Sunday, September 22, 2013
Bà
Trần Thị Hài cho biết sẽ nghỉ ngơi và ổn định gia đình và ngày và tuyên bố sẽ
đi tiếp con đường chính nghĩa của mình. Bà cho rằng mình lớn tuổi nhưng dấn
thân để khích lệ giới trẻ và bà tin rằng thế hệ trẻ ở Việt Nam sẽ có nhiều
hình thức đấu tranh mới và độc đáo hơn thế hệ của bà. Bà cũng nhắc đến một số
dân oan khắp 63 tỉnh thành mà bà từng gặp trên con đường đi tìm công lý...
Bà
Trần Thị Hài, dân oan tỉnh Bình Dương đã mãn hạn tù 9 tháng. Bà đã về đến nhà
lúc 12 giờ trưa ngày 17 tháng 9 năm 2013. Đợt ân xá tù nhân dịp 2 tháng 9 thì
bà Trần Thị Hài cũng không được đặc xá dù chỉ còn 15 ngày tù. Như vậy, nhà cầm
quyền đã không giảm cho bà Hài một ngày nào cho dù nó ngay dịp mừng quốc khánh
2 tháng 9. Bà bị bắt giam ngày 17 tháng 12 năm 2012.
Ngay
trước khi mãn hạn tù cũng là cuộc đấu tranh giữa bà Hài và trại giam việc thu
400 ngàn đồng tiền án phí hình sự. Bà Hài cho mình là dân oan, vô tội. Tiền 400
ngàn đồng đó là tiền công của nguyên cả bộ máy cầm quyền thi hành, bắt giam,
điều tra, phạt tù chứ bà không có tội gì. Nếu ghi rõ là tiền công của việc bắt
giam giữ thì bà đóng còn ghi án phí thì bà không chấp nhận. Dù 400 ngàn đồng
chẳng là gì nhưng phải ghi cho đúng bản chất sự việc là vậy.
Ngày
mãn hạn tù phía trại giam An Phước 2 có cấp cho bà Hài 50 ngàn đồng tiền xe làm
lộ phí nhưng bà Hài từ chối số tiền tù này vì đã có người nhà cho xe đến đón
ngay cổng trại giam An Phước 2.
Kể
về những ngày tù thì bà Trần Thị Hài cho là mình bị giam giữ chung với tù hình
sự. Phòng giam nhỏ bé nhưng chứa đến 63 người. Bà Hài bị phân công vào đội quét
rác gồm 31 người. Hằng ngày lo quét dọn sạch sẽ toàn bộ khu trại giam. Về thông
tin bên ngoài thì ở trong đó chẳng có báo chí gì ngoài một tập san phụ nữ viết
về đời sống phụ nữ. Truyền hình thì không được coi trực tiếp VTV phát sóng mà
trại giam thu lại và chỉ phát chương trình khoảng 15 phút theo ý muốn của họ.
Bà Hài kể lại rằng có một lần bà quét sân ngay trước phòng ông Phó giám đốc
trại giam bà nhặt được tờ báo công an thành phố mà cán bộ trại giam cũng thu luôn
không cho bà đem về phòng để đọc.
Bà
Trần Thị Hài bị giam ở phân trại số 2 của trại giam An Phước 2. Ở đây thì bà
không gặp tù chính trị nào. Việc tiếp xúc giữa các tù nhân rất hạn chế. Khu 1
dành cho nam và khu 2 dành cho nữ thì khi xếp hàng phải cách nhau 7 mét và
tuyệt đối không nói chuyện hay nhìn ngó nhau. Ai vi phạm sẽ bị kỷ luật. Mỗi lần
thăm nuôi chỉ được 45 phút và thăm nuôi tập trung. Riêng trường hợp của bà Hài
thì mỗi lần thăm nuôi bị cách ly và luôn có 4 hay 5 cán bô theo dõi toàn bộ
thời gian thăm nuôi ngắn ngủi này.
Trước
khi bà Trần Thị Hài được thả vì mãn hạn tù thì an ninh có kêu bà Hài lên làm
việc khuyên nhủ, răn đe bà nên dừng việc đấu tranh. Bà Hài tuyên bố là đất đai,
tài sản có thể bị mất nhưng đấu tranh giành công lý thì không bao giờ bà bỏ
cuộc. Phía an ninh đã dùng các người thân quen của gia đình để chèn ép gia đình
không được loan tin bà Hài mãn hạn tù oan 9 tháng và cấm gia đình bà Hài tiếp
xúc với các cơ quan truyền thông báo chí nước ngoài. Phía an ninh tỉnh Bình
Dương có đem 1 video clip lên chiếu cho các cán bộ trại giam và tuyền truyền bà
Hài là phản động, muốn nói xấu chế độ. An ninh còn chỉ đạo cán bộ trại giam
luôn phân biệt đối xử với bà Hài từ chuyện lặt vặt đến các tiêu chẩn thăm nuôi
đều bị hạn chế.
An
ninh nhà cầm quyền rất hèn hạ là hay dùng câu nói của bà "9 tháng tù
như một giấc ngủ trưa" để châm biếm, mỉa mai, làm nhục gia đình của
bà Hài nhưng bà rất cương quyết. Bà Hài quả quyết rằng trong lao tù bị hành hạ
và bị làm nhục đủ mọi cách nhưng bà vẫn tin tưởng thế giới chính nghĩa bên
ngoài vẫn còn nhớ đến bà và gia đình. Nhờ niềm tin mà bà đã cứng rắn hơn và
trưởng thành hơn trong đấu tranh.
Bà
Hài mới về chưa tiếp xúc với cơ quan báo chí nào nhưng bạn bè và người thân đến
thăm viếng và chúc mừng rất đông. Chị Bùi Hằng ở Vũng Tàu có nhã ý mời vợ chồng
bà Hài ra thành phố biển này an dưỡng vì bà Hài không có hình phạt quản chế
nghĩa là quyền công dân của bà Hài khôi phục kể từ 0 giờ ngày 17.9.2013 vừa qua.
Bà
Trần Thị Hài cho biết sẽ nghỉ ngơi và ổn định gia đình và ngày và tuyên bố sẽ
đi tiếp con đường chính nghĩa của mình. Bà cho rằng mình lớn tuổi nhưng dấn
thân để khích lệ giới trẻ và bà tin rằng thế hệ trẻ ở Việt Nam sẽ có nhiều hình
thức đấu tranh mới và độc đáo hơn thế hệ của bà. Bà cũng nhắc đến một số dân
oan khắp 63 tỉnh thành mà bà từng gặp trên con đường đi tìm công lý.
Bà
Trần Thị Hài trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội ngày 9 tháng 12
năm 2007
Chúc
tôi chúc mừng bà Trần Thị Hài ra khỏi nhà tù nhỏ. Mong rằng đất nước sớm có tự
do dân chủ để không còn những cảnh đời như dân oan Trần Thị Hài.
Câu
chuyện bà Trần Thị Hài
Ngày
9 tháng 12 năm 2007, cuộc biểu tình chống Trung Quốc diễn ra rất lớn tại Sài
Gòn và Hà Nội.
Hàng
ngàn người đã xuống đường giăng biểu ngữ và hô vang khẩu hiệu lên án hành động
ngang ngược xâm chiếm Hoàng Sa và Trường Sa của Trung Cộng. Nhiều tấm hình đã
được đăng tải trên liên mạng. Trong số đó, có một tấm hình của một người phụ nữ
cao lớn, miệng hô khẩu hiệu, cánh tay đưa về phía trước, khuôn mặt hiện rõ cảm
xúc trong khí thế xuống đường thể hiện lòng yêu nước. Tấm hình đã lưu truyền
trên mạng trong nhiều năm liên tục. Người phụ nữ trong bức hình độc đáo đó,
chính là bà Trần Thị Hài, một dân oan đã đội đơn đi gõ cửa khắp nơi trong 12
năm ròng rã để đòi lại mảnh đất của gia đình đã bị chính quyền thu hồi vô lý và
bất công.
Bà
Trần Thị Hài là ai
Vì
sao bà lại cùng người dân Hà Nội xuống đường biểu tình chống Trung Quốc xâm
chiếm Hoàng Sa và Trường Sa? Vì sao bà đi theo dân oan để đòi đất? Và vì sao
cuối cuộc đời của một người vào Đảng cộng sản từ khi 17 tuổi đã phải trả lại
thẻ Đảng và bị công an đến nhà còng tay giam vào ngục tối? Bao nhiêu câu hỏi đó
chính là chìa khoá để mở rộng cánh cửa công luận tìm ra ánh sáng của những oan
kiên mà bà đã tranh đấu suốt 12 năm trong vô vọng. Ông Đỗ Thành Huấn, chồng bà
Hài cho biết bà Hài sinh ra trong một gia đình nông dân đông anh em. Gia đình
nghèo, mẹ mất sớm phải sống với người mẹ kế. Cuộc sống của bà cũng rất vất vả
từ khi còn thiếu thời. Sinh ra lớn lên ở Miền Bắc nên phải theo cộng sản tham
gia những sinh hoạt Thanh Thiếu Niên. Ông Đỗ Thành Huấn cho biết như sau:
"Hồi
chị Hài còn trẻ ở ngoài Bắc, Hà Nội, là kiện tướng trung đội bèo hoa dâu,
Trung Đội Phó Trung Đội bóng phòng không,tức là thả hai cái bóng bự hai đầu cầu
vào ban đêm để phòng không, rồi Bí Thư Liên Chi Đoàn
của Huyện Đông Anh. Năm sáu mươi mấy kết nạp đảng khi chưa đủ tuổi, mới có
17 tuổi. Sau nầy làm Y Tá công ty Bách Hoá Hà Nội. Năm 75 anh đi vào trong nầy
bà làm ở công ty Cấp Ba Thị Xã, Phó Phòng Hành Chánh Sở Thương Nghiệp Thị Xã
Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.”
Nhiều
năm trôi qua, người Việt trong và ngoài nước đều nhớ bài hát “Quê Hương” của cố
nhạc sĩ Giáp Văn Thạch và bài hát “Xin Đừng Trách Đa Đa” của nhạc sĩ Võ Đông
Điền. Nhưng không ai biết ông Đỗ Thành Huấn là một nhạc sĩ trong nhóm nầy. Ông
sinh ra lớn lên ở Cần Thơ, mồ côi cả cha lẫn mẹ. Ông đi theo cộng sản từ năm
1949, đến năm 1954 ông tập kết ra Bắc. Lúc đó, ông chỉ là cậu bé 16 tuổi. Ông
vào Đảng cộng sản khi ông chưa đến 18 tuổi. Ông tốt nghiệp kỹ sư Khoa Cơ Khí ở
Học Viện Nông Nghiệp Ucoren (*) tại Nga năm 1965. Và ông đã cưới bà Trần thị
Hài vào giai đoạn chiến tranh rất ác liệt. Họ có 4 người con 3 gái, 1 trai. Sau
năm 1975, bà theo chồng vào Nam.
Ông Huấn về Bình Dương làm Giám Đốc Công Ty Cơ Khí Nông Nghiệp Huyện Bến Cát.
Một nơi khỉ ho, cò gáy, vất vả quanh năm.
Bạn
bè của ông đa số là văn nghệ sĩ, nghèo xác xơ, túi rỗng không tiền. Họ yêu mến
tính tình hiền hoà, tốt bụng, trọng tình nghĩa của ông. Mỗi lần ông mời bạn đến
nhà chơi, bà Hài chào hỏi, săn đón, nấu nướng đãi khách lịch sự và ân cần. Sau
đó, bà rút lui vào trong bếp để cho mọi người được tự nhiên. Bà vốn là một phụ
nữ ít nói, trầm tĩnh và không giao du bên ngoài. Bà Lê Như Mai, một văn nghệ sĩ
đã quen biết vợ chồng bà Hài lâu năm nhận xét về bà như sau:
“Người
ta nhận xét về chị rất là tốt. Người ta thân tình hơn nên người ta nhận xét tốt
về chị. Còn riêng Mai thì Mai nhận thấy như vầy nè. Có nghĩa là chị rất là hiếu
khách. Bạn bè anh Huấn đến chơi thì chị tiếp đãi rất là nồng hậu. Đó thì mình
nhận xét tốt về chị thôi.”
Nhưng
vì sao, một người đàn bà chỉ biết làm ăn, lo cho chồng con bỗng bị công an bắt
bỏ tù hai lần? Cô Đỗ Khánh Ly, con gái của bà Hài buồn bả nói:
“Con
sốc lắm! Con hổng ngờ mẹ con thay đổi như vậy. Từ một người rất dễ
thương, hiền. Mẹ con hiền lắm! Mẹ con tốt bụng mà hiền lắm. Mẹ không muốn mích
lòng ai. Mẹ là người đàn bà rất hiếu khách, hiền lành. Sự thất vọng nó làm thay
đổi một con người kinh khủng như vậy. Mẹ con không phải người như vậy.”
Khánh
Ly cho biết những bất công chồng chất, những phi lý của toà án Nhân Dân tỉnh
Bình Dương xét xử những người chiếm đất của gia đình đã làm cho cô có cái nhìn
khác đối với xã hội mà cô đã sinh ra và lớn lên. Cô nói tiếp:
“Con
có muốn mua một tài sản gì nhỏ xíu con cũng phải có rất nhiều giấy tờ. Con phải
có nhiếu giấy tờ ký cóp công chứng lung tung hết. Đàng nầy không có một giấy tờ
lộn lưng ra toà người ta cứ khẳng định là của người không có giấy tờ. Trong khi
ba con có giấy tờ thì lại thua kiện. Con mới thấy cuộc đời không phải như mình
nghĩ.”
Vì
đâu nên nỗi
Một
vụ biểu tình đòi đất của người dân Hà Nội hôm 27/4/2011
Vì
bị cướp trắng đất đai, bị ức hiếp, bị chà đạp một cách bất công. Bà Hài đội đơn
đi kiện liên tục, công ăn việc làm bỏ dỡ, nợ nần ngập đầu. Vợ chồng phải sống
nhờ vào trợ cấp của các con. Anh Đỗ Ngọc Hợp đã kể lại tình cảnh cha mẹ:
"Ba
má con mua miếng đất đó nợ tùm lum hết. Má con phải vay ngân hàng vớt lãi xuất
cao để đầu tư mua. Ba má con phải vô rừng rú, rừng sâu nước độc vào Bù Da Mập,
biên giới Lộc Ninh để làm đường nuôi tụi con, để đầu tư vô miếng đất đó. Ba con
hồi làm cơ quan liêm khiết, không có tiền đâu, nghèo lắm. Má con phải chạy đầu
nầy đầu kia để vay mượn đầu tư vô miếng đất. Bây giờ về già cũng không có miếng
đất nào để dưỡng già hết, bị người ta chiếm hết rồi. Cống hiến cả đời bây giờ
đầu hai thứ tóc bị ở tù. Ba con đau tim phải ở nhà đau khổ chờ vợ. Biết vợ mình
đúng mà không làm gì được. Con nghĩ lại con thấy cuộc đời ba má con khổ thật.
Con thấy sợ.”
Cả
một đời làm việc vất vả, rồi đem tiền đầu tư vào mua đất để dành sau khi già
còn có tiền sinh sống vì lương hưu không đủ trả nợ và không đủ sống. Nhưng nay,
mảnh đất mà vợ chồng bà chắt chiu với bao hy vọng bị chiếm đoạt. Bà Hài đội đơn
đi kiện khắp nơi suốt 12 năm. Chẳng những Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Bình Dương không
xét xử mà còn ra quyết định thu hồi miếng đất mà vợ chồng bà đã mua và được
phép sử dụng trong vòng 50 năm. Bà Hài làm đơn kêu cứu thì kết quả là bị công
an bắt nhốt vào tù 5 tháng 24 ngày, vào tháng 8 năm 2006. Lần nầy, sau khi bà
tham gia biểu tình vào ngày 9 tháng 12 năm 2012 tại Hà Nội, khi bà trở về, công
an vào nhà còng tay đem nhốt vào nhà tù Bến Lớn. Toà án Nhân Dân Tỉnh Bình
Dương đã mở phiên toà Phúc Thẩm, ngày 27 tháng 12, kêu án bà 9 tháng tù giam.
Ông Đỗ thành Huấn cho biết thêm nguyên nhân của cuộc trả thù nầy:
“Năm
2006 chị Hài đi tù. Tỉnh ra quyết định bãi bỏ quyết định sử dụng đất và
thu hồi hết đất. Cái quyết định giao quyền sử dụng đất 16 năm rồi bây giờ nói
cái quyết định đó sai, thu hồi lại, bãi bỏ. Từ đó bà Hài đi kiện riết,
kiện riết. Vừa rồi, cách đây 1 tháng bà Hài viết chữ trên áo là “yêu cầu
Chủ Tịch Lê Thanh Cung đối thoại” thì nó bắt bả rồi kêu án chị 9 tháng tù. Nó
vô nhà còng tay. Lần nầy nó vô nhà nó xét nhà, khám nhà. Lần trước nó cũng khám
tung nhà lên hết, lần nầy nó cũng khám tung nhà lên hết. Rồi nó còng tay chị
Hài chở đi nhốt ở Bến Lớn. Ngày 1 anh có đến thăm một lần, thấy chị gầy
hơi xanh nhưng tinh thần rất kiên cường. Bả nói bả ra tù rồi bả sẽ đi nữa. Bả
nói coi “9 tháng tù như một giấc ngủ trưa.”
Trên
bước đường gian truân đi tìm công lý, bà Hài đã quen biết rất nhiều dân oan. Đa
số họ là phụ nữ. Nhiều người mất hết đất đai nhà cửa khiến gia đình đói rách,
lang thang phải sống vất vưởng nơi đầu đường, xó chợ. Họ là những người đàn bà
yếu đuối nhưng ý chí rất mạnh mẽ. Vì cùng chung cảnh ngộ nên thông cảm nhau.
Những phụ nữ dân oan quen biết bà Trần Thị Hài đã thân mật gọi bà là Chị Cả. Cô
Trần Ngọc Anh, một phụ nữ đã đi đòi đất bị chính quyền cướp đoạt hơn 11 năm. Cô
đã kể lại cuộc biểu tình chống Trung Cộng ngày 9 tháng 12 năm 2012 vừa qua đã
có cớ để công an đến nhà còng tay bà Hài đem giam vào tù:
“Chị
Hài là chị kết nghĩa của con. Chế độ gì mà bất công quá đi! Nó không biết làm
gì chị Cả của con thì nó gài vào cái tội “gây rối an ninh trật tự công cộng”.
Những lần Chị Cả đấu tranh rất là mạnh mẽ. Chị Cả không bao giờ lùi bước, không
nhân nhượng bọn quan tham nầy. Quyết đấu tranh tới cùng nên nó thù vặt nó mới
bắt chị. Ra Hà Nội đợt vừa rồi, con với chị giăng biểu ngữ lên nói sự thật là
“Một Đảng cầm quyền, người dân không có quyền kiểm soát quyền lực của Đảng thì
dân làm sao có quyền tự do và hạnh phúc. Yêu cầu cái đảng cầm quyền hãy trả lại
quyền tự do, quyền sống đúng nghĩa cho người dân Việt Nam. Nó giựt
cái biểu ngữ đó. Ba mươi phút sau, con với chị làm lại cái biểu ngữ khác, nó
giựt ba lần như vậy. Sau đó, chị em con đi biểu tình chống Trung Quốc thì trên
con đường về con biết có công an, an ninh vẫn đi theo. Khi về Bình Dương ngày
Chủ Nhật, sang Thứ Hai nó ập vô nhà bắt Chị Cả và Mai Anh.”
Cô
Anh cũng bị công an bắt giam và đánh đập dã man trong tù. Cô cho biết cái giá
phải trả cho cuộc tranh đấu không cân sức giữa những người dân oan và lực lượng
công an có dùi cui, súng đạn:
“Trời
ơi! Đấu tranh mà bị đánh. Đánh Chị Cả con mà là phụ nữ đó nghen, đánh tét lưng
luôn máu chảy xuống. Còn con nằm vật vờ nó kéo vô bệnh viện nằm vật vờ bất tỉnh
đến ba ngày trời mới tỉnh dậy. Con hỏi dì thấy có một chế độ nào mà đánh phụ nữ
như thế không? Từ đó, con với Chị Cả quyết tâm chấp nhận hy sinh để nói lên một
tiếng nói cho mọi người trên thế giới Việt kiều, thanh niên, sinh viên trong
nước ngoài nước đấu tranh đòi lại nhân quyền thật sự, đúng nghĩa cho người dân
Việt Nam.”
Nhiều
bất công, uất ức
Bà
Trần Thị Hài trong khí thế xuống đường thể hiện lòng yêu nước.
Kể
từ khi vác đơn đi kiện, gia đình bà Hài đã trải qua biết bao tai biến. Ông Huấn
bị xe tông gãy tay, xém chết vào năm 2006. Cũng năm đó, bà ngồi tù khi ông đang
mổ tim. Đứa con gái út có chồng đang sống tại Đức, cô đang học Kiến Trúc Sư,
thấy mẹ quá khổ cực nên muốn bảo lãnh mẹ sang Đức chăm lo cho các cháu và tránh
xa những đau khổ, bất trắc có thể xảy ra. Nhưng hai lần ra sân bay, hai lần bị
công an Tỉnh Bình Dương ra lệnh không cho xuất cảnh. Ông Đỗ Thành Huấn nói:
“Nó
mua cái nhà ở bên Đức rồi nó sửa. Nó muốn chị Hài sang bên đó trông con giùm nó
để nó học Kiến Trúc mà. Xin passport đàng hoàng. Nó mua vé máy bay rồi, lên sân
bay rồi. Đồ khám hết qua tới phòng cách ly rồi. Hỏng biết tại sao ách chị Hài
trở lại. Hai đứa cháu ngoại nó khóc quá trời. Không có bà ngoại đi nó khóc.
Trước khi đi, công an có mời anh chị, rồi mời cháu Anh, mời cháu Hợp đến cam
kết là ra nước ngoài không có phỏng vấn, không có trả lời phỏng vấn không có
nói gì ảnh hưởng đến người Việt Nam. Làm xong rồi đi, tới khi xuống dưới rồi
ách lại không cho đi. Sau làm đơn nữa, rồi chị Hài lại đi mua vé, xuống đó nó
lại đuổi một lần nữa. Lúc đó cháu Anh đã đi về Đức rồi. Chớ đừng có nói đi,
không đi được đâu. Đừng có mơ ước.”
Ông
nói sự bất công, đàn áp không làm cho vợ chồng ông chùn bước. Họ sẵn sàng hy
sinh mạng sống để đi tìm công lý.
Một
mình trong căn nhà vắng lặng, ông đau khổ, lo lắng cho vợ hiền. Ông đọc cho tôi
nghe bài thơ thương nhớ vợ:
Em
là thiên thần
Em
trong tù chỗ biệt giam
Nhắn
ra ngoài chỉ hỏi thăm
Anh
có khoẻ?
Em
một mình giữa trùng dương sóng cả
Lo
về anh nơi bờ bến bình yên
Em
là Mẹ
Là
Chị
Là
Em
Là
gộp lại bao nỗi niềm trắc ẩn
Mẹ
sinh anh dưỡng nuôi vài năm tháng
Em
một đời lận đận những lo toan
Nào
lẽ phải công bằng
Nào
anh
Nào
con
Em
là thiên thần giữa trần gian tù ngục
http://baomai.blogspot.nl/2013/09/batran-thi-hai-cho-biet-se-nghi-ngoi-va.html
No comments:
Post a Comment