Thứ Tư, 12/12/2012 11:14
Thời gian gần đây, tại các tỉnh miền Đông Nam bộ rộ lên chuyện một số thương lái từ nơi khác đến mua lá điều khô. Tuy nhiên, họ là ai và mua để làm gì thì ngay những người bán cũng không nên để kẻ xấu lợi dụng nhằm phá hoại các vườn điều...
Lá điều khô được thu mua để bán cho thương lái - Ảnh: NGÔ THIÊN PHÚC
Mua để... đốt bỏ
Thời gian gần đây, tại xã Thống Nhất (Bù Đăng, Bình Phước) xuất hiện một số thương lái đến mua lá điều khô của nông dân, chuyện chưa từng xảy ra ở địa phương này. Bà Thị Ai (xã Thống Nhất) nói: “Tôi bán được hai đợt với giá 700 đồng/kg. Tôi hỏi các thương lái mua làm gì thì họ nói cứ bán đi chứ hỏi lý do làm chi, nên không hỏi nữa”.
Trước hiện tượng lạ này, lãnh đạo Công an xã Thống Nhất cử lực lượng xuống gặp thương lái, nhưng thương lái chỉ giải thích bâng quơ rồi hôm sau là bặt vô âm tín, không thể liên lạc được.
Tối 10-12, lãnh đạo Công an xã Thống Nhất cho biết sau khi thấy bị
động, các thương lái đã gom hết lá điều khô mua trước đó đem ra đồng
vắng đốt bỏ, rồi lặng lẽ rời khỏi địa phương.
Một công an viên xã Thống Nhất nói: “Có nhiều người ở địa phương chủ
yếu là trẻ em đi nhặt, quét lá điều khô đem bán với giá 600-700 đồng/kg.
Trong những ngày qua,
Ông Trần Văn Lộc, phó giám đốc Sở NN&PTNT Bình
Phước, khuyến cáo bà con không nên hái lá cây non, lá tươi đem bán vì sẽ
ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng vườn điều. Ông Lộc cũng lo ngại từ
chỗ bán lá điều khô dễ kiếm tiền như vậy sẽ dẫn đến tình trạng người dân
không có vườn điều sẽ đi ăn trộm lá điều của người khác đem bán gây mất
an ninh trật tự tại địa phương.
|
Đặt hàng xong rồi... bặt vô âm tín
Trước đó tại Định Quán (Đồng Nai) - địa phương đầu tiên xuất hiện các thương lái đến mua lá điều khô, một số “đầu nậu” đã thu gom lá điều khô theo đơn đặt hàng của thương lái. Tuy nhiên hiện nay những đầu nậu này đang dở khóc dở mếu vì thương lái đã “bặt vô âm tín”. Người dân gom lá điều không biết bán cho ai vì thương lái không tiếp tục đến nhận hàng nên “đầu nậu” không còn tiền để mua của người dân.
Bà H. - một chủ mua lá điều khô ở xã Gia Canh, huyện Định Quán - cho biết đã ngừng thu mua lá điều khô 10 ngày nay do... hết tiền. Trong hơn một tháng qua, điểm thu mua của bà H. mua được hàng chục tấn lá điều khô. Hiện số lá điều khô trên đang được gia đình bà ủ thành phân chờ người đặt hàng đến lấy. Tuy nhiên, việc người đặt hàng này có đến lấy như “cam kết miệng” hay không hiện bà H. vẫn chưa rõ.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Trần Nam Biên, phó chủ tịch UBND huyện Định Quán (Đồng Nai), xác nhận hầu hết các điểm thu mua lá điều khô trên địa bàn huyện Định Quán đã ngừng mua từ người dân nhiều ngày nay.
Theo ông Biên, các điểm thu mua trên vẫn chưa bán được lượng lá điều khô đã thu gom trước đó. Số lá điều này hiện họ vẫn đang... ủ phân tại nhà. Còn thương lái từ đâu, bao giờ đến mua tiếp thì họ không biết được.
Không vì lợi trước mắt
Bà Nguyễn Thị Dòn, trưởng trạm khuyến nông huyện Định Quán (Đồng Nai), cho rằng việc thu gom lá điều khô sẽ ảnh hưởng đến độ ẩm và sự xói mòn của đất, bởi lá rụng xuống đất tạo thành một lớp bảo vệ sự bốc hơi nước từ đất, giữ ẩm nuôi dưỡng cây điều, giúp cây mạnh mẽ hơn để ra lớp lá mới cũng như đơm hoa kết trái. Lớp lá điều sẽ giúp rễ tơ của cây dễ hấp thụ dinh dưỡng.
Ngoài ra, trong lá điều có chất vi lượng do rễ đưa từ đất lên nuôi lá, khi lá rụng xuống thì tự nó trả lại vi chất cho đất, nếu lá rụng xuống mà bị thu gom thì càng ngày đất sẽ thất thoát lượng vi chất nhất định từ lá. Điều đặc biệt, cây điều hay bị bọ xít muỗi trong thời kỳ ra hoa kết trái gây hại, người dân địa phương thường dùng lá điều khô đốt xông khói để xua đuổi bọ xít muỗi. Tóm lại, trong thời gian tức thời thì chúng ta không thể nhìn thấy, nhưng nếu sự việc tái diễn trong thời gian tới thì đất càng ngày càng xấu.
Theo Nhóm PV Đồng Nai (Tuổi Trẻ)
No comments:
Post a Comment