) hai người làm gì trong xe
hơi chẳng biết nhưng bất ngờ bị
tuần cảnh xét hỏi, bèn nói em với anh đi
…ăn chè, dù tại Nhà Bè thuở đó mua cả
chỉ vàng cũng không có thứ gọi là chè ấy.
Thế là trong từ điển tiếng lóng, ăn
chè ra đời, dùng làm gì thì cứ thử ắt
biết.
Dân
chơi cầu ba cẳng khi đã ngồi với nhau
thế nào cũng phải chăm phần chăm( 100%) . Số
là thời chiến tranh, quân đội Sài Gòn thường
có lệnh cấm lính xuất trại, ngoài cổng treo
tấm bảng “cấm trại 100%”. Không
được ra phố, ở lại trại 100% thì…100%
rất “đả” thế là con số này sống mãi
với thời gian. Nhậu nhiều lỡ mà lên dầu
sống khẩn cấp, không kịp chạy ra ngoài bèn
cứ ngồi tại chỗ cho chó ăn chè.. Sang
tới giới công tư chức, anh nào từ phòng sếp
ra mặt hơi bị không vui thì biết anh ta
được mời lên uống trà, hoặc…
uống cà phê đen, làm đèn cầy
(đứng ngay đơ) cho sếp “xát xà bông” .
Khi Sài Gòn có chủ mới, người Sài Gòn làm quen -
dĩ nhiên rất nhanh , tiếng lóng mà – những đánh
quả, con phe, một vé, một chai , bôi trơn , mắt
thứ hai tai thứ bảy, phao v.v. đã trở nên quen
thuộc. Ngày nay có hai thứ không phải ngôn ngữ
nhưng rất… biểu cảm : Cục gạch
cắm miếng giấy và cái..Phong bì, không biết
có nên cho chúng vào từ điển tiếng lóng thông dụng
không ?
Điều ngày càng
được khẳng định là, nhà báo Sài Gòn lại
cũng là tác giả của một số tiếng lóng
rất hiện đại. Chính họ còn là đường
truyền hiệu quả cho tiếng lóng. "Chọi"
hiện đang được một số tờ báo
sử dụng, ý chỉ 1 thí sinh đại học phải
loại bao nhiêu thí sinh khác để có tên trong danh sách trúng
tuyển! Nghe đầy bạo lực như chọi gà,
chọi trâu, chọi dế...nhưng nghe miết
thành...gần quen tai! Mấy năm nay đường
phố Sài Gòn bị hết ngành này đến ngành khác
băm cho nát. Ở những vết băm người ta
dựng lên những tấm tôn mỏng manh xiêu vẹo,
thế là lô cốt ra đời! Cùng với lô cốt
là những hố tử thần chỉ thị
việc các ông con nhà họ "Đào" đào lên
để vậy chờ sẵn người tận số
đi qua! Botay.com thì còn gì hơn là cách than trời
về những việc làm của một số quan
chức thuộc loại đáng chào thua hoặc hết
biết? Cũng từ các tờ báo, nhất là báo trào phúng,
những tiếng lủm, nhím nghe khá gợi hình
của một sự thô bỉ nhẫn tâm ra đời khi
có những quan chức cắt xén tiền, hàng cứu
trợ nạn nhân thiên tai. Cùng với nó, Biết
( ngon, dở, hay, đẹp...) chết liền!
là một cụm từ tiếng lóng...nói trong trường
hợp nào cũng được, miễn sao tỏ
được ý phủ định của người nói
trước người hỏi. Hỏi "Ngon gì mà
ngon" hay "Dở ẹc", đáp "Dở
chết liền!"..." Đẹp không?",
nếu là nịnh thì "Xấu chết liền!"...
Tiếng
lóng là tiếng chợ búa nhiều tính thự dụng, ra
đời trong một bối cảnh nhất định,
mà cuộc sống thì như một dòng chảy cho nên khai
sinh nhanh thì tiếng lóng cũng không sống được
lâu. Hai tiếng OK Salem của những tên ma cô dẫn
gái tiếp thị với lính Mỹ ở Sài Gòn góc tối
nào cũng có thể có, nhưng nó đã nhanh chóng bị
đào thải theo chân những chú Yankee khi họ rời
khỏi đây. Tiếng lóng là công cụ nhất thời
như hoa phù dung sớm nở tối tàn vậy.
Nhắc
đến tiếng lóng mà quên nhà văn quá cố Nguyên
Hồng là một sự thất lễ. Trước năm
45 cụ đã lên đời loại tiếng vỉa hè này,
đưa nó vào văn chương hẳn hoi. Tiểu
thuyết “Bỉ vỏ”- nội cái nhan đề
đã là một tiếng lóng ( chỉ người đàn bà
móc túi)- của cụ đọc thật “bá chấy”.
Lần đầu tiên người đọc
được nghe tiếng của giới giang hồ
đất cảng Hải Phòng : Mõi ( móc túi); kỳ
bẽo (cờ bạc); sò quỷnh (người nhà
quê) ; đông địa (nhiều tiền) v.v.
Một dân móc túi thuộc loại trinh sát theo dõi một
người nhà quê có vẻ có tiền, khi thấy ông ta vào
quán cơm bụi, đã báo cho đồng bọn biết
một cách gần như công khai :“Sò quỷnh đông
địa tranh vòm” ( gã nhà quê lắm tiền
vừa vào quán)! Trong khi chưa tìm ra ai khác nhà văn Nguyên
Hồng, xin cứ tôn xưng cụ là …vua tiếng lóng.
Vì nhân vật của cụ nói nguyên một câu bằng
tiếng lóng, còn đám hậu sinh chỉ đệm
được vài từ là cùng.
Cao Thoại Châu
No comments:
Post a Comment