Pages

Friday, September 27, 2013

Bác sĩ trong vòng vây giang hồ, mã tấu

(TNO) Tại phòng cấp cứu của các bệnh viện, bác sĩ, y tá ngoài việc căng thẳng, nỗ lực giành lại sự sống cho người bệnh họ còn phải đối mặt với nhiều mối nguy hiểm trong đó có cách hành xử côn đồ... của những người liên quan đến bệnh nhân.

>> Xách mã tấu xông vào bệnh viện đòi 'xử' một bệnh nhân
>> Xông vào bệnh viện bắn chết người
>> Côn đồ xông vào bệnh viện đâm chém
>> Xông vào bệnh viện chém người
Bác sĩ thấp thỏm cho an nguy của mình
Khoa cấp cứu tại các BV luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho y bác sĩ (ảnh chỉ mang tính minh họa) - Ảnh: Hà Minh
Sự việc hàng chục tên côn đồ cầm mã tấu, vây lấy các bác sĩ đang cấp cứu cho một người nguy kịch vừa xảy ra tại BV Nhân dân Gia Định (TP.HCM) mới đây chỉ là một trường hợp tiêu biểu đe dọa tính mạng người thầy thuốc gây chú ý dư luận trong những ngày qua.
Bất ngờ tấn công bác sĩ
Vụ việc không chỉ làm khoa cấp cứu náo loạn, thể hiện tính chất côn đồ của một nhóm người mà còn gây nhiều hoang mang lo lắng cho nhân viên y tế về sự an nguy của mình. Tuy nhiên, không phải đến bây giờ những nhân viên y tế của các khoa cấp cứu mới đối mặt với vấn đề này.
Bác sĩ T.T.D (từng nhiều năm làm ở khoa Cấp cứu, BV Nhân dân Gia Định) kể, trước đây cũng từng có một nhóm khoảng 10 người kéo vào khoa Cấp cứu đập phá bàn, ghế vì cho rằng bác sĩ chậm cấp cứu cho một người bị tai nạn giao thông trong nhóm.
Khi đó, các bác sĩ đã giải thích phải ưu tiên cho những bệnh nhân nặng trước nhưng nhóm này không chịu nghe.
Khi bảo vệ vào can thiệp thì nhóm này đánh cả bảo vệ. Sau khi đánh người và đập phá đồ đạc của khoa, nhóm người này lao ra xe đã chờ sẵn và biến mất.
Với những tình huống bất ngờ như thế nhân viên y tế thường bị động và không kịp ứng phó.
Bác sĩ D. cũng chia sẻ, làm ở khoa Cấp cứu, y bác sĩ không tránh khỏi những cự cãi của người nhà bệnh nhân vì luôn muốn người thân được chữa trị sớm.
“Có nhiều tình huống nhân viên y tế lại hỏi tình trạng bệnh nhân thì lại bị quát “chữa thì chữa hỏi gì cho lắm!”, bác sĩ D. kể.
Trước đây, Thanh Niên đã từng thông tin vụ việc một người đàn ông bị thương đập phá cổng BV Nhân dân 115. Sau đó, người này được đưa vào khoa Cấp cứu để bác sĩ băng bó vết thương.
Mấy phút sau, khoa nhốn nháo khi bỗng dưng mất điện, đến lúc có điện trở lại thì có quá nhiều ca bệnh được đưa vào cùng nhiều người nhà bệnh nhân. Khi đó, ai cũng muốn làm trước, la lối bác sĩ khiến phòng cấp cứu trở nên căng thẳng.
Bất ngờ, người đàn ông vừa được sơ cứu kia rút thắt lưng xông đến tấn công bác sĩ T.H.T. Khi sự việc xảy ra, bảo vệ phải đến canh chừng người này để đảm bảo an toàn cho bác sĩ khám bệnh.
 

Các bác sĩ, điều dưỡng và bảo vệ của BV Chấn thương chỉnh hình cũng từng chứng kiến một nhóm người tay lăm lăm những con dao bước vào phòng cấp cứu đòi xử một bệnh nhân vì người này quỵt nợ.
“Nhóm người này kéo lên lầu làm nhiều bệnh nhân lúc đó hoảng sợ. Sau đó BV phải thương lượng cho một người đại diện của nhóm này vào nói chuyện với bệnh nhân, khi người bệnh hứa trả nợ sau khi khỏi bệnh thì mới xong chuyện”, một bảo vệ của BV kể lại.

Chia sẻ cùng chúng tôi, bác sĩ T.H.T, BV Nhân dân 115 (TP.HCM), cho biết nhiều lần bị bệnh nhân xông vào đánh bất ngờ nên không kịp ứng phó.
Tuy nhiên, theo bác sĩ này, nhiệm vụ của người thầy thuốc là phải cứu chữa cho bệnh nhân nên trong mọi tình huống luôn phải giữ bình tĩnh.
Bất đắc dĩ thì phải… chạy
Bác sĩ Phạm Trí Dũng, Trưởng khoa Cấp cứu, BV Chợ Rẫy (TP.HCM) cũng bày tỏ, nhiều năm làm ở khoa Cấp cứu, ông chưa khi nào gặp những vụ côn đồ kéo vào đông như ở BV Nhân dân Gia Định vừa qua nhưng cũng thỉnh thoảng phải đối mặt với các vụ... cướp xác.
“Theo quy định khi bệnh nhân vào khoa Cấp cứu mà tử vong thì phải đưa xuống nhà xác. Nhưng khi khoa thông báo với người nhà bệnh nhân đã mất thì người nhà kéo 2, 3 người vào phòng hồi sức để đưa bệnh nhân về nhà, khi bị cản lại ở phòng bảo vệ thì nhóm này gây sự với bảo vệ”, bác sĩ Dũng kể.
Bác sĩ Lê Ngọc Huy, khoa Cấp cứu, BV Chợ Rẫy, chia sẻ có đêm mấy chiếc taxi dừng ngay cổng khoa Cấp cứu rồi một nhóm thanh niên bặm trợn lao trên xe xuống đưa một người trong nhóm vào cấp cứu. Khi bác sĩ đang sơ cứu cho bệnh nhân thì nhóm này tụ tập gần giường bệnh, liên tục chửi thề.
Điều dưỡng H.N.T, BV Chấn thương chỉnh hình cho biết cổng khoa Cấp cứu của BV ở ngay sát mặt đường, lực lượng bảo vệ lại mỏng nên có những lúc y bác sĩ đang làm việc thì nhiều người xông vào tụ tập rất lộn xộn.
“Có nhiều trường hợp gây gỗ với nhau ngoài đường còn kéo vào BV đòi tiếp tục xử nhau làm nhân viên của ca trực rất bất an”, điều dưỡng T. nói.
Theo các bác sĩ thời điểm hay xảy ra gây hấn, cự cãi nhân viên y tế thường vào ban đêm khi BV tiếp nhận nhiều ca cấp cứu “ma men” hay những nhóm thanh niên nhậu nhẹt rồi đánh nhau.
Trong khi lực lượng bảo vệ tại các BV vẫn còn mỏng và chưa thể đến giải nguy được trong những tình huống quá bất ngờ thì nhiều nhân viên y tế phải tự tìm cách ứng phó.
“Tùy từng trường hợp sẽ để y bác sĩ tìm cách giải thích cho bệnh nhân. Với những bệnh nhân đòi được làm trước thì phải lý giải cặn kẽ việc phải ưu tiên cho những bệnh nhân nặng hơn”, bác sĩ Trí Dũng tâm sự.
Còn điều dưỡng H.N.T thì chia sẻ: "Nếu những tình huống quá bất ngờ như bị đánh thì bất đắc dĩ mình cũng phải… bỏ chạy để bảo toàn mạng sống".
Hà Minh

No comments:

Post a Comment