Những nhà báo Trung Quốc tường trình về cuộc họp báo của  Hội nghị Chính trị Tư vấn Nhân dân (CPPCC=Chinese People’s Political Consultative Conference) tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh ngày 02 tháng Ba 2013. Theo nhà phân tích Trung Quốc Hà Thanh Liên, Đảng Cộng sản Trung Quốc phải đảm bảo rằng những tin tức ở Trung Quốc luôn luôn báo cáo từ quan điểm của ĐCSTQ. (Mark Ralston / AFP / Getty Images)

Chuyên gia Trung Quốc sống ở Mỹ, Hà Thanh Liên luôn hứng thú, nhưng chỉ đặc biệt với chủ đề về truyền thông Trung Quốc. Hà Thanh Liên đã làm ký giả ở Trung Quốc và đã viết sách về sự kiểm soát truyền thông ở Trung Quốc (xuất bản năm 2008 bằng tiếng Anh tựa đề “Màn sương của Kiểm duyệt”), cũng như hàng loạt bài báo về chủ đề truyền thông tại Trung Quốc. Dưới đây là một vài bí quyết vàng trích từ những bài viết của bà Hà.
Hai luận điểm quan trọng từ bà Hà sẽ giúp những ai muốn biết cách đọc các phương tiện truyền thông của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Trước hết, bất cứ điều gì được cho là “tin xấu” như là thảm họa, những câu chuyện về an ninh công cộng hoặc an toàn công cộng, hay tham nhũng, thực tế thường là tồi tệ hơn nhiều so với những gì được báo cáo. Nguyên tắc của ĐCSTQ là chỉ thông báo thông tin sao cho người khác thấy họ tốt.
Chẳng hạn như, cứ khi nào có thảm hoạ hoặc việc trọng đại, ĐCSTQ kiểm soát chặt chẽ tình huống thực tế bằng cách nói giảm bớt số lượng người chết, và giảm tối đa báo cáo thiệt hại, để minh chứng rằng ĐCSTQ sốt sắng trong việc bảo vệ người dân.
Thứ hai, tin tức luôn đưa ra quan điểm từ ĐCSTQ. Ví dụ, khi đưa tin về một lượng lớn các công nhân đình công, sự việc được báo cáo cứ như thể là ĐCSTQ đang quan tâm đến nạn thất nghiệp nghiêm trọng.
Hay là khi một lãnh đạo tại địa phương phát biểu về vấn đề của nông dân, câu chuyện không tập trung vào người lãnh đạo. Thay vào đó, câu chuyện sẽ thành vấn đề của nông dân trở nên quá nghiêm trọng đến nỗi người lãnh đạo bắt buộc phải chú ý đến.
Kể cả khi một vụ tham nhũng của một quan chức cấp cao bị phanh phui, câu chuyện sẽ xoay quanh việc ĐCSTQ thành công trong việc trừng trị tham nhũng, hơn là nguyên nhân căn bản của vấn đề.
Theo như bà Hà Thanh Liên, sự kiểm soát phương tiện truyền thông của ĐCSTQ được “hệ thống hoá” thông qua những luật lệ, nội quy và những văn bản chính phủ.
Trong việc kiểm duyệt phương tiện truyền thông, sức mạnh của Bộ Tuyên truyền Trung ương ĐCSTQ vượt trội Báo chí Nhà nước và Cục Quản lý Xuất bản, bà Hà nói.
ĐCSTQ giải quyết các vấn đề chính trị cứ như thể chúng không phải là những vấn đề chính trị. Không có văn bản nào được thông qua, thay vào đó, thông tin liên lạc được thực hiện qua điện thoại hoặc là họp nội bộ. Nội dung của những cuộc họp này không bao giờ được ghi lại, thâu âm lại hay là công bố ra ngoài.
Khi truyền thông đưa tin, bà Hà nói, truyền thông quốc gia sẽ không giữ im lặng về một số vấn đề giống như trước đây. Thay vào đó, họ sẽ tung hoả mù công chúng bằng cách tung ra “một số điều xảo trá xen lẫn với một phần sự thật.” Kiểu tuyên truyền trộn lẫn với một phần sự thật này quả là thú vị hơn hoàn toàn lừa đảo.
“Trung Quốc” được xây dựng bởi phương tiện truyền thông tay sai của ĐCSTQ hoàn toàn khác với Trung Quốc trong mắt những người dân nông thôn hoặc ở các thành phố nhỏ, bà Hà nói. Hình ảnh “Trung Quốc” đối với cộng đồng quốc tế đã được định hình một cách có ý đồ bởi phương tiện truyền thông được vận hành bởi chế độ cộng sản.
Các cơ quan tình báo của Cục An ninh Công cộng ĐCSTQ giám sát Internet và làm theo những chỉ thị từ một số bộ an ninh quốc gia để bắt giữ những ai bị cho là gây nguy hại đối với an ninh quốc gia do phát tán những tin đồn có hại.
Với sự phổ biến của Internet, ĐCSTQ đã phát triển những tường lửa (firewall) lớn nhất thế giới, chẳng hạn như “Dự án Áo giáp Vàng” cực kỳ tốn kém, nhằm giám sát hành vi của công chúng.
Bởi vì ĐCSTQ sử dụng tuyên truyền để tăng cường kiểm soát tư tưởng của dân chúng, người dân Trung Quốc đã hình thành những quan niệm hoàn toàn khác với các giá trị phổ thông, như là nhân quyền, tự do, và dân chủ, bà Hà nói.
Chẳng hạn như, nhiều sinh viên du học từ Trung Quốc, đặc biệt là những em sinh sau 1989, có thái độ nghi ngờ đối với quan điểm phương Tây về những sự kiện lịch sử tại Trung Quốc, như là chiến tranh Hàn Quốc, quan hệ Mỹ-Trung, và lịch sử của ĐCSTQ.
Chú thích:
Bản dịch tiếng Anh bởi Rebecca Chen và Amy Lien.