Pages

Monday, September 30, 2013

Đại gia số 1 Việt Nam: Thâu tóm ngân hàng, mua 100 máy bay

Chỉ trong một ngày, hai thương vụ trị giá hàng tỷ USD là thông qua việc sáp nhập hai ngân hàng và mua 100 máy bay mới đã gây rung động thị trường Việt Nam. Điều đáng nói, cả hai đều liên quan đến một tập đoàn lớn và doanh nhân thành đạt, kín tiếng. Chỉ với hai thương vụ nay, Dn và doanh nhân này đã xứng là đại gia số 1 của năm 2013.
Sovico ai biết đều nể
Trong giới đầu tư, cái tên Sovico Holdings đã rất nổi tiếng với khá nhiều vụ đầu tư lớn trong lĩnh vực BĐS và liên quan tới nhiều ngân hàng. Tuy nhiên, tên tuổi của một trong những tập đoàn tư nhân hàng đầu Việt Nam này chưa thực sự được biết đến trên diện rộng cho đến khi DN này lấn sân sang lĩnh vực hàng không.
Hôm 25/9, hãng hàng không tư nhân Việt Nam VietJetAir đã ký kết thỏa thuận mua 92 chiếc A320 của hãng Airbus tại Paris trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức nước Pháp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Thương vụ trị giá khoảng 9 tỷ USD của VietjetAir gây chấn động ngành hàng không không chỉ trong nước mà cả quốc tế và nó được xem như một cú bứt phá mạnh mẽ muốn vươn rộng hơn ra các thị trường quốc tế của hãng hàng không giá rẻ mới vài năm tuổi đời này.
Thông tin ban đầu cho thấy, số tiền khổng lồ dùng để mua 92 máy bay (62 chiếc sẽ được giao cho VietJetAir trong vòng 8 năm) và thuê 8 chiếc nói trên chủ yếu sử dụng vốn vay từ các ngân hàng nước ngoài.
Cũng giống như đại đa số các hãng hàng không giá rẻ khác, VietJetAir dùng tiền vay để tài trợ cho đội bay của mình. Tuy nhiên, quyết định trang bị thêm 100 máy bay cùng với số tiền bỏ ra rất lớn cho thấy thực lực cũng như vị thế của các ông chủ VietJetAir quả là to lớn.
Vậy ai là ông chủ của hãng hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam, mới chính thức đi vào hoạt động từ cuối tháng 12/2011 và đã bất ngờ ước lãi khoảng 120 tỷ đồng trước thuế trong 7 tháng đầu năm 2013; dự kiến IPO, niêm yết trên TTCK nước ngoài trong vòng 18 tháng tới này?
Cho tới thời điểm hiện nay, thông tin đầy đủ về cổ đông VietJetAir chưa có nhưng giới đầu tư đã biết đến tập đoàn tư nhân Sovico Holdings có vai trò là cổ đông cổ đông lớn của hãng hàng không này. Và như thế, thương vụ của VietJetAir là một sự bất ngờ về vị thế của tập đoàn Sovico.
Cùng ngày với thương vụ “trăm tỷ USD” nói trên, giới đầu tư còn đón nhận thông tin Đại hội cổ đông bất thường Ngân hàng TMCP Đại Á (DaiABank) đã thông qua các văn kiện quan trọng để sáp nhập vào HDBank.
Thông tin về vụ sáp nhập này đã được nói đến nhiều và đã được NHNN chấp thuận từ cuối năm ngoái. Tuy nhiên, đại hội của DaiABank hôm 25/9 mới là câu trả lời cuối cùng của cổ đông của ngân hàng có vốn điều lệ 3.100 tỷ và mạng lưới gần 70 điểm giao dịch trên cả nước, chấp nhận xóa sổ tên tuổi để sáp nhập vào HDBank. Gần đây, 2 vị trí cao nhất tại DaiABank đều là người từ HDBank sang.
Điều mà nhiều người quan tâm là HDBank và DaiABank có quan hệ mật thiết với Tập đoàn Sovico Holdings. Ông Chu Việt Cường vừa được bầu vào vị trí chủ tịch HĐQT DaiABank là thành viên HĐQT, phó tổng giám đốc điều hành của Sovico Holdings. Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Phương Thảo - cổ đông sáng lập, chủ tịch điều hành của Sovico Holdings là phó chủ tịch HDBank.
Gương mặt đại gia bí ẩn
Nói đến VietJetAir và HDBank gần đây nhiều người mới biết đến Sovico Holdings nhưng với giới đầu tư tài chính, cái tên này khá quen thuộc. Chủ nhân của tập đoàn tư nhân này là vợ chồng doanh nhân Nguyễn Thanh Hùng-Nguyễn Thị Phương Thảo, là 2 trong 3 sáng lập viên xây dựng Sovico (cùng ông Nguyễn Cảnh Sơn) từ những ngày đầu thành lập - năm 1992.
Ông Hùng hiện là chủ tịch HĐQT Sovico Holdings, trong khi bà Thảo là chủ tịch điều hành.
Vợ chồng doanh nhân Hùng - Thảo.
Ông Hùng được biết đến là thành viên Hội đồng tư vấn doanh nghiệp của APEC (ABAC) do Thủ Tướng phê chuẩn; là phó chủ tịch Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản; uỷ viên BCH Hội Hữu nghị Việt Nam - Hoa Kỳ; thành viên duy nhất của DN Việt Nam tại Diễn đàn kinh tế thế giới và được diễn đàn này họp tại Davos Thụy Sĩ năm 2007 bầu chọn là Nhà lãnh đạo trẻ toàn cầu.
Ông là kỹ sư năng lượng, tiến sỹ chuyên ngành tự động hóa, viện sỹ Viện Hàn Lâm Nghiên cứu Hệ thống Quốc tế Liên bang Nga. Còn bà Thảo là cử nhân kinh tế và tín dụng - ngân hàng, tiến sỹ kinh tế, ủy viên sáng lập Viện Hàn Lâm Nghiên cứu Hệ thống Quốc tế Liên Bang Nga.
Với năng lực cá nhân và uy tín ở trong nước và quốc tế, ông Hùng và bà Thảo đã cùng Sovico đầu tư vào nhiều DN trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Tập đoàn này hiện là cổ đông chính của HDBank, Chứng khoán Phú Gia, Công ty Quản lý Quỹ Tài chính Dầu khí PVFC Capital. Trong lĩnh vực BĐS, Sovico Holdings đã mua lại khu resort Furama ở Đà Nẵng; rót vốn vào Khách sạn Hồ Gươm tại Hà Nội, Dự án Ariyana ở Đà Nẵng, CTCP Địa ốc Phú Long (dự án Dragon City), Abacus Tower tại Quận 1, TP.HCM… Trước đó, theo thông tin từ Sovico, tập đoàn này là một trong những cổ đông sáng lập của Techcombank và VIB Bank.
Trong lĩnh vực hàng không, Sovico Holdings là cổ đông sáng lập và cổ đông lớn nhất của hãng hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam - VietJet Air. Ngoài ra, Sovico còn rót vốn vào những lĩnh vực khác như thủy điện, cao su, giáo dục, thương mại...
Giống như đại gia “gốc” Nga khác, ông Hùng đã xây dựng cơ nghiệp ban đầu của mình tại Liên bang Nga từ cuối thập kỷ 80 với các ngành hàng như tiêu dùng, nhu yếu phẩm, hàng thực phẩm, điện tử, may mặc… Chủ trường quay về thị trường Việt Nam bắt đầu tư giữa những năm 2.000 đến nay và tập trung trong hai lĩnh vực chính là BĐS, tài chính ngân hàng.
Riêng với ông Hùng, mảng hàng không là một sự khác biệt và là dấu mốc quan trọng thể hiện định hướng chiến lược phát triển của Sovico.
Trong khi rất nhiều DN từ nhỏ tới lớn đang vật lộn trong khó khăn vì đầu tư dàn trải, đa ngành, tập đoàn của ông Hùng-bà Thảo lại đang đầu tư rất lớn ở rất nhiều lĩnh vực. Nhiều người cảm giác e ngại về sự phát triển mạnh mẽ của tập đoàn này. Tuy nhiên, cho tới thời điểm này, những dự án mà Sovico triển khai, trong đó có VietJetAir - một dự án rất mạo hiểm trong một thị trường “tồn tại đã khó” - lại rất tích cực.
Hãng hàng không tư nhất duy nhất của Việt Nam hiện còn bay hồi đầu tháng 9 cho biết, DN đã có lợi nhuận trước thuế 120 tỷ đồng trong 7 tháng đầu năm (thay vì dự kiến lỗ 3 năm) và dự định sẽ IPO và niêm yết ở TTCK nước ngoài trong vòng 18 tháng tới. Tới cuối tháng 8 vừa qua, VietJetAir đã nâng thị phần ở thị trường nội địa lên 20% bằng việc mở thêm các đường bay mới, vượt qua Jetstar Paciffic - một hãng hàng không giá rẻ khác thuộc quyền sở hữu của Vietnam Airlines (hiện nắm 12%).

VƯỢT QUA NỖI SỢ


26 September 2013
Đời sống thuộc về những người đang sống; và người đang sống phải luôn sẵn sàng để thay đổi (Life belongs to the living, and he who lives must be prepared for changes) – Johann Wolfgang von Goethe 
Mỗi người trong chúng ta đều có những nỗi sợ khác nhau, cái thì đơn giản, cái thì phức tạp, cái thì vô lý, cái thì được công nhận là chính đáng.

Trăm ngàn nỗi sợ
Nhiều bà cô sợ chuột, trong khi lẽ ra thì thì nên sợ …chồng (con chuột lớn và nguy hiểm nhất trong nhà). Nhiều ông thì sợ sếp…trong khi lẽ ra thì nên sợ cái khả năng yếu kém về công việc của mình.
Tôi có một anh bạn nhiều tài năng, giỏi và thành công về mọi mặt, nhưng lại sợ “ma” khủng khiếp. Anh giải thích là thuở nhỏ, nhà giàu, anh luôn ngủ chung với các bà vú, và tối nào , đầu óc non nớt của anh cũng bị nhồi vào một vài câu chuyện ma. Bây giờ, ở trạc tuổi hơn 50, anh vẫn không bao giờ dám ở một mình qua đêm tại khách sạn. Anh nói, vì công việc làm ăn đòi hỏi những chuyến công tác khá liên tục, anh phải thuê….mỗi đêm một cô gái điếm  để nằm chung…dù không làm gì.
Tôi không biết anh sợ thật hay không; hay đó chỉ là một cách biện luận rất khoa học và thuyết phục cho  bà vợ diễn viên xinh đẹp người Hồng Kông?
Tôi cũng mang nhiều nỗi sợ, nhiều khi rất ngây ngô. Chẳng hạn điều tôi sợ nhất là bị bệnh Alzheimer..mất hết trí nhớ. Tôi thà chết chứ không muốn một ngày nào đó…ngồi khóc hu hu trên đường. Thiên hạ có bu đến hỏi thăm…sẽ phải trả lời là tôi có một bà vợ trẻ đẹp và một gia đình tuyệt vời,,,nhưng tôi quên mất họ là ai và đang ở đâu?
Dĩ nhiên chúng ta cũng còn nhiều nỗi sợ khác…nếu có thể cho là chính đáng.
Thất bại và thành công
Thường thấy nhất ở các bạn trẻ là…nỗi sợ thất bại. Làm gì cũng co rúm lại, không thi thố hết tài năng và ý chí vì gánh nặng của nỗi sợ. Thất bại là một ám ảnh từng phút…vì hệ quả đau thương sẽ phải nhận chịu. Hoặc là mất tiền (kéo theo việc mất tài sản, gia đình…) hoặc là mất danh tiếng, thể diện…hoặc là mất mạng với xã hội đen…Chưa nói đến chuyện tù tội tại những quốc gia thích hình sự hóa …những chuyện kinh doanh và tiền bạc.
Một nỗi sợ khác mà các nhà phân tâm học thường phải điều trị là …nỗi sợ thành công. Nói ra thì hơi phi lý nhưng rất nhiều người trong chúng ta đều mang bệnh lý này. Tiềm thức của chúng ta không tin sự thành công của mình là xứng đáng với khả năng tự tại…nên thường thúc đẩy những hành động vô thức khiến chúng ta tự …hủy diệt (self-destruction). Chúng ta phạm vào những lỗi lầm ngu ngốc để…khỏi “bị thành công”.
Một thí dụ nổi bật là ông Gary Hart, ứng cử viên Tổng Thống của Đảng Dân Chủ vào năm 1988. Ông ta dẫn đầu rất xa về các đối thủ khác về sự tín nhiệm của cử tri cho đến tháng 5 năm 1987 (6 tháng trước bầu cử). Ông coi như chắc chắn là ứng cử viên sáng chói mà đảng Dân Chủ sẽ đưa ra để tranh chức Tổng Thống Mỹ với ông George Bush (cha).
Ông Hart làm một chuyện khá ngu xuẩn là thách thức báo chí đưa ra ánh sáng vụ ông lăng nhăng với kiều nữ Donna Rice. Xì căng đan lớn này tiêu hủy đời chánh trị của Gary Hart và giúp Bush cha lên làm Tồng Thống.
Trong quá khứ non trẻ kinh nghiệm và hiểu biết của một doanh nhân, chính cá nhân tôi cũng đã vài lần bị tiềm thức tạo ra những self-destruction và làm tôi trắng tay qua nhiều chuỗi hành động ngu xuẩn.
Nỗi sợ lớn nhất
Tuy nhiên, một nỗi sợ mà phần lớn chúng ta đều mắc phải, không nhiều thì ít là căn bệnh sợ thay đổi.
Khi chúng ta thoải mái hay chấp nhận hiện tại, mọi thay đổi tạo nên nhiều  bất tiện, khó chịu và âu lo. Nó trở thành những bức tường cao ngất…nhốt ta trong ngục tù của quá khứ (vì hiện tại sẽ thành quá khứ ngay khi chúng ta đang sống).Mặc dù trên tư duy logic, chúng ta đều biết rằng thay đổi là chuyện phải làm.
Một học sinh có thể thoải mái ở lớp 5, nhưng anh không thể vịn lý do đó mà không chịu lên lớp. Một con người có thể thoải mái với cuộc sống…sáng cà phê, chiều nhậu nhẹt…mặc cho hệ quả của ù lì kiến thức và bệnh ung thư đợi chờ? Một cô vợ bị chồng đánh đập ngược đãi hàng ngày không thể biện luận là …dù sao tôi cũng còn sướng hơn vài bạn khác.
Một dân tộc bị tình trạng… “luộc ếch” không thể nói…dù sao hôm nay cũng đã tốt hơn ngày hôm qua. Với những bạn chưa đọc về thí nghiệm này, tôi xin giải thích. Người ta cho một con ếch vào một chảo nước lạnh…rồi từ từ đun sôi…rất chậm để con ếch không nhận ra. Con ếch điều chỉnh độ thoải mái của mình mỗi lần nước tăng lên vài độ. Đến khi nhận biết thì quá muộn: nước đã sôi sùng sục. Ngược lại, nếu bỏ 1 con ếch vào một chảo nước sôi thì bằng mọi giá con ếch sẽ cố gắng nhẩy thoát ngay từ đầu.
Cần một “người hùng”
Không những chỉ với con người, có những cơ chế tổ chức  mà nỗi sợ thay đổi gần như là ..tuyệt đối. Nhất là khi các lãnh tụ và bộ hạ đang “có” mà bảo họ phải hy sinh vì quyền lợi chung lớn hơn, với cơ nguy thành “không”, thì bất cứ thay đổi gì cũng là do “thế lực thù địch”.
Tư duy đã làm không ít nền kinh tế của nhiều quốc gia khập khiểng…và tụt hậu (như lời các quan chức của Việt Nam gần đây đã thú nhận). Lối vận hành kinh tế chính trị của các giới cầm quyền này giống như thói mua IPhone mới nhất của các đại gia chân đất. Họ khoe là mới tậu được cái IPhone 5S; nhưng họ vẫn cài hệ điều hành OS1 của Apple từ thời IPhone thế hệ đầu. Các chuyên gia không ăn lộc của chánh phủ đều đã tiên đoán hệ quả của lối quản trị này hơn…5 năm về trước.
Ở Nga, Gorbachev thực sự là một vĩ nhân vì ông có đủ đởm lực để thay đổi khi cá nhân ông và phe nhóm vẫn còn quyền lực. Những tấm gương sáng khác trong lịch sử cận đại là Đặng Tiểu Bình của Trung Quốc hay Lý Quang Diệu của Singapore hay Thein Sein của Myanmar. Ngay cả ông học trò Hun Sen của Việt Nam cũng sắp qua mặt thầy vì dám thay đổi.
Chúng ta đã đổi mới được một lần vào năm 1991 nhờ học tập tấm gương thành công của Trung Quốc (và tình thế lúc đó cũng không cho nhiều lựa chọn). Qua 20 năm và cả chục hệ điều hành khác nhau, chúng ta vẫn quên chưa …update version mới nhất.
Bán hay cho quách cái IPhone 5S dường như là một giải pháp hợp lý hơn.

Alan Phan
http://www.gocnhinalan.com/bai-tieng-viet/vt-qua-ni.html

Saturday, September 28, 2013

BẠN TÔI.... NO' LẤY VỢ MỄ TÂY CƠ!!!


Hôm nay là ngày khá nhộn nhịp sôi nổi và hào hứng tại nơi những thùng phiếu chứa những lá phiếu có ghi danh các ứng cử viên nhiều chức vụ. Điển hình nhất là mấy chức vụ có liên quan đến cộng đồng Việt hải ngoại tại miền Nam California và nhất là tại địa hạt 72 thuộc quận Cam này. Tại sao phải gọi là liên quan nhỉ (?). Vì hôm nay là ngày bầu cử sơ bộ, trong đó có tranh cử với chức vụ Dân Biểu Tiểu Bang California, và điển hình nhất là hai ứng cử viên gốc Việt, ông Tiến Sĩ Phạm Kim Long, và ông Joe Dovinh.
Cả hai người nay với thành tích trí lực, sức lực rất khá, nhưng rất tiếc tài lực yếu quá nên chuyện quảng bá tên tuổi khá khó khăn đối với những người “gồng mình” ra làm chính trị… “cầu may”. Nói chung, hai người ứng cử viên gốc Việt lần này khó hồng mà “trót lọt” được vào vòng trong, hay nói đúng hơn là vòng final tranh chức vào tháng 11 này. Nói như một số đồng hương “ngồi lê phất phơ” ở mấy quán café và nơi tụ tập hội hợp: “hai con gà của dân Annamit của ta kỳ này, một ông thích đi thi có viết không có mực, một ông thì quên đem viết lẫn mực… cho nên chắc phải cầu may thôi, nhưng lần này thần linh cũng khó mà cứu nỗi, vì mực không có, viết cũng không luôn thì đi thi cái nỗi gì? Còn chút vốn liếng để đành mua quà cho vợ con ngày hè… có lý hơn, phải không?”…
Tôi và anh Đoàn Trọng cùng một số bạn bè tà tà đến thăm mấy văn phòng tranh cử của “gà” Annammit, những con số trong computer chạy lên, số cử tri cứ tăng lên cho những cái tên lạ hoắc, và cứ thế số điểm cử tri tăng vùn vụt, tăng lên thấy mà chóng cả mặt mày. Hình như đa số cử tri bầu cho hai ông người bản xứ Troy Edgar (thị trưởng thành phố Los Alamitos) và ông nghị viên thành phố Huntington Beach-Allen Travis. Hai người Mỹ bản xứ này khá xa lạ với cộng đồng Việt, nhưng có vài lần lên đài Việt Star Radio nói chuyện với đồng hương Việt qua lời dịch của cô Daisy Tòng, thế mà cử tri Việt cũng thương tình bỏ phiếu cho hai ông. Như vậy câu khẩu hiệu “người Việt thương người Việt, và người Việt bỏ phiếu cho người Việt” không còn ăn khách nữa? Thôi đâu cũng là ý trời, nhưng nói theo thằng bạn già tên Tuấn phang một câu: “giữa hai ứng cử viên Việt và Mỹ, nếu tình giỏi dở cách nhau 5-10% thì may đâu bà con mình niệm tình còn thương tình bỏ phiếu cho người Việt ủng hộ, còn đây ứng cử viên Mỹ hơn ứng cử viên ta xa lắc xa lơ thì làm sao mà bỏ cho phe ta được, như vậy không lẽ cử tri Việt hóa mù à?”… Nghe nó nói mà phát rét, người Việt chúng ta có cái tánh hay “ghiêm gút”, nói không đúng, hay nói đúng, mà đúng cái mục nhọt thì cũng có ngày “trả đũa” cho sòng phẳng…
Thấy ứng cử viên phe ta thua xa quá, nên âm thầm chia buồn bằng cách cả bọn cũng âm thầm “chuồng”, và tiếp tục đến văn phòng tranh cử của Giám Sát Viên Janet Nguyễn. Mới chui vào bên trong thấy ai cũng nở nụ cười rạng rỡ trên môi, như đã chia vui trước chó bà giám sát viên họ Nguyễn này. Oh, thì ra nhìn vào con số thấy điểm của Janet lên đến 79.6% …. Vậy thì đối thủ nào chịu cho thấu? Thôi thì khui Champaign trước cho rồi, đợi chi đến nữa khuya cho mệt, phải không?... Ở đây, tôi gặp lại thằng bạn hồi còn học đại học San Diego, bên cạnh nó là cô vợ người Mexico, trông to to, béo béo, vòng 1,2,3 đều bằng nhau. Tôi hỏi thăm:
“Sao dạo này thế nào? Chê dân Mít ta, lấy vợ ngoại quốc hah?”
Thằng bạn cũ rích này cười méo mó: “thôi đi ông ơi! Lầm một phút, lỡ một đời….”
Tôi trố mắt nhìn nó, rồi đi theo nó ra ngoài, có thêm ba của nó cũng đi theo. Ong bác cười vui, cười thoải mái và cười như khêu khích và chọc quê thằng con (bạn của tôi):
“Cháu ngồi đây, chú kể cho nghe một câu chuyện, chuyện rất thật à nghen. Chuyện của thằng con này chứ không ai xa lạ. Nói hoài nó không nghe, bây giờ thì cười với nó, không biết để chia vui hay chia buồn. Nhưng hy vọng nó sẽ sống vui, sống tốt và coi đây cũng là một thông điệp cho đồng hương Việt mình khi có con cái lấy rể, cưới dâu người ngoại quốc…”

 
Thằng bạn "cũ rich" của tôi lấy con vợ Mễ ... mới có mấy năm mà cái mông của nó như mông Voi!
Kiểu này nó không thoát được trách nhiệm sáng trưa chiều tối "bụp bụp"... bạn tôi ơi! kiếp này mày chết chắc!!!


Lấy vợ Mễ
Nhiều người trong chúng ta khi mới đến Hoa Kỳ không phân biệt được người Mỹ trắng và người Mễ. Thấy họ khác chúng ta và nhất là thấy không phải là ông Mỹ đen thì trong thâm tâm rất lấy làm kính trọng.
Dăm ba tháng, một vài năm sau thì tình hình đổi khác, tự nhiên ta thấy họ lùn, mập, da không được trắng, đi xe xấu, ở nhà tồi, hay đánh nhau, ăn cắp, ở dơ, làm công việc "hạ tiện", uống bia, không biết tôn trọng hàng xóm khi mở nhạc chát chình chát chinh om xòm v v... thôi thì đủ thứ tật xấu !
Chẳng phải chúng ta tự tìm ra điều đó, mà do những người đến trước dè bỉu, phê bình, mà có chắc đâu những lời phê bình đó là đúng. Hãy đến các công sở ở vùng Orange County mà coi, người làm việc ở đây hầu hết là người gốc nói tiếng Tây Ban Nha, họ nắm giữ nhiều chức vụ cao trong guồng máy chính quyền (mà người Việt đã được mấy người). Chắc ai trong chúng ta cũng đều biết và tôn trọng bà Dân Biểu Loretta Sanchez, bà đã từng sát cánh với người Việt trong nhiều vấn đề mà cộng đồng quan tâm. Người Mễ tánh tình cởi mở và thân thiện, gặp là Como esta Senõr rối rít cả lên. Họ dù có giấy tờ hợp lệ hay không đều chịu khó làm những công việc vất vả nặng nhọc, mà các sắc dân khác không ai thèm làm kể cả người da đen.
Tôi không thể tưởng tượng được nếu không có người Mễ thì xứ Mỹ này ra sao, những ai sẽ là người dang nắng dầm mưa hái cho chúng ta từng trái dâu cho đến cái bắp cải (?)
Những người làm nghề xây dựng sẽ lấy đâu ra công nhân đào đất, tráng xi măng hay lợp mái nhà.
Họ có sức khoẻ và không đòi lương cao, nhưng có điều họ không hề chung thuỷ : Tôi làm nghề Construction khá lâu và chưa thấy anh Amigo nào ở bền với mình, cho dù tôi đã từng cho một anh cái xe truck khá mới; Noel hay tết đều có phong bao lì xì riêng cho từng công nhân.
Họ hơi giống những người miền quê sông nước của tôi là bóc ngắn cắn dài, làm tới đâu lủm tới đó, không mấy khi để dành. Mua xe thì lựa mua chiếc nào chiếc nấy bự tổ chảng, uống xăng như chủ nó uống bia vậy. Mấy người làm với tôi không bao giờ chịu mua từng xâu nước ngọt 99 cent, bỏ trong thùng đá mà uống cả ngày, mà mỗi lần có xe lunch tới thì họ mua 1$/1 chai mà uống. Họ đi chợ thì ôi thôi mỗi gia đình chất đồ ăn đầy lên có khi tới hai xe lặc lè. Chúng ta thường than phiền là người Mỹ không coi chúng ta bình đẳng, cho dù chúng ta đã thành công trên công việc và thương trường, con cháu chúng ta học rất giỏi, nhưng hãy tự xét lại chúng ta khi đối xử với những sắc dân khác coi thế nào?
Có khi nào chúng ta lại là " Chúa chổm " phân biệt chủng tộc hay không (?)
Có rất nhiều người vẫn quen miệng gọi người da trắng là " Ông Mỹ Trắng ", nhưng gọi người gốc Phi Châu là " Thằng cha Mỹ Đen ", đến người Mễ thì tụt xuống hạng thấp hơn nữa : " Mấy thằng Mễ " !
Cứ khu nào đông Mỹ trắng thì nhà có mắc hơn nhiều chúng ta cũng lăn xả vào mua; thấy ai ở khu nào đó có đa số dân Mễ là chê bai ở khu xập xệ, nhiều tội ác. Đó là nói chung chung, còn việc cô con gái cưng mà lại dẫn về giới thiệu một anh Mễ thì ôi thôi ... cả nhà phản đối ngay lập tức.
Có những bậc cha mẹ có con lấy người Mễ rất phiền lòng, chẳng phải họ sợ con họ sau này khổ sở hay người đồng hương phê bình này nọ, mà ngay từ khi tổ chức đám cưới đã thấy trật rơ, nó lạt lẽo làm sao ấy, tiệc cưới ở nhà hàng cũng vậy; rồi tình suôi gia, tình bố vợ con rể nó cũng lạt nhách, gặp nhau thì cũng. " How are you; I am fine; I'm glad to see you ... " rồi thế là tịt ngắc, đâu có cái cảnh anh chị suôi người Việt chúng ta ngồi kề cà nói chuyện quê hương, tâm sự hay chia sẻ vấn đề học hành của con cái v v.. Người con gái Việt lấy đàn ông Mễ không nhiều, mà có chăng nữa thì ông này cũng phải thuộc dạng cao ráo đẹp trai và tương đối có chức vụ, nhưng con trai Việt lấy gái Mễ thì khá đông, mà kết quả sống lâu dài với nhau hầu như không có mấy.
Dân Mễ ( nhất là con gái ) lai giữa người bổn xứ Da Đỏ và người Âu Châu rất đẹp: Da trắng, tóc dợn sóng, đôi mắt to và lông mi cong vút, còn đồ phụ tùng thì nói theo kiểu bình dân là "Vú cho một vú; đít cho một .. đít ! " Có người nói ông trời sanh ra giống người da đen để chơi thể thao, âm nhạc và .. làm tình.

Người Mễ cũng không khác người da đen là mấy.
Họ khoái đá banh, họ mê âm nhạc một cách lạ lùng, lúc nào cũng cứ cái điệu nhạc Fox chát chình, chát chinh ấy mà nghe cả ngày, mà lại mở lớn tối đa.
Họ rất thích mở Party vào ngày Thứ Bảy. Thường thì họ qui tụ bạn bè ở một công viên nào đấy, mang đồ ăn ra đó mà nướng, nghe nhạc hoặc ca hát với nhau tới chiều. Trời thật tối họ mới kéo nhau về một nhà rồi nhảy nhót đến ba bốn giờ sáng Chúa Nhật mới vãn.
Những ông chồng người Việt khởi đầu cũng còn chiều vợ mà đi dự hàng tuần, nhưng đến những chỗ này thì cứ ngồi nghệt mặt ra, vì vợ mình với bạn bè cứ xổ rặt tiếng Mễ. Khi vào Party thì ông không thích nhảy, cứ phải ngồi chờ vợ bèn nản củ tỉ quá, toàn ngồi ngáp ruồi.
Rồi càng ngày ông càng chán cái kiểu họp mặt đó, than mệt, ở nhà coi con để vợ đi chơi một mình.
Cho dù có tin vợ cách mấy đi nữa, mà cô vợ hây hẩy ấy cứ đi gần sáng mới về với chồng thì thế nào cũng có vấn đề rạn nứt tình cảm. Tại sở làm hay khi bù khú với bạn bè, ai cũng nói gái Mễ .. " cái vụ đó " khiếp lắm, họ xay như xay lúa. Khởi đầu những chàng Trai Việt cũng thích lắm, nhưng rồi đường xa mỏi gối chồn chân, đến khi sanh một vài đứa con thì không biết vì nòi giống họ như thế, hay tại ăn uống thả dàn, cứ đậu bean và bánh bột bắp mà ních, nên bà nào bà ấy sồ ra, ba vòng bằng nhau, sau đó cái vòng cần nhỏ nhất lại vượt lên đứng đầu.
Người ta nói " Người gầy là thầy đ... " nhưng như vậy không có nghĩa là người béo chịu kém thớ đâu nghen, về vụ này họ cũng khiếp lắm đấy nhé. Chạy xe dọc đường mà thấy mấy bà đẩy cái xe con nít trên side walk thì mười bà có đến chín bà là Mễ béo rồi. Họ sanh nhiều như thỏ vậy.
Có những cặp chồng Việt vợ Mễ trông rất đẹp đôi, có công việc vững chắc thế mà chỉ trên dưới 10 năm là rã ! Ngoại trừ khác biệt về văn hoá, người Việt mà ăn đồ Mễ hoài ngán lắm, như ông chồng muốn ăn canh chua cá kho tộ thì phải nấu lấy mà ăn, và cô vợ dĩ nhiên chê cái mùi nước mắm làm ông chồng tự ái phải nổi lên, thế là to tiếng cãi vã.
Anh NNT nói rằng "Chớ có bao giờ mời Mễ đi ăn đám cưới kiểu Việt Nam, mời họ một thiệp thì họ đi hai vợ chồng với bốn đứa con cộng thêm ông bà già vợ nữa, kéo vô ngồi gần kín một bàn, mà họ nghĩ như là đi party, nên không tặng phong bì, chỉ đem gói quà là một hộp mấy cái ly hay cái bàn ủi mà thôi, mời Mễ đi nhiều thì lỗ chỏng gọng lên".
Tôi cũng nghe có anh kia lấy gái Mễ, nhà gái đi dự khá đông. Đám cưới xong anh được gần 20 chiếc đồng hồ treo tường, anh tặng lại cho bạn bè một mớ, còn bao nhiêu phải đem ra chợ trời bán được 8$/1 cái. Lời khẳm !
Nói tóm lại, dầu tình yêu không phân biệt chủng tộc, màu da, ngôn ngữ... nhưng giả dụ con tôi mà dẫn về giới thiệu một đứa con gái Mễ, thì tôi cũng chẳng thể cản ngăn, chỉ buồn thôi vì biết chắc rằng tương lai của thằng con trai mình sẽ thê thảm, sẽ phải è cổ ra trả tiền child support cho đến chết, vì trước sau gì thì rồi chúng cũng bỏ nhau. Thê thảm thật!!!
Tiếng vỗ tay bên trong và tiếng reo hò vui mừng ầm ĩ bên trong với những câu nói quen thuộc của đồng hương Việt, của người bản xứ đến tay bắt mặt mừng và chúc tụng cô Giám Sát Viên Janet Nguyễn: “Congratulation!!! Chúc Mừng!!! Chúc Mừng!!!”.
Dĩ nhiên cả bọn chúng tôi vui lây, vui theo mọi người, và vui với chính ứng cử viên chức vụ Giám Sát Viên địa hạt 1 quận Cam. Ưh! Ít ra cũng có một người Việt chính gốc của dân Lạc Việt chúng ta thắng vẽ như vậy…. Vui nhỉ!!!

Friday, September 27, 2013

Kinh tế Việt Nam “nghẽn mạch” tăng trưởng

- Theo các chuyên gia, trong khi kinh tế thế giới đã bước vào quỹ đạo phục hồi thì nền kinh tế Việt Nam lại đang ở lộ trình xuống đáy và “nghẽn mạch” tăng trưởng. Sự trì trệ của nền kinh tế vẫn tiếp tục kéo dài trong năm 2014.

Một mình một quỹ đạo

Ngày 26.9, tại TP.Huế, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học và xã hội Việt Nam và Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Diễn đàn kinh tế mùa thu với chủ đề “Kinh tế Việt Nam 2013, triển vọng 2014: Nỗ lực thực hiện 3 đột phá chiến lược”.

Theo PGS-TS Trần Đình Thiên- Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, sau 5 năm bị suy thoái, hiện kinh tế thế giới đã bước vào quỹ đạo phục hồi, nhưng nước ta lại không nằm trong quỹ đạo đó. “Châu Á có nhiều nước kinh tế đã đi lên, nhưng chúng ta không nằm trong quỹ đạo chung của thế giới, một mình một kiểu và đang lộ trình xuống đáy, “nghẽn mạch” tăng trưởng”- ông Thiên nhấn mạnh.

Nền kinh tế của Việt Nam được dự báo sẽ vẫn gặp khó khăn trong năm 2014.
Nền kinh tế của Việt Nam được dự báo sẽ vẫn gặp khó khăn trong năm 2014.

Theo ông Thiên, mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam là dễ dãi, chỉ dựa vào khai thác và xuất khẩu tài nguyên thô, lao động rẻ, kỹ năng và năng suất thấp, quá dựa vào trụ cột là các doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Trong khi đó nền nông nghiệp bị lệ thuộc, đầu vào của nền công nghiệp phụ thuộc vào nền kinh tế Trung Quốc do nhập siêu từ nước này.

Ông Nguyễn Xuân Thành - Giám đốc Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright tại Việt Nam nhận định, nguyên nhân chính khiến nền kinh tế nước ta tăng trưởng chậm là do khu vực DNNN, khu vực tư nhân trong nước và nông nghiệp bị trục trặc.

Ông Thành phân tích, từ khi các tổng công ty được chuyển ồ ạt sang tập đoàn kinh tế đã bộc lộ yếu kém ngày càng rõ rệt. Kết quả là một số tập đoàn kinh tế sụp đổ, sự kém hiệu quả của DNNN góp phần tạo ra những trục trặc hiện nay của nền kinh tế.

3 lựa chọn tái cấu trúc

Theo TS Trần Du Lịch- Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP.Hồ Chí Minh, những khó khăn đặt ra trong năm 2013 của kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục kéo dài trong năm 2014. Do đó, về chương trình ngắn hạn, nhiệm vụ tập trung vẫn là giải quyết nợ xấu của các ngân hàng thương mại, trong đó phải xử lý một phần nợ xây dựng cơ bản, mà ngân sách đang nợ doanh nghiệp.

“Nhiệm vụ trong 2 năm tới là phải phục hồi niềm tin của thị trường thông qua các chính sách kinh tế trung, dài hạn và kết quả của quá trình tái cơ cấu 3 lĩnh vực ưu tiên. Trong đó, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại và khu vực DNNN là quan trọng nhất, để vừa bảo đảm sự ổn định kinh tế vĩ mô, vừa tạo niềm tin cho thị trường”– TS Trần Du Lịch khẳng định.

"Tôi cho rằng kinh tế Việt Nam vỡ kế hoạch 5 năm 2011-2015 là không sai, vì 3 năm đã qua, 2 năm còn lại thì vẫn “nghẽn mạch” tăng trưởng”.
Ông Nguyễn Đình Thiên
Ông Nguyễn Xuân Thành thì cho biết, có 3 lựa chọn tái cấu trúc nền kinh tế. Lựa chọn thứ nhất là không tiến hành thay đổi đáng kể gì về các chính sách kinh tế quan trọng liên quan đến khu vực ngân hàng, DNNN, khu vực tư nhân và nông nghiệp.

Chính phủ sẽ có các gói chính sách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và kích cầu. Lựa chọn thứ 2 là đặt trọng tâm của nỗ lực tái cơ cấu kinh tế vào ngân hàng. Lựa chọn thứ 3 là cải cách hệ thống ngân hàng và tạo môi trường thuận lợi cho khu vực tư nhân trong nước, đặc biệt là tái cơ cấu DNNN. “Chọn giải pháp này sẽ chấm dứt các chính sách hiện hành và cả nguy cơ khu vực DNNN kéo phần còn lại của nền kinh tế đi xuống, đồng thời giúp giảm thiểu tham nhũng hoặc hành vi trục lợi” – ông Thành nhận định.
An Sơn
http://danviet.vn/kinh-te/kinh-te-viet-namnghen-mach-tang-truong/20130926101244908p1c25.htm

Ảnh hiếm về mậu dịch thời bao cấp ở Việt Nam

Kéo dài từ năm 1954 đến 1986 ở miền Bắc Việt Nam, nhưng dư âm của thời “bao cấp” vẫn còn kéo dài đến những năm đầu thập niên 1990.
Những hình ảnh về một giai đoạn mà đời sống sinh hoạt, kinh tế, xã hội diễn ra đã cách đây vài chục năm. Lúc đó, hàng hóa được nhà nước phân phối theo chế độ tem phiếu, chưa được mua bán tự do trên thị trường, người dân chưa được phép vận chuyển hàng từ địa phương này sang địa phương khác.
Xếp hàng gửi xe trước khi vào mua hàng.
Cảnh mua bán tại  một quầy hàng mậu dịch Nhà nước.
Các mậu dịch viên chuẩn bị hàng hóa, giá cả trước khi phục vụ người dân.
Mua đồ gia dụng.
Quầy bán vải
Mua đồ gia dụng.
Đài phát thanh là một thứ hàng xa xỉ ngày đó.
Tiền mặt hạn chế sử dụng ở thời kỳ này, thay vào đó là hình thức tem phiếu.
Phiếu mua thịt
Phiếu mua vải. Mức mua giới hạn nhiều nhất là 1 mét, và tối thiểu là 10 cm.
Tem lương thực có thể đổi lấy các loại lương thực như: gạo, sắn, ngô, khoai tây, hạt lúa mỳ... với trọng lượng tương đương ghi trên tem.
Có thể mua các phụ tùng xe đạp bằng tấm phiếu này.
Tem lương thực trị giá mua cho 25 gram lương thực.
Phiếu mua xăng mô tô, xe máy. Phiếu này được mua theo mệnh giá lít ghi trên phiếu.
Phiếu mua chất đốt và tem đường. Với phiếu mua chất đốt thì có thể sử dụng để mua: dầu hỏa, củi, than... Mỗi lần sử dụng, mậu dịch viên sẽ cắt bỏ một ô trên tờ phiếu tương ứng với số lượng mua.
Sổ mua lương thực hay còn gọi là sổ gạo, thời kỳ này viên chức Nhà nước chỉ được mua 13,5kg/1 tháng. Thuật ngữ ‘buồn như mất sổ gạo’ xuất hiện từ đây: Mất sổ gạo còn quan trọng hơn cả việc mất tiền vì có tiền cũng không mua được gạo, dù là gạo đỏ, đầy thóc và sạn!
Quy định của Nhà nước trong việc dùng tem phiếu.
Một bài báo về chỉ dẫn mua hàng tết bằng tem phiếu.
Theo GDVN

Con số mà biết nói năng...

Thứ Năm, 26/09/2013 23:06

Website của Viện Khoa học thống kê (ISS) đăng một bài ngắn, có tựa “Sự dối trá của số liệu”, nhìn nhận khá thẳng thừng về bản chất của ngành thống kê. Xin trích: “Người Mỹ - dân tộc thông minh và tiên tiến - rất mê số liệu thống kê. Cái gì cũng thống kê, từ sinh đẻ, bầu cử, chim chóc, nhất là khoa học...

Nhưng họ cũng nói: Damn lied statistics (Thống kê dối trá đáng nguyền rủa). Tại sao?
Đó là vì thống kê dựa vào thông tin, số liệu để phân tích. Thông tin và số liệu cứ cho là chất lượng đi thì cách thức phân tích của con người mới cho ra kết quả. Ý nghĩa kết quả cũng do con người diễn giải, mà một khi con người muốn bóp méo ý nghĩa thì với trí khôn có thể xử lý các dữ liệu phức tạp, họ dễ cho ra kết luận theo ý họ... Theo cách này, một công cụ tử tế nhất có thể phục vụ đắc lực cho một mục tiêu kém tử tế nhất”.
Người viết còn trích dẫn câu minh họa cho sự bóp méo bản chất thống kê, rất hài hước: “Cái giường là nơi nguy hiểm nhất trên quả đất vì tới hơn 80% số người chết đều ở trên giường” (!)
Dẫn dắt như vậy để làm nền cho câu chuyện về số liệu nhảy múa ở nước ta.
Mới đây, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trước câu hỏi của nhiều đại biểu rằng dư luận phản ánh có đến 30% cán bộ công chức (CBCC) “sáng cắp ô đi, tối cắp về”, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình khẳng định theo báo cáo tổng hợp từ các địa phương, tỉ lệ CBCC không hoàn thành nhiệm vụ chỉ trên dưới 1%.
Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) trước đó đã nhận định “có một bộ phận không nhỏ CBCC thoái hóa, biến chất”... “Một bộ phận không nhỏ” mà lẽ nào chỉ có “trên dưới 1%”?
Chưa cần tranh luận, chỉ nhìn vào hàng loạt vụ tiêu cực nổi cộm gần đây cũng đủ để khẳng định con số trên dưới 1% nói trên là sai sự thật, chẳng hạn vụ 8 lãnh đạo 4 công ty công ích ăn lương “khủng” ở TP HCM vừa bị kỷ luật; vụ nhóm quan chức TP Long Xuyên, tỉnh An Giang vừa lãnh án vì sai phạm trong đất đai, nhóm quan chức Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long bị xét xử vì tham ô, vụ “nhân bản” xét nghiệm ở Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức (Hà Nội), vụ ăn chặn vắc-xin ở TP Hà Nội hay vụ tiêm vắc-xin làm 3 trẻ chết oan ở Quảng Trị... Đó là chưa kể hàng trăm vụ tiêu cực lớn nhỏ khác liên quan đến CBCC, bị người dân tố cáo hoặc đã bị xử lý kỷ luật. Các địa phương có thể vì thành tích mà tô hồng số liệu, còn ngành nội vụ chẳng lẽ không nhìn thấy thực trạng này?
 
Dường như điều đó đã thành “bệnh”.
Năm ngoái, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước lần đầu tiên công bố tỉ lệ nợ xấu toàn ngành là 10% khiến thiên hạ giật mình, vài ngày sau chính ông “chỉnh” còn 8,6%! Tổng cục Thống kê tính tỉ lệ hộ nghèo nước ta năm 2012 là 11,1% trong khi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố chỉ 9,6%. Hầu hết các tỉnh, thành báo cáo GDP của địa phương mình tăng vù vù, toàn trên 10% nhưng cộng gộp cả nước thì chưa tới 6%, thậm chí nhiều địa phương báo cáo GDP rất cao nhưng lại xin giảm, giãn đóng góp ngân sách; có khi xin... cứu đói! Giá như số liệu biết nói thì tình trạng báo cáo láo đã được ngăn chặn nhiều.
Báo cáo không đúng tất nhiên dẫn đến giải pháp sai hoặc gây hệ lụy xấu. Rất đáng sợ khi “lộng giả thành chân” - người ta trở nên thích nghe và tin hơn vào những con số không trung thực. Hậu quả tai hại là tệ nói dối lan tràn; cái sai được dung dưỡng, chấp nhận; còn người dân thì chẳng biết tin vào đâu...
Dương Quang

Bác sĩ trong vòng vây giang hồ, mã tấu

(TNO) Tại phòng cấp cứu của các bệnh viện, bác sĩ, y tá ngoài việc căng thẳng, nỗ lực giành lại sự sống cho người bệnh họ còn phải đối mặt với nhiều mối nguy hiểm trong đó có cách hành xử côn đồ... của những người liên quan đến bệnh nhân.

>> Xách mã tấu xông vào bệnh viện đòi 'xử' một bệnh nhân
>> Xông vào bệnh viện bắn chết người
>> Côn đồ xông vào bệnh viện đâm chém
>> Xông vào bệnh viện chém người
Bác sĩ thấp thỏm cho an nguy của mình
Khoa cấp cứu tại các BV luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho y bác sĩ (ảnh chỉ mang tính minh họa) - Ảnh: Hà Minh
Sự việc hàng chục tên côn đồ cầm mã tấu, vây lấy các bác sĩ đang cấp cứu cho một người nguy kịch vừa xảy ra tại BV Nhân dân Gia Định (TP.HCM) mới đây chỉ là một trường hợp tiêu biểu đe dọa tính mạng người thầy thuốc gây chú ý dư luận trong những ngày qua.
Bất ngờ tấn công bác sĩ
Vụ việc không chỉ làm khoa cấp cứu náo loạn, thể hiện tính chất côn đồ của một nhóm người mà còn gây nhiều hoang mang lo lắng cho nhân viên y tế về sự an nguy của mình. Tuy nhiên, không phải đến bây giờ những nhân viên y tế của các khoa cấp cứu mới đối mặt với vấn đề này.
Bác sĩ T.T.D (từng nhiều năm làm ở khoa Cấp cứu, BV Nhân dân Gia Định) kể, trước đây cũng từng có một nhóm khoảng 10 người kéo vào khoa Cấp cứu đập phá bàn, ghế vì cho rằng bác sĩ chậm cấp cứu cho một người bị tai nạn giao thông trong nhóm.
Khi đó, các bác sĩ đã giải thích phải ưu tiên cho những bệnh nhân nặng trước nhưng nhóm này không chịu nghe.
Khi bảo vệ vào can thiệp thì nhóm này đánh cả bảo vệ. Sau khi đánh người và đập phá đồ đạc của khoa, nhóm người này lao ra xe đã chờ sẵn và biến mất.
Với những tình huống bất ngờ như thế nhân viên y tế thường bị động và không kịp ứng phó.
Bác sĩ D. cũng chia sẻ, làm ở khoa Cấp cứu, y bác sĩ không tránh khỏi những cự cãi của người nhà bệnh nhân vì luôn muốn người thân được chữa trị sớm.
“Có nhiều tình huống nhân viên y tế lại hỏi tình trạng bệnh nhân thì lại bị quát “chữa thì chữa hỏi gì cho lắm!”, bác sĩ D. kể.
Trước đây, Thanh Niên đã từng thông tin vụ việc một người đàn ông bị thương đập phá cổng BV Nhân dân 115. Sau đó, người này được đưa vào khoa Cấp cứu để bác sĩ băng bó vết thương.
Mấy phút sau, khoa nhốn nháo khi bỗng dưng mất điện, đến lúc có điện trở lại thì có quá nhiều ca bệnh được đưa vào cùng nhiều người nhà bệnh nhân. Khi đó, ai cũng muốn làm trước, la lối bác sĩ khiến phòng cấp cứu trở nên căng thẳng.
Bất ngờ, người đàn ông vừa được sơ cứu kia rút thắt lưng xông đến tấn công bác sĩ T.H.T. Khi sự việc xảy ra, bảo vệ phải đến canh chừng người này để đảm bảo an toàn cho bác sĩ khám bệnh.
 

Các bác sĩ, điều dưỡng và bảo vệ của BV Chấn thương chỉnh hình cũng từng chứng kiến một nhóm người tay lăm lăm những con dao bước vào phòng cấp cứu đòi xử một bệnh nhân vì người này quỵt nợ.
“Nhóm người này kéo lên lầu làm nhiều bệnh nhân lúc đó hoảng sợ. Sau đó BV phải thương lượng cho một người đại diện của nhóm này vào nói chuyện với bệnh nhân, khi người bệnh hứa trả nợ sau khi khỏi bệnh thì mới xong chuyện”, một bảo vệ của BV kể lại.

Chia sẻ cùng chúng tôi, bác sĩ T.H.T, BV Nhân dân 115 (TP.HCM), cho biết nhiều lần bị bệnh nhân xông vào đánh bất ngờ nên không kịp ứng phó.
Tuy nhiên, theo bác sĩ này, nhiệm vụ của người thầy thuốc là phải cứu chữa cho bệnh nhân nên trong mọi tình huống luôn phải giữ bình tĩnh.
Bất đắc dĩ thì phải… chạy
Bác sĩ Phạm Trí Dũng, Trưởng khoa Cấp cứu, BV Chợ Rẫy (TP.HCM) cũng bày tỏ, nhiều năm làm ở khoa Cấp cứu, ông chưa khi nào gặp những vụ côn đồ kéo vào đông như ở BV Nhân dân Gia Định vừa qua nhưng cũng thỉnh thoảng phải đối mặt với các vụ... cướp xác.
“Theo quy định khi bệnh nhân vào khoa Cấp cứu mà tử vong thì phải đưa xuống nhà xác. Nhưng khi khoa thông báo với người nhà bệnh nhân đã mất thì người nhà kéo 2, 3 người vào phòng hồi sức để đưa bệnh nhân về nhà, khi bị cản lại ở phòng bảo vệ thì nhóm này gây sự với bảo vệ”, bác sĩ Dũng kể.
Bác sĩ Lê Ngọc Huy, khoa Cấp cứu, BV Chợ Rẫy, chia sẻ có đêm mấy chiếc taxi dừng ngay cổng khoa Cấp cứu rồi một nhóm thanh niên bặm trợn lao trên xe xuống đưa một người trong nhóm vào cấp cứu. Khi bác sĩ đang sơ cứu cho bệnh nhân thì nhóm này tụ tập gần giường bệnh, liên tục chửi thề.
Điều dưỡng H.N.T, BV Chấn thương chỉnh hình cho biết cổng khoa Cấp cứu của BV ở ngay sát mặt đường, lực lượng bảo vệ lại mỏng nên có những lúc y bác sĩ đang làm việc thì nhiều người xông vào tụ tập rất lộn xộn.
“Có nhiều trường hợp gây gỗ với nhau ngoài đường còn kéo vào BV đòi tiếp tục xử nhau làm nhân viên của ca trực rất bất an”, điều dưỡng T. nói.
Theo các bác sĩ thời điểm hay xảy ra gây hấn, cự cãi nhân viên y tế thường vào ban đêm khi BV tiếp nhận nhiều ca cấp cứu “ma men” hay những nhóm thanh niên nhậu nhẹt rồi đánh nhau.
Trong khi lực lượng bảo vệ tại các BV vẫn còn mỏng và chưa thể đến giải nguy được trong những tình huống quá bất ngờ thì nhiều nhân viên y tế phải tự tìm cách ứng phó.
“Tùy từng trường hợp sẽ để y bác sĩ tìm cách giải thích cho bệnh nhân. Với những bệnh nhân đòi được làm trước thì phải lý giải cặn kẽ việc phải ưu tiên cho những bệnh nhân nặng hơn”, bác sĩ Trí Dũng tâm sự.
Còn điều dưỡng H.N.T thì chia sẻ: "Nếu những tình huống quá bất ngờ như bị đánh thì bất đắc dĩ mình cũng phải… bỏ chạy để bảo toàn mạng sống".
Hà Minh

Nhà báo Trần Đăng Tuấn: Tai nạn thảm khốc, gọi 115 không đến

6/09/2013 06:56

(VTC News) - Nhà báo Trần Đăng Tuấn, nguyên Phó Tổng giám đốc VTV cho hay ông chứng kiến tai nạn thảm khốc và gọi cấp cứu 115, nhưng xe cứu thương đã không đến.


Nhân chứng xót xa


Khoảng 21h 15’ ngày 23/9, một vụ tai nạn thảm khốc đã xảy ra trên đường Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Một nhân chứng cho biết, vụ tai nạn xảy ra giữa 1 xe máy, 1 xe Pajero và 1 xe Innova đoạn cạnh khu nhà N05 hướng từ đường Trần Duy Hưng ra Lê Văn Lương.

Nhà báo Trần Đăng Tuấn: Tai nạn thảm khốc, gọi 115 không đến
Chiếc xe gây tai nạn. Ảnh do nhân chứng cung cấp 
Xe máy đang đi phía sau xe Innova trên đường Hoàng Đạo Thúy, khi tới đoạn cạnh khu nhà No5 thì người điều khiển xe máy tìm cách vượt phải Innova.


Khi đánh lái sang phải, xe máy đã va chạm vào đèn sau xe Pajero đang dừng bên phải đường. Chiếc xe này không dừng trong vạch đỗ xe bên đường mà lấn ra phía giữa đường vì tại vị trí cạnh vỉa hè phía phải xe Pajero dừng đã có một số xe con đỗ.

Hậu quả là đèn xi nhan phía sau bên trái xe Pajero bị vỡ còn người điều khiển và cả chiếc xe máy bị ngã ra đường và kéo rê đi 1 đoạn về phía trái xe Pajero.

Đúng lúc đó, chiến Innova từ sau tiến tới và cuốn cả xe máy lẫn người điều khiển vào gầm xe và kéo đi một đoạn.

Chiếc xe Innova không có dấu hiệu phanh lại trước khi va chạm. Nhân chứng này nhận định, có thể người điều khiển bị bất ngờ hoặc bị khuất tầm nhìn nên không thấy rõ khi người điều khiển xe máy bị ngã ra đường. Chiếc xe Pajero sau đó đã rời khỏi hiện trường. Chỉ còn lại chiếc xe Innova và nạn nhân bị cuốn dưới gầm.

Trong vụ tai nạn hôm đó còn có rất nhiều nhân chứng trong đó có nhà báo Trần Đăng Tuấn, nguyên Phó Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam (VTV).

Ông cho biết: Khoảng 9h 15’ tối, mấy anh em tôi đang đi bộ dưới đường thì nghe có tiếng va chạm mạnh rợn người. Lúc đầu, tôi nghĩ là công trường bên cạnh để rơi các tấm tôn xuống đất. Nhưng nhìn sang thì thấy xe Innova kéo lê một xe máy mắc vào  bánh trước ô tô.


Chúng tôi liền chạy sang thấy người nằm lọt trong gầm trước bánh sau xe ô tô. Máu ộc ra miệng.

Nhà báo Trần Đăng Tuấn nói: Chiếc xe ô tô đó lê xe máy đi như vậy, nhưng lái xe không có bất cứ phản xạ tối thiểu nào của người lái xe: "Không một cú phanh nào cả. Lái xe nhiều tuổi, khoảng ngoài 60 tuổi, đeo kính, hoặc là không biết lái xe, hoặc là trong trạng thái không tỉnh táo. Tôi cho rằng, không phải lái xe bị khuất tầm nhìn vì chính lái xe Innova nói là "anh ấy tự ngã trước xe tôi".

Người đi đường hét lên phẫn nộ, xe Innova mới dừng lại. Mọi người ra lệnh cho lái xe lùi lại, lôi người bị nạn từ gầm xe ra. Sau đó, nạn nhân được đưa lên xe taxi đi cấp cứu tại bệnh viện Giao thông vận tải và tử vong.

Theo tìm hiểu của VTC News, nạn nhân là anh V. sinh năm 1984, trú tại Hà Đông. Anh có con trai đầu 3 tuổi, vợ anh đang mang bầu con thứ 2, dự kiến 1,5 tháng nữa sẽ sinh.

Cấp cứu không đến?

Là một nhân chứng tại vụ tai nạn, nhà báo Trần Đăng Tuấn rất lo lắng cho người bị nạn. Ông chia sẻ: “Tôi sợ nạn nhân bị chấn thương não nên nếu bốc lên xe chở đi có thể có hại cho nạn nhân, nên tôi  quyết định gọi cấp cứu.

Nhà báo Trần Đăng Tuấn: Tai nạn thảm khốc, gọi 115 không đến
Xe cấp cứu tại Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội. (Ảnh: Nguyễn Tâm) 
Tôi gọi đến số điện thoại 115, cô trực ban hỏi nơi xảy ra tai nạn. Tôi nói đường Hoàng Đạo Thúy, trước nhà cao 34 tầng. Cô ấy nói rằng phải nói số nhà, chứ đường Hoàng Đạo Thúy dài lắm.

Tôi bảo đường đó không dài, đến đầu đường từ hai phía đều sẽ thấy chỗ tai nạn. Đường này cũng không có số nhà, nếu tính số nhà từ đầu này đến đầu kia chưa đầy chục nhà... Cô ấy hỏi số máy, tôi đọc số máy của mình. Sau tôi hiểu họ hỏi số máy vì có thể có kiểu gọi báo hoang tin.
 
Sau đó, tôi gọi cho công an, công an đến, xét nghiệm hiện trường. Cho đến lúc tôi về thì hàng giờ đồng hồ đã trôi qua và không có một bóng dáng xe cấp cứu nào đến, cũng không có số điện thoại nào từ 115 gọi lại cho tôi.

 

Nhà báo Trần Đăng Tuấn: Tai nạn thảm khốc, gọi 115 không đếnChúng ta phải làm rõ lần này để sao cho ít cái chuyện như thế này xảy ra, nó tàn phá lòng tin lắm. Cần làm rõ để cứu nhiều người khác. Nhà báo Trần Đăng Tuấn: Tai nạn thảm khốc, gọi 115 không đến

Nhà báo Trần Đăng Tuấn
 
Rồi tôi mới được biết người trực ban của 115 nói: “Chúng tôi có điều xe lúc 21h37’. Tuy nhiên lúc sau có một số điện thoại gọi lại không cần xe nữa, đã tự lo được xe nên chúng tôi không đến nơi”.


"Anh bạn cùng ở đó với tôi nói rằng đừng có mà mong xe cấp cứu đến trong những trường hợp thế này. Tôi không nghĩ lại luôn như thế- lẽ nào lại như vậy? Nhưng sự việc hôm nay là như thế. Có nhiều cái không thể chấp nhận nổi trong cuộc sống của chúng ta." - Nhà báo Trần Đăng Tuấn phẫn nộ.

"Chúng ta phải làm rõ lần này để sao cho ít cái chuyện như thế này xảy ra, nó tàn phá lòng tin lắm. Cần làm rõ để cứu nhiều người khác”.

Ngay sau khi nhận được phản ánh và mong muốn làm rõ sự việc, phóng viên VTC News đã liên lạc với bác sỹ Trần Văn Nam, Giám đốc Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội.

Ngay sau đó, ông Nam đã cho nhân viên kiểm tra thông tin. Sau vài giờ, ông Nam xác nhận có 4 số điện thoại gọi đến 115 yêu cầu cấp cứu cho nạn nhân trên vào hơn 21h ngày 23/9. Những số điện thoại này đã được lưu trong sổ.

Khi có thông tin yêu cầu, điều hành viên tên Liên  đã điều xe cấp cứu từ trạm cấp cứu 115 ở Hà Đông đến.

Khi xe đang đi từ Hà Đông, ra đến đường Nguyễn Trãi thì nhận được thông tin từ nhân viên điều hành quay về vì thông tin từ hiện trường cho biết nạn nhân đã được mang đi cấp cứu bằng taxi.

Khi hỏi về việc người nào cung cấp thông tin nạn nhân đã được đưa đi, ông Nam cho biết: Nhân viên Nguyễn Hồng Liên gọi lại 1trong 4 số gọi đến để hỏi thông tin.

Ông Nam cho biết thêm, người đi đường báo nạn nhân đã được đưa đi viện là chị Trang, ở Trung Hòa Nhân Chính. Chúng tôi đã cho người xuống gặp chị Trang để chị ấy ký xác nhận về chuyện này.
 Nguyễn Tâm

Thursday, September 26, 2013

Cà phê trá hình vùng ven

Cập nhật ngày: 25/09/2013 21:14:11
Dọc Quốc lộ 91 và Tỉnh lộ 941 (địa phận huyện Châu Thành) xuất hiện nhiều quán nhậu, giải khát, karaoke, cà phê “ôm”… và nhân viên sẵn sàng “bay” với khách khi có yêu cầu. Hầu hết các quán cà phê dạng này đều được trang trí đơn sơ, có quán chỉ để tượng trưng vài bộ bàn ghế, dăm ba cái võng... Chỉ cần một cái nhìn tò mò, ngay lập tức khách đi đường sẽ được các nữ tiếp viên vẫy tay mời gọi...
Vừa ghé vào quán nhậu - cà phê M.D, ven Tỉnh lộ 941, thuộc xã Bình Hòa (Châu Thành) để nghỉ chân thì một phụ nữ ngoài 30 tuổi, son phấn lòe loẹt, ăn mặt ngắn hết cỡ và nồng nặc mùi nước hoa đã đến mời chào: “Anh cho em chai nước ngồi với anh nhe”. Nhận ra đây là quán cà phê trá hình nên tôi gật đầu.
Khi tôi đồng ý, cô ta lấy thêm chai nước ngọt và ngồi cạnh tôi. Cô tự xưng tên H., quê Kiên Giang, mới đi làm tiếp viên bia cho quán nhậu được hơn 3 tháng. Thấy khách lạ vào, cô ta có vẻ nghi ngờ, nhưng sau một hồi lân la tán chuyện, cô trở nên cởi mở hơn. Trong lúc trò chuyện, trời chuyển mưa, tôi gợi mở: “Đi xa mà trời lại mưa buồn ngủ quá”. Bắt được tín hiệu, cô ta liền nói theo: “Vậy đi nhà trọ tắm rửa, nghỉ ngơi đi anh”. Tôi hỏi vặn lại “Là sao? Buồn ngủ mà đi nhà trọ làm gì? Không lẽ anh đi một mình”. Cô ta ẻo lả đáp lại: “Anh này, đi hai mình chứ bộ. Nhà trọ gần đây nè. Chỉ 2 xị (200.000 đồng), anh lo tiền phòng. Đi nhe anh”. Lấy cớ đi đường xa mệt, cần nghỉ ngơi nên tôi từ chối. Cô ta cho biết, làm không được hưởng lương chỉ nhận tiền bo của các “thượng đế”. Thường thì mỗi ngày quán đón khoảng 4-5 tour khách đến nhậu. Nếu khách đồng ý “mây mưa” thì tiếp viên được hưởng trọn tiền, chủ quán chỉ thu các khoản phí khách ăn uống.
 
 Lối vào những căn phòng “sung sướng”.
Rời quán M.D, tôi mặc áo mưa chạy về hướng thị trấn An Châu. Vừa tấp vào quán N.T, gần Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh, một cô gái U.30 đang nằm võng bật ngồi dậy hỏi tới tấp: “Anh chạy xe vào trong. Anh uống nước ngọt nhe. Đậu xe đó đi, anh đi theo em”. Tôi chưa kịp trả lời câu nào, cô ta đã đẩy tôi ra phía sau. Cô gái chỉ tôi vào căn phòng nhỏ chừng vài m2, vách là những tấm ván ép cũ kỹ. Giữa phòng này và phòng kia chỉ ngăn cách bằng tấm cao su…
Vén tấm màn cửa bước vào, tôi như muốn nôn bởi mùi tanh hôi khó chịu trong phòng bốc lên. Bên trong “lâu đài tình ái” này được bố trí 1 cái bàn, 2 cái ghế và chiếc võng được treo sẵn. Thấy tôi đã vào phòng, cô gái đặt chai nước ngọt cùng với ly đá xuống bàn và xin được tính tiền: “Anh cho em xin 70 ngàn”. Tôi tỏ vẻ bất ngờ: “Uống ly cà phê mà tới 70.000 đồng vậy”. Cô ta liền đáp: “Ở đây ai cũng vậy à anh ơi”. Tôi móc bóp định lấy tiền trả thì cô ta nói “Anh cho em thêm 10 ngàn nữa đi, em kêu đứa dễ thương cho anh…”. Trong lúc đợi “chân dài” đến, tôi vờ đi vệ sinh và chụp vội mấy tấm hình, rồi quay vào phòng đợi.
Hơn 10 phút sau, một cô gái ăn mặc hở hang vén màn cửa nhìn tôi cười tươi, hỏi: “Anh! Cho em gái vào chơi nhe ?”. Tôi gật đầu đồng ý. Bước vào, cô ta đề nghị được ngồi cùng trên võng. Tôi chưa kịp nói gì, cô ta đã giới thiệu bảng giá các “dịch vụ”: Nếu khách đi “hành sự” thì 250.000 đồng, khách trả tiền phòng; còn “thư giãn” thì 1 xị (100.000 đồng). Tôi tỏ vẻ lo lắng khi thấy phòng không kín đáo thì được “em” trấn an: “Không ai rình, cũng không ai bắt đâu mà sợ”.
Để đổi “em” khác, tôi phải trả thêm cho chủ quán 70.000 đồng. Khoảng 5 phút sau, cô gái tự xưng tên Trân (23 tuổi) được chủ quán rước lại tiếp tôi. Giống như cô gái đầu, vừa gặp tôi là cô ta rủ tôi đi “nhà trọ”. Theo lời Trân, ngoài tiếp khách ở quán, cô còn “chạy sô” tiếp các quán nhậu lân cận. Cô cho biết thêm, nếu như khách chỉ uống cà phê thì em được 30.000 đồng, còn nếu đi “tàu nhanh” thì chỉ nhận được tiền của khách, chứ không được chia tiền cà phê.
Có thể nói, hoạt động mại dâm kiểu này đang núp bóng dưới nhiều hình thức khác nhau và vẫn còn diễn biến phức tạp, nhất là những vùng ven thành phố, đô thị. Nếu các cơ quan chức năng không có các biện pháp can thiệp kịp thời, sẽ gây dư luận xấu trong nhân dân.
 Những quán cà phê trá hình lúc nào cũng sở hữu một đội ngũ tiếp viên khá hùng hậu. Tuy nhiên, chủ quán không thuê làm tại quán mà khi khách có nhu cầu sẽ gọi đến. Đa số các tiếp viên ở đây có tuổi đời ngoài 30 hay những cô gái mới lớn vùng nông thôn muốn có tiền đua đòi. Giá cả ở những quán này cũng chẳng hề rẻ so với nơi thành thị, mỗi ly cà phê và 20 phút nữ tiếp viên ngồi với khách 60.000 - 70.000 đồng. Tuy nhiên, những “thượng đế” chỉ được các tiếp viên tận tình phục vụ ở các công đoạn a, b, c... Nếu muốn tới “z” thì phải đến nhà trọ
 Bài, ảnh: L.K