16/10/2013 03:00
Thiếu tướng Phan Anh Minh, Phó giám đốc Công an TP.HCM, đã phát biểu như vậy trong buổi làm việc của Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với Công an TP.HCM về phòng chống tội phạm ở trên địa bàn TP vào chiều 15.10.
Vũ khí “nóng”, hung khí thu giữ được của các băng nhóm tại TP.HCM - Ảnh: Đàm Huy |
Thiếu tướng Nguyễn Phi Hùng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm (Bộ Công an), cũng lo ngại khi trên địa bàn TP.HCM tội phạm bạo lực gia tăng, đặc biệt là tội phạm có tổ chức, hoạt động theo kiểu xã hội đen, từng xảy ra các băng nhóm lớn thanh toán nhau để tranh giành địa bàn... Theo thượng tướng Lê Quý Vương - Thứ trưởng Bộ Công an, “vừa rồi Bộ cũng đã tập trung triệt phá, rất nhiều băng nhóm, hoạt động theo tính chất xã hội đen”.
“Đánh đấm làm sao để ngăn chặn được tội phạm”
Ghi nhận những nỗ lực của Công an TP.HCM về công tác phòng chống tội phạm thời gian qua, nhưng Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng “nếu nhìn vào số liệu về tình hình tội phạm thì chưa vui lắm”. “Mà tôi cũng nói với các đồng chí rằng, Quốc hội sắp họp tới đây rất quan tâm đến việc chúng ta chống tội phạm như thế nào, chúng ta “đánh đấm” làm sao để ngăn chặn được tội phạm, làm sao ngăn chặn được nạn cướp giật xảy ra ở TP này.Người ta quan tâm đến cái cụ thể như thế chứ.Kinh tế - xã hội quan trọng nhưng đời sống tinh thần, vật chất và tính mạng của người dân cũng quan trọng lắm các đồng chí à. Chúng ta phải làm, phải chiến đấu thôi”, Phó thủ tướng nói, đồng thời chỉ đạo nơi nào tội phạm lộng hành thì nơi đó phải “tính sổ” người đứng đầu. Phó thủ tướng lưu ý lực lượng công an không được bảo kê, dung túng cho tội phạm; phải quyết liệt, đồng bộ để TP.HCM không phải là “túi đựng các loại tội phạm”.
Thượng tướng Lê Quý Vương cũng kiên quyết chỉ đạo: “Tới đây phải tập trung rà soát lại toàn bộ các hoạt động có tính chất tổ chức, có băng, có ổ nhóm”.
Nạn mua bán người có chiều hướng gia tăng Ngày 15.10, Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm (Bộ Công an) phối hợp UBND tỉnh Tây Ninh tổ chức hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người các địa phương trọng điểm phía nam”. Theo Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm, 10 tỉnh thành trọng điểm phía nam có nạn mua bán người gồm: Tây Ninh, TP.HCM, Hậu Giang, Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Bình Dương, Tiền Giang và Bình Phước. Tính riêng trong năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, đã phát hiện 48 vụ, bắt 184 nghi can, giải cứu 263 nạn nhân. Trong đó, tỉnh Tây Ninh phát hiện đến 52 vụ, kế đến là TP.HCM 45 vụ, Đồng Tháp 32 vụ, Kiên Giang 26 vụ... Đối tượng xâm hại của nạn mua bán người chủ yếu là phụ nữ (từ 16 - 25 tuổi) ở nông thôn, vùng sâu vùng xa biên giới, có học vấn thấp, nghèo và cận nghèo. Nạn mua bán người còn hình thành các đường dây tổ chức mua bán bào thai, trẻ sơ sinh tại các bệnh viện ở TP.HCM với giá 30 - 50 triệu đồng/trẻ...
Giang Phương - Công Nguyên
|
Đàm Huy - Đình Phú
No comments:
Post a Comment