Thứ tư,
12/12/2012,
10:00 AM
GMT+7
Bất ngờ ra đi để lại những nhà xưởng với dây chuyền đã hoen rỉ,
nhiều DN FDI trước khi bỗng dưng mất tích còn để lại các khoản nợ về
thuế, bảo hiểm xã hội, tiền lương…
Những gì còn lại của một doanh nghiệp FDI sau khi bỏ trốn (Ảnh: Tiền phong)
Không chỉ nhức nhối vấn nạn chuyển giá,
lỗ giả, lãi thật, từ năm 2011 đến nay hàng trăm doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài, còn gọi là doanh nghiệp FDI đã tranh thủ sự thông thoáng
của chính sách xuất nhập khẩu ở Việt Nam, nợ thuế hàng trăm tỷ đồng rồi
bỏ trốn về nước.
Thống kê mới đây của Tổng cục Hải quan
cho thấy con số doanh nghiệp mất tích trong cả nước đã lên tới con số
hơn 1000. Tình trạng này đang gióng lên hồi chuông báo động cho công tác
quản lý, giám sát khối doanh nghiệp này tại Việt Nam.
90% bỗng dưng mất tích!
Chỉ tính riêng tại TP.HCM, thời gian
gần đây, hàng trăm doanh nghiệp FDI đã bỏ trốn hoặc mất tích khỏi địa
chỉ đăng ký hoạt động do chi cục Hải quan Quản lý hàng đầu tư (cục Hải
quan TP.HCM).
Điều đáng nói là những gì còn lại sau
cuộc bỏ trốn của các doanh nghiệp FDI này không chỉ là nhà xưởng với dây
chuyền sản xuất đã hoen rỉ, hết thời gian khấu hao mà còn là các khoản
nợ về thuế, bảo hiểm xã hội, tiền lương công nhân gần chục tỷ đồng.
Chị Nguyễn Thị Loan, công nhân công ty
Magnicon Viet Nam (địa chỉ tại quận 12, TP.HCM), cũng là một nạn nhân
của tình trạng doanh nghiệp bỏ trốn này. Chị cho biết, chị cùng các anh
chị em đồng nghiệp đã đi kiện khắp nơi để đòi quyền lợi nhưng không có
kết quả, bất chấp việc trước đó, anh chị em đã “phải làm rất nhiều, tăng
ca ngày đêm”.
Tương tư như công ty của chị Loan,
những cái tên như công ty Lotus, Miso, Magnicon, Heakwang Vina, Jinsang
vina…giờ trở thành vườn không nhà trống.
Chỉ tính riêng trong lĩnh vực gia công
dệt may trên địa bàn TP.HCM, hiện có gần 100 doanh nghiệp FDI bỏ trốn
khỏi địa chỉ đăng ký kinh doanh. Ở những ngành nghề khác như dịch vụ,
quản lý doanh nghiệp, xây dựng, bất động sản, thương mại, phần mềm, nhà
hàng, ăn uống…
Thống kê từ sở Kế hoạch Đầu tư TP.HCM cho biết con số mất tích đang chiếm khoảng 90%.
Đã đến lúc siết chặt
Từ đầu năm đến nay, TP.HCM tiếp tục
cấp phép đầu tư mới cho hơn 300 doanh nghiệp FDI, Đồng Nai 45 doanh
nghiệp và Bình Dương 20 doanh nghiệp. Song những hạn chế về quản lý giám
sát như hiện nay đang đặt ra không ít lo ngại cho thất thu thuế, lao
động thất nghiệp gia tăng, gây ảnh hưởng đến vấn đề an sinh xã hội trong
nước.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Lực, cục
trưởng cục Thi hành án TP.HCM cho rằng, “việc xử lý loại doanh nghiệp
này rất khó. Hiện vẫn còn tồn hàng nghìn vụ, gây thiệt hại ngân sách và
ảnh hương doanh nghiệp làm ăn chân chính…Ông Lực cho biết, “sắp tới
chúng tôi sẽ công khai tên tuổi các doanh nghiệp này để có sự cảnh báo”.
Để hạn chế tình trạng này, có nhiều ý
kiến cho rằng đã đến lúc ngành chức năng cần xem xét bổ sung quy định
bắt buộc các doanh nghiệp FDI khi đầu tư vào Việt Nam phải đăng ký ký
quỹ nhằm giảm rủi ro khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ hay mất tích như
hiện nay.
Mặt khác, với thực trạng doanh nghiệp
FDI mất tích hàng loạt như hiện nay, việc hoàn thiện hành lang pháp lý
và chuyên nghiệp hơn trong giải quyết thủ tục hành chính là yêu cầu cấp
thiết, bởi việc này không chỉ liên quan đến chuyện truy thu thuế của cơ
quan chức năng, mà quan trọng hơn, còn là để làm sạch môi trường kinh
doanh và đầu tư của Việt Nam.
Tác giả : Duy Ly
No comments:
Post a Comment