Nổi tiếng với tài thao lược, góp công lớn trong sự phát triển của doanh nghiệp và đang làm tốt nhiệm vụ nhưng bỗng một ngày, "CEO" xin rời khỏi “ghế nóng".
Hai vị tổng giám đốc "máu mặt" của FPT
Cái tên Nguyễn Thành Nam và Trương Đình
Anh đã không còn xa lạ với nhiều người bởi đây là hai nhân vật quan
trọng, góp phần lớn vào sự thành công, phát triển của FPT. Bởi vậy, khi 2
vị Tổng giám đốc lần lượt đệ đơn từ chức khi vẫn đang làm rất tốt nhiệm
vụ khiến dư luận không khỏi tò mò.
Đầu năm 2011, ông Nguyễn Thành Nam -
Tổng Giám đốc FPT đã xin từ chức, nguyện vọng của ông ngay sau đó được
lãnh đạo Tập đoàn FPT chấp thuận. Bàn dân thiên hạ xôn xao vì không hiểu
ông Nam từ chức do đâu bởi phẩm chất đạo đức, năng lực của ông Nam đều
tốt và trong suốt quá trình nắm quyền tại FPT cũng không có mâu thuẫn
nội bộ xảy ra.
Khi lên nắm quyền, ông Trương Đình Anh
hùng hồn tuyên bố: "không bao giờ từ chức trong vòng 10 năm trừ phi bị
bãi nhiệm". Tuy nhiên chưa đầy 2 năm sau, vẫn đang điều hành thành công
FPT, ông Anh cũng bất ngờ xin từ chức sau một kỳ nghỉ phép ồn ào. Lý do
đưa ra là vì những khác biệt trong hoạch định chiến lược và phương thức
điều hành giữa ông và HĐQT.
Nhưng vị tướng mới lên nắm quyền FPT
ngay sau đó đã xoa dịu dư luận bởi nói về tài thì Trương Đình Anh được
liệt vào hàng "xuất chúng". Nguyên nhân ông Nam rời ghế cũng được hé lộ
là do chủ trương của FPT trẻ hóa hơn nữa nhân sự, nhất là đội ngũ những
cán bộ lãnh đạo cấp cao còn lãnh đạo cao cấp nhất của tập đoàn không có
sự thay đổi.
Việc từ nhiệm của ông Trương Đình Anh
khiến nhiều người tiếc nuối. "HĐQT FPT đánh giá ông Trương Đình Anh là
một lãnh đạo giỏi, có nhiều cống hiến cho tập đoàn và việc ông xin từ
nhiệm là đáng tiếc", đại diện của FPT cho hay.
Ông Trương Đình Anh sinh năm 1970, tốt
nghiệp trường đại học Kinh tế Quốc dân năm 1992, gia nhập FPT năm 1993
và đã đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng, có nhiều đóng góp cho FPT. Công
ty FPT Telecom do ông trực tiếp xây dựng, vận hành là một trong bốn nhà
cung cấp đường truyền internet đầu tiên tại Việt Nam, hiện chiếm 35%
thị phần với gần 500.000 thuê bao. Ông Trương Đình Anh cũng là người
sáng lập ra mạng internet đầu tiên của Việt Nam.
Tổng giám đốc Techcombank Nguyễn Đức Vinh
Trong giới ngân hàng, không ai không
biết đến vị tướng tài ba của Techcombank - Nguyễn Đức Vinh. Ông Vinh
thành danh từ khi đảm nhiệm vai trò là Phó tổng giám đốc Ngân hàng
Techcombank từ năm 1996 và được bổ nhiệm là Tổng giám đốc vào năm 2000
cho tới năm 2011.
Trong thời gian gắn bó 12 năm , ông Vinh
đã đưa Techcombank đạt được nhiều thành công lớn. Đánh giá về vai trò
quan trọng của ông Vinh tại ngân hàng này, ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch
HĐQT Techcombank cho biết: "Trong hai năm đầu của chương trình chuyển
đổi tại Techcombank, Tổng giám đốc Nguyễn Đức Vinh đã tiếp sức cho toàn
bộ đội ngũ cán bộ nhân viên để điều chỉnh theo cách thức làm việc mới.
Sự thành công lớn lao của ông có thể được đánh giá bằng sự phát triển
mạnh mẽ của Techcombank ngày hôm nay".
CEO Nguyễn Đức Vinh |
Tưởng như ông Vinh sẽ tiếp tục chèo lái
con thuyền Techcombank đang trên đà thành công nhưng cuối tháng 12/2011,
ông Vinh xin rút khỏi vị trí Tổng Giám đốc lui về đảm nhận vai trò Phó
chủ tịch HĐQT. Tiếp đó, đến tháng 7/2012, ông Vinh xin rút lui hoàn toàn
khỏi Techcombank.
Việc xin từ nhiệm của ông Vinh khiến
nhiều cổ đông bất ngờ và không khỏi đặt dấu hỏi thắc mắc. Tại đại hội
đồng cổ đông thường niên 2012 của Techcombank, lý do từ nhiệm của ông
Vinh được nêu ra khá đơn giản là cần có thêm nhiều thời gian hơn cho
công việc gia đình và cá nhân.
Theo một nguồn tin riêng, ông Vinh được
đánh giá là người có nhiều năng lực, và từ lâu ông đã nhận được không ít
lời mời từ một số ngân hàng khác, trong đó có cả những ngân hàng nước
ngoài. Chỉ vài ngày sau đó, tướng cũ của Techcombank sang đầu quân cho
VPBank.
Phó Tổng giám đốc VTV Trần Đăng Tuấn
Sự kiện ông Trần Đăng Tuấn xin thôi giữ
chức Phó Tổng giám đốc VTV năm 2010 cũng khiến dư luận nổi sóng bởi ông
Tuấn được xem là một trong những "khai quốc công thần" của VTV.
Ông Tuấn sinh năm 1957, là tiến sĩ ngành
truyền hình được đào tạo từ ĐH Tổng hợp Lomonosov (Liên Xô cũ). Ông đã
có hơn 20 năm công tác tại Đài Truyền hình VN và có đóng góp quan trọng
trong việc xây dựng chiến lược phát triển Đài Truyền hình VN giai đoạn
1996-2010. Ông cũng chính là người nêu ý tưởng và thực hiện việc mở
nhiều kênh sóng truyền hình từ điểm xuất phát VTV chỉ có một kênh.
Ngày 30/8/2010 ông Tuấn, đã gửi đơn lên
Thủ tướng xin chuyển công tác khỏi đài. Trước đó, tại đại hội Đảng bộ
Đài Truyền hình VN (24-25/8), ông Tuấn đã không tham gia cấp ủy khóa
mới.
CEO Air Mekong xin từ chức về với vợ con
Gần đây nhất, ông Lương Hoài Nam, một vị
CEO có tiếng cũng đệ đơn xin rời khỏi vị trí Giám đốc điều hành của Air
Mekong sau 4 tháng đảm nhiệm chức vụ.
Đại diện hãng hàng không tư nhân Air
Mekong cho biết ông Lương Hoài Nam, Giám đốc điều hành của hãng đã nghỉ
việc từ hôm 1/11 vừa rồi. "Ông Nam xin nghỉ vì lý do cá nhân", đại diện
hãng nói.
Tuy nhiên, chia sẻ trên trang cá nhân,
ông Nam cho hay, lý do từ nhiệm của mình là muốn được sum họp cùng gia
đình. "Nhà mình sống ở TP.HCM, làm việc lại ở Hà Nội, cả tuần vợ một
mình một nơi, chồng một mình một nơi, những cái được không bù đắp được
những cái mất, nên mình xin nghỉ. Không có bất kỳ lý do nào khác ngoài
lý do này", ông viết trên facebook.
Sinh năm 1963, ông Lương Hoài Nam là
nhân vật được nhiều người biết tới trong làng hàng không Việt. Ông từng
có 11 năm làm Trưởng ban Kế hoạch - Thị trường tại hãng hàng không quốc
gia Việt Nam (Vietnam Airlines), trước khi chuyển về làm Tổng Giám đốc
Jetsar Pacific vào năm 2004.
No comments:
Post a Comment